Đồng bằng Sông Hồng

- Phạm vi lãnh thổ: Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh. Diện tích 14.962,5 km2 (4,5% diện tích cả nước), dân số (2008) 18,54 triệu người (21,7% dân số cả nước). Có thủ đô Hà Nội là TT KT, CT, VH, KH-KT. quan trọng của vùng và cả nước. Giáp với TDMN'PB' và BTBộ có tiềm năng lớn về khoáng sản, tài nguyên N - L - N. Phía Đông giáp biển là cửa ngõ thông ra biển có tiềm năng về thủy sản, dầu khí. Phần lớn lãnh thổ nằm trong địa bàn KTTĐPB'.

 - Địa hình tương đối bằng phẳng, hướng thấp dần từ TB-ĐN; trong vùng có nhiều ô trũng (Hà - Nam - Ninh). Đất đai chủ yếu là đất phù sa màu mỡ.

 - Đất đã sử dụng 83,26% diện tích. Cơ cấu đất 70% có độ phì cao và trung bình, 10% đất bạc màu, 13% đất nhiễm mặn - chua phèn, 7% là các đụn cát. Diện tích đất trồng cây lương thực 1,19 triệu ha (14,0% cả nước), đứng thứ 2 sau ĐB sông Cửu Long 3,89 triệu ha. Đất phù sa rất thích hợp với việc thâm canh cây lúa nước, cây màu, cây công nghiệp hàng năm (đay, cói, đậu tương, mía.). Đất và thành phần cấu tạo đất của vùng có quan hệ chặt chẽ với quá trình xói lở ở vùng núi - với quá trình bồi tụ ở đồng bằng; do quá trình xâm thực ở trên lưu vực khá mạnh nên sông Hồng có lượng cát bùn lớn nhất trong các sông ở nước ta, hàng năm lượng cát bùn tải qua Sơn Tây là 117 triệu tấn, một phần lắng đọng trong sông, trong đồng bằng, một phần tạo nên các cồn cát ở ven biển, cửa sông, còn lại đổ ra biển với 9 cửa sông lớn nhỏ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2160 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồng bằng Sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ Lý, TX Thái Bình, cùng hàng loạt các thị trấn dọc theo QL 10 và QL 1A. 2.4.2. Hệ thống trục tuyến giao thông ▪ Hệ thống đường sắt đều qui tụ ở Hà Nội, chiếm khoảng 1/3 tổng chiều dài cả nước. Quan trọng nhất là đường sắt Xuyên Việt. Đoạn Hà Nội - Đồng Đăng; Đoạn Hà Nội - Đồng Giao dài 134 km, có 17 ga, đi qua vựa lúa lớn của vùng, qua các TP, TX quan trọng (Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình) lưu lượng hàng hóa và hành khách qua lại rất lớn. Tuyến Hà Nội - Hải Phòng (102 km), chạy song song với QL5 là cửa ngõ X - NK lớn nhất của miền Bắc, tuyến này hợp với Hà Nội - Lào Cai tạo thành tuyến Hải Phòng - Côn Minh xuyên dọc thung lũng S.Hồng, đi qua các vùng giàu tài nguyên khoáng sản, cây công nghiệp, các TTCN lớn. Đây sẽ là tuyến huyết mạch trong hệ thống đường sắt của vùng. ▪ Mạng lưới đường ô tô cũng đều qui tụ về trung tâm Hà Nội và tỏa đi các hướng với các trục chạy song song với hệ thống đường sắt, hoặc men theo đường bờ biển. Cả mạng lưới và phương tiện VT đều chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước; Khoảng cách mỗi đầu mút cách trung tâm không quá 400km. Các tuyến quan trọng: QL1A từ Bắc Ninh - Hà Nội - Ninh Bình; QL5 (Hà Nội - Hải Phòng); QL6 (Hà Nội - Hà Đông - Tây Bắc); QL10 chạy song song với cạnh đáy của châu thổ (Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định); Đường 17 (Hải Dương - Ninh Giang); Đường 39 (Thái Bình - Hưng Yên; Đường 39B (Chợ Gạo, TX Hưng Yên - Hải Dương),.v.v. ▪ Mạng lưới đường sông gần như đều đi qua các TP lớn từ duyên hải lên TD - MN’ như: Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên, Bắc Giang..., mớm nước sâu (ví dụ, cửa Nam Triệu có chỗ sâu trên 9 m, đến Việt Trì còn 2,5 m), hàng hóa theo đường sông có thể đến nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. ▪ Các luồng chở khách: Hà Nội - Thái Bình (118km), bến chính Hưng Yên (cách Hà Nội 75km), Nam Định (108km). Hải Dương - Chũ (93 km), bến chính Phả Lại (28 km), Lục Nam (61 km) và Chũ. Sơn Tây - Chợ Bờ (113 km), bến chính Việt Trì, Hòa Bình, Chợ Bờ. Hải Phòng - Bắc Giang (107 km), các bến Đông Triều, Chí Linh, Phả Lại, Bắc Giang. Hải Phòng - Cẩm Phả (90 km) - Móng Cái (196 km), 3/5 chiều dài đi ven biển, các bến Quảng Yên, Cát Hải, Hòn Gai, Cẩm Phả Mũi ngọc, Móng Cái. Hải Phòng - Nam Định (153 km) từ S.Cấm sang S.Luộc về S.Hồng đến Bến Lữ (Tiên Lữ - Hưng Yên) tách 2 luồng: luồng Hưng Yên-Dốc Lã (140 km), luồng Hưng Yên-Nam Định (153 km). ▪ Các luồng chở hàng hóa: Hải Phòng - Việt Trì (300 km): than, phân bón, VLXD, LT-TP. Hải Phòng - Bắc Giang - Thái Nguyên (217km): xi măng, sắt thép, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng. Hải Phòng - Hòn Gai - Cẩm Phả - Móng Cái (196 km): than, xi măng, LT-TP. Văn Lý - Ninh Cơ - Nam Định: muối, lương thực... Hà Nội - Việt Trì - Hòa Bình (N - L, công nghệ, vật liệu, LT-TP...) ▪ Các cảng biển: Trong vùng có những cảng quan trọng: Hải Phòng, Cửa Lục, Cửa Ông, Hòn Gai. Quan trọng nhất là cảng Hải Phòng, cảng nằm ở bên bờ S.Cấm, thông với S.Bạch Đằng để đi ra cửa Nam Triệu, mớm nước trên 7 m, tàu 1,0 vạn tấn ra vào thuận lợi, là đầu mối nối với Hà Nội bằng nhiều tuyến đường sắt, bộ, sông, hàng không, ống. Cảng có thể tiếp nhận > 2,0 triệu tấn hàng/năm. Từ cảng này xuất ra ngoài (quặng kim loại, nông sản, lâm sản, hàng công nghệ...), nhập vào (nhiên liệu lỏng, thiết bị máy móc, HTD, LT-TP, phương tiện vận tải) ▪ Đường hàng không: trong vùng có 2 sân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi với nhiều tuyến đường bay trong và ngoài nước (sân bay Nội Bài được trang bị kĩ thuật rất hiện đại). 2.5. Định hướng phát triển 2.5.1. Định hướng chung Theo QĐ của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của vùng đến 2010 đã xác định: "Đồng bằng sông Hồng có vị trí trung tâm giao lưu giữa các vùng Đông Bắc - Tây Bắc - Trung du Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ; Là cửa ngõ thông thương đường biển và hàng không của các tỉnh miền Bắc; Có thủ đô Hà Nội – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, thương mại của cả nước". Để thực hiện chức năng đó, định hướng chính là xây dựng vùng trở thành vùng động lực phát triển công nghiệp và nông nghiệp của cả nước. - Tốc độ tăng trưởng GDP phải cao hơn mức TB của cả nước 1,2 - 1,3 lần; NSLĐ (2010) phải tăng 8 - 9 lần so với 1996; GDP/người là 1.400 USD; Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng CN-XD và dịch vụ, giảm N-L-N. Đến 2010, dịch vụ là (50%), CN-XD (43%), N-L-N (7%). Tiếp tục hạ thấp tỉ lệ GTDS để cân đối với tốc độ phát triển kinh tế; Có biện pháp hữu hiệu nhằm phân bố lại dân cư, giải quyết việc làm; Khôi phục, mở rộng các ngành nghề tại các địa phương, phát triển kinh tế hộ gia đình để tạo ra nhiều việc làm mới. Xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng CNH' và HĐH' nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng và nguồn lực, nhất là nguồn lực con người {thế mạnh này thể hiện: cán bộ khoa học – công nghệ (57% cả nước), trên ĐH (52%), Đại học (56%), thợ bậc cao (57,2%), số trường CĐ-ĐH (64%) của cả nước...} Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Đối với công nghiệp: cần đổi mới kỹ thuật - công nghệ theo hướng hiện đại ở những khâu quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng, tạo sức cạnh tranh với thị trường (trong và ngoài nước). Đầu tư mạnh vào những ngành trọng điểm (điện, điện tử, tin học, viễn thông), những sản phẩm có ý nghĩa quốc gia như cơ khí chế tạo, máy móc, động cơ điện, điêzen, máy cắt gọt kim loại, mày hàn, máy công cụ... Những sản phẩm công nghiệp chiếm ưu thế trên cả nước là: động cơ điện (98,3%), máy công cụ (66%), pin tiêu chuẩn (61,4%), sơn hóa học (46,6%), xi măng (36,2%) cả nước. Ngoài ra, dựa vào thế mạnh của mỗi tỉnh, có thể phát triển các ngành phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Đầu tư mạnh vào vùng KTTĐPB', phát triển công nghiệp dọc QL5, QL18; Hình thành cụm công nghiệp, VH, KH, du lịch ở phía tây Hà Nội, hoàn thiện CSHT đô thị. - Trong nông nghiệp: phải sử dụng tiết kiệm đất, thực hiện thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất; phát triển lương thực ở mức tối đa (đảm bảo an toàn lương thực quốc gia); Tăng nhanh đàn lợn và các vùng chuyên canh rau quả; Mở rộng có mức độ các cây đay, cói, mía, đậu tương, phát triển cây dâu tằm; Trồng và bảo vệ rừng phòng hộ kết hợp lấy gỗ củi. Chú ý tổ chức tốt khâu CB' nông sản và thị trường tiêu thụ (hướng mạnh vào thị trường ngoài nước); Khai thác có hiệu quả 1,0 vạn ha mặt nước chưa được sử dụng và vùng nước lợ - mặn ven biển từ Hải Phòng - Ninh Bình để phát triển nghề nuôi trồng thủy, hải sản như cá, tôm, rong câu,v.v. Đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ để tăng nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu trong vùng và xuất khẩu. 2.5.2. Về không gian lãnh thổ: hình thành 3 cụm đô thị gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ. ● Cụm phía Tây Bắc - trung tâm chính là Hà Nội. Theo qui hoạch của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Hà Nội là TT KT, CT, VH, KH-KT, GD - ĐT, YT lớn của cả nước. Diện tích tự nhiên của Hà Nội (2006) là 92.200 ha, dân số là 3,21 triệu người. Diện tích nội thành sẽ mở rộng từ 8.300 ha lên 15.000 ha, dân số sẽ tăng từ 1,3 triệu lên 1,7 - 2,0 triệu người (2010). Thành phố phát triển theo trục lộ chính, dạng hình sao, xen kẽ cây xanh, hồ nước kết hợp với sông đi sâu vào trung tâm, tạo nên cảnh quan môi trường xanh - sạch. Hà Nội có nhiệm vụ cung cấp đội ngũ lao động có trình độ khoa học – kĩ thuật – công nghệ, thông tin; kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các tỉnh (đặc biệt là phía bắc). [Tháng 08/2008 toàn bộ diện tích của tỉnh Hà Tây (219.800 ha), H.Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã (Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Trung Yên (H.Lương Sơn, Hoà Bình) nhập vào Hà Nội, như vậy diện tích của Hà Nội đã tăng lên 334.470,02 ha với số dân là 6,1 triệu người. Tháng 12/2008, TP Hà Đông trở thành Q.Hà Đông]. ▪ Các thành phố vệ tinh của Hà Nội sẽ là: - Nội Bài, đô thị vệ tinh ở P.Bắc với sân bay cùng tên. Các KCNTT sẽ hình thành là Sóc Sơn - Đông Anh, diện tích ~ 3.000 ha, dân số 15,0 vạn - 25,0 vạn. - Hòa Lạc là đô thị vệ tinh P.Tây Bắc, ở đây sẽ hình thành "làng khoa học", các KCN tập trung là Sơn Tây - Xuân Mai; khu du lịch Đồng Mô - Ngải Sơn, Suối hai, Ao vua. Diện tích 3.500 - 4.000 ha, dân số 30,0 - 50,0 vạn người. - Ngoài ra, một số đô thị sẽ được nâng cấp, hoặc xây dựng mới cùng với các KCN sẽ được hình thành theo nó như TX Sơn Tây, TX Xuân Mai, TX Vĩnh Yên nằm trên trục QL 21A kéo dài; TP Bắc Ninh trên QL 1A, Thị trấn Đông Anh trên QL 3. Các TX, thị trấn này sẽ cung cấp nguồn nhân lực cho các KCN sẽ hình thành tại đây. ● Cụm phía Đông với trung tâm TP Hải Phòng. Hải Phòng sẽ giữ vai trò đầu mối giao lưu liên vùng, cửa ngõ mở ra biển với quốc tế của vùng và các tỉnh phía Bắc. Thành phố phát triển dựa vào lợi thế về GTVT biển, công nghiệp cảng, hàng hải và dịch vụ cảng. Thành phố sẽ mở rộng theo các hướng chính: Hướng nam - đông nam theo QL14 ra phía Đồ Sơn. Phía bắc sẽ hình thành khu phố mới ở phía bắc S.Cấm (thuộc Tân Dương, Vũ Yên của H.Thủy Nguyên), tiếp tục mở rộng về phía tây dọc QL5 để tạo thành các đô thị vệ tinh Vật Cách, An Hải. Còn ở trung tâm thành phố sẽ được mở rộng thêm về phía Kiến An, Đình Vũ. Qui mô dân số (2010) sẽ là 75,0 vạn-1,0 triệu người. Ngoài ra, TP Hải Dương và TX Hưng Yên cũng được mở rộng và phát triển trở thành thành phố vệ tinh, giữ vai trò nòng cốt của tiểu khu vực. ● Cụm đô thị phía Nam với trung tâm là TP Nam Định. - TP Nam Định sẽ phát triển thành TP CN nhẹ và CNCB'. - TX Tam Điệp sẽ được mở rộng với diện tích 1.000 ha và dân số 20,0 vạn người. Các ngành CN sẽ đầu tư phát triển là xi măng và VLXD dựa vào thế mạnh về nguồn đá vôi tại chỗ. - TX Ninh Bình sẽ phát triển thành đô thị du lịch, và CNCB' nông sản. Qui mô cũng mở rộng 1.000 ha với số dân 20,0 vạn người. - TX Phủ Lý sẽ phát triển thành đô thị vệ tinh của Hà Nội ở phía Nam. Tại đây sẽ nâng cấp QL 21A nối với QL6 ở Xuân Mai đi Tây Bắc. Như vậy Phủ Lý sẽ là cửa ngõ ra biển của Tây Bắc và cả Đông Bắc của Lào. Theo qui hoạch, diện tích là 1.000 ha, dân số 20,0 vạn người. - TX Thái Bình và hệ thống các đô thị dọc QL10 sẽ đầu tư phát triển các điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến nông - hải sản. (Theo ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM- Nguyễn Duy Hòa)

File đính kèm:

  • docDong bang song Hong.doc