Đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua 1 tiết Âm nhạc lớp 3

Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học chính thức của chương trình đào tạo ở phổ thông bắt đầu từ các lớp tiểu học.

 Âm nhạc còn là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức.rất tốt.

 Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc.Tất cả những điều đó tạo nên một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng những môn học khác giáo dục nhân cách làm cho các nội dung học tập ở trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động học tập của trẻ.

 

doc13 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua 1 tiết Âm nhạc lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tới trường, bảng phụ chép lời ca bài hát, giúp học sinh quan sát tranh và dễ ghi nhớ lời bài hát hơn. Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị 1 đôi phách (100% học sinh có phách riêng của mình). Đàn Oóc-gan điện tử là một nhạc cụ cần thiết. Nó được sử dụng trong suốt cả tiết học. Để đôi tay có thể làm động tác phụ hoạ hoặc chỉ huy học sinh hát tôi ghi âm giai điệu bài hát vào bộ nhớ của đàn. Về phần ôn tập bài hát Đếm sao. Tương tự như bài hát trên, tôi đã dùng bảng phụ chép lời ca bài hát trên bảng phụ cho học sinh dễ nhìn và ghi nhớ bài hát hơn. Về phần ôn tập bài hát Gà gáy. Cũng như bài hát bài ca đi học, ở bài này tôi cũng chuẩn bị một bức tranh vẽ minh hoạ và bảng phụ chép lời ca. Để phục vụ cho phần trò chơi, tôi còn chuẩn bị một bảng thi đua, 3 hình bông hoa to mặt trước đề số 1, mặt sau đề số 2 và 15 bông hoa nhỏ có gắn nam châm để gắn lên bảng thi đua. (Mỗi tổ một màu hoa khác nhau) Phương pháp dạy môn hát - nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và môn âm nhạc cho học sinh lớp 3 nói riêng là một khoa học sư phạm. Để giảng dạy tốt bộ môn này, giáo viên cần có những kiến thức âm nhạc vững vàng, và biết vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp dạy học để đạt được thành công trong các giờ dạy của mình. Sau khi đã xác định rõ mục tiêu và chuẩn bị chu đáo cho giờ học, tôi cảm thấy tự tin để bước vào bài giảng. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. Ôn tập bài hát Bài ca đi học Tôi đã vẽ cảnh các em học sinh đang cắp sách đến trường lên bảng phụ và nêu câu hỏi để học sinh liên hệ tới bài hát mà các con đã được học. Nhìn bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang cắp sách đến trường. Các em có liên hệ tới bài hát nào mà các em đã được học? (HS: Thưa cô, bài Bài ca đi học ạ!) Tôi treo lời ca bài hát lên bảng và cho học sinh hát bài hát 1 lần (theo nhạc). Lần thứ hai, các em vừa hát vừa gõ đệm theo phách. Khi các em đã thuộc bài hát rồi tôi cho cả lớp hát kết hợp gõ phách theo tiết tấu lời ca. (Mỗi em đã được mua một đôi phách để sử dụng trong các giờ học trên lớp và tập luyện thêm khi ở nhà ). Đây là một hình thức để rèn luyện về nhịp điệu, tiết tấu rất tốt. Nó giúp các em khắc sâu tiết tấu của bài hát một cách hứng thú và dễ dàng. Sau khi các em đã ôn luyện bài hát dưới nhiều hình thức và hát thành thạo rồi. Tôi lại yêu cầu các em lưu ý cả mặt biểu diễn nữa. Tôi gọi từng tốp 4 – 6 em lên biểu diễn trước lớp. Đa số các em rất hào hứng và thích được lên biểu diễn trước lớp. Với hình thức này các em được rèn luyện tính bạo dạn, tự tin và khả năng biểu diễn trước đông người. Sau đó tôi cho các em khác nhận xét phần biểu diễn của các bạn. Đa số các em chỉ ra được các bạn hát đúng và múa đẹp, những bạn còn sai sót. Qua đó, các em cũng tự rút kinh nghiệm đê không mắc phải những lỗi như bạn của mình. Để gây hứng thú cho học sinh, tôi cho các em chơi trò chơi. Trò chơi: Nghe tiết tấu đoán câu hát. Tôi gõ tiết tấu 1 câu hát trong bài và gọi học sinh nhận xét xem đó là câu hát nào. Học sinh 1 trả lời: câu hát 1 Học sinh 2 trả lời: câu hát 2 Học sinh 3 trả lời: câu hát 3 Học sinh 4 trả lời: câu hát 4 Tất cả 4 em đều trả lời đúng vì tiết tấu của 4 câu hát này giống nhau. Đây là một hình thức giúp các em khắc sâu tiết tấu của bài hát hơn. Ôn tập bài hát Đếm sao: Để gợi ý cho học sinh, tôi đánh trên đàn giai điệu câu hát đầu tiên của bài và đố học sinh đó là giai điệu một câu hát trong bài hát nào mà các em đã được học? (Học sinh trả lời: Thưa cô, Bài hát Đếm sao ạ và hát câu hát đó lên). Sau đó, tôi bật đàn cho học sinh hát bài hát Đếm sao. Ở các tiết học trước, các em đã được tập hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp 3. Ở tiết học này tôi cho các em ôn luyện lại. Tôi yêu cầu cả lớp đứng lên vừa hát vừa nhún chân theo nhạc nhịp nhàng kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/ 4 (2 lần). Sau đó, tôi yêu cầu 1 tổ bất kỳ hát + gõ đệm theo nhịp. Để luyện tập, tôi mời từng tốp hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp và gọi các bạn nhận xét. Giáo viên có thể cho điểm động viên đáng giá. Ở bài hát này, tôi cho các em chơi trò chơi Hát bài hát bằng các nguyên âm AUI. (Giáo viên ra hiệu bằng tay cho học sinh hát bài hát 1 – 2 lần). Đây là hình thức giúp học sinh được luyện tập bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau để các em không bị nhàm chán, các em vừa học lại vừa được chơi, giúp các em ghi nhớ bài học một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Ôn tập bài hát Gà gáy Tôi gõ tiết tấu câu hát đầu tiên của bài Gà gáy và cho học sinh trả lời tên bài hát. Khi học sinh trả lời đúng gv treo bức tranh lên và tóm tắt nội dung bức tranh. Tôi nhắc học sinh hát bài hát với tính chất vui và linh hoạt. Tôi bật nhạc cho học sinh hát bài hát (1 lần). Lần 2 các em sẽ hát kết hợp gõ đệm theo phách. Để thay đổi hình thức bài hát, tôi cho các em hát nối tiếp. Tổ 1: hát câu hát 1. Tổ 2: hát câu hát 2. Tổ 3: hát câu hát 3. Cả lớp hát câu hát 4. Sau đó tôi gọi một tốp lên hát trước lớp với hình thức trên. Đặc điểm của học sinh tiểu học nói chung là rất thích hoạt động. Nếu phải ngồi quá lâu các em sẽ cảm thấy căng thẳng, gò bó, không hứng thú học tập. Vì vậy, tôi cho các em đứng lên hát kết hợp làm động tác múa phụ hoạ. Sau đó, các em sẽ được lên biểu diễn trước lớp dưới các hình thức cá nhân, nhóm để tránh phải ngồi tại chỗ suốt cả tiết học. Để củng cố bài tôi cho các em chơi trò chơi mang tên: Nghe giai điệu đoán tên bài hát”. Tôi chọn mỗi tổ 2 em lên tham gia trò chơi. Tôi sẽ đánh trên đàn giai điệu 1 câu hát. Nếu trả lời đúng tên bài hát, các em sẽ được 1 điểm biểu thị bằng 1 bông hoa gắn trên bảng thi đua. Khi kết thúc trò chơi, tổ nào ghi được nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng. Với hình thức thi đua này làm cho các em hào hứng và cố gắng hơn khi chơi vì đội nào cũng muốn giành chiến thắng. Nếu những trò chơi trong giờ học được các em thể hiện tốt thì sự thành công của giờ học càng cao. Các em được tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái và hào hứng. Kết quả Với hình thức giảng dạy như trên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ của học sinh, các em rât yêu thích môn học này và điều đó được thể hiện qua đột thi đua văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20 tháng 11 của trường tổ chức. Tuy nhiên, trong qua trình giảng dạy môn âm nhạc còn nhiều bổ sung và phát triển nên tôi nghĩ mình phải thường xuyên rèn luyện và bồi dưỡng để giảng dạy tốt hơn. Sau một học kì áp dụng phương pháp mới, kết quả đạt được của bộ môn âm nhạc trường tiểu học Hà Huy Tập như sau: Các em đều yêu thích môn âm nhạc. Đa số các em hát đúng bài hát và sử dụng nhạc cụ gõ thành thạo. Đa số các em nghe nhạc tốt và biết hát kết hợp làm những động tác múa phụ hoạ đơn giản. Kết quả đạt được là: Lớp số học sinh Hoàn thành tốt A+ Hoàn thành A Chưa hoàn thành B 3A1 18 05 13 0 3A2 22 03 19 0 3A3 20 05 15 0 Rút ra bài học kinh nghiệm Xã hội ngày càng phát triển,đòi hỏi trình độ của mỗi người cũng phải được nâng cao về mọi mặt.Do đó tôi nghĩ mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để giảng dạy ngày một tốt hơn.Vì những trẳn trở đó, tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ sau đây: Đối với giáo viên: Tăng cường dự giờ, học hỏi đồng nghiệp. Lắng nghe những ý kiến chỉ đạo của các chuyên viên để rút ra phương pháp dạy tốt nhất. Trong các giờ học nên có những sáng tạo để giờ học thêm hấp dẫn. Chuẩn bị bài chu đáo khi lên lớp. Thường xuyên đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến môn học. Đối với học sinh: Yêu thích môn học, trong lớp chăm chú nghe giảng bài. Biết nhận xét ưu khuyết điểm của bạn trong giờ học. Chuẩn bị đầy đủ sách và nhạc cụ gõ. IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ. Kết luận chung. Việc dạy học môn âm nhạc trong trường tiểu học nói chung và các em học sinh lớp 3 trường Hà Huy Tập nói riêng. Với việc khả năng nhận thức của các em qua phân môn âm nhạc, tôi đã đưa vào thực tế phương pháp giảng dạy môn học hát đối với học sinh lớp 3 trên cơ sở bán sát chương trình hướng dẫn của BGD&ĐT tôi đã thu được kết quả đáng kích lệ, học sinh yêu mến môn âm nhạc hơn. Các em mạnh dạn tự tin đứng trước lớp để biểu diễn, phát âm rõ lời, chuẩn xác hơn khi hát. Đây là tiền đề phát triển tiếp tới các khối lớp, là động lực để bản thân tôi tiếp tục tìm tòi trau dồi kiến thức cũng như trách nhiệm đối với học sinh của mình. Hiểu rõ để nắm bắt khả năng sở thích của các em, tìm ra phương pháp giảng dạy một chách thích hợp nhất. Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật cao, việc giảng dạy và bồi dưỡng cho học sinh cấp tiểu học và âm nhạc phải có những phương pháp đặt thù riêng đối với từng vùng miền. Bản thân tôi là gáio viên giảng dạy tại vùng có rất nhiều dân tộc tại chỗ cũng như các dân tộc khác nên qua phương pháp nêu trên bằng thực tế giảng dạy tại trường tiểu học Hà Huy Tập, tôi nhận thấy hiệu quả của phương pháp này là khá cao. Điều này thể hiện rõ qua kiểm tra, đánh giá cuối học kì I. Trên đây là phương pháp áp dụng của tôi mà trong quá trình giảng dạy ở học kì I tôi đã áp dụng và kết quả đạt đựơc cũng đáng kích lệ. Kính mong sự đóng góp và trao đổi của các bạn động nghiệp để chúng ta cùng nhau xây dựng những phương pháp giảng dạy hay nhất, phù hợp nhất đối với bộ môn âm nhạc. Đề xuất kiến nghị. Để năng cao chất lượng cho học sinh tiểu học học phân môn âm nhạc. Tôi xin có một số đề xuất kiến nghị sau: Tiếp tục bổ sung đồ dùng dạy học, đồ dùng giảng dạy của bộ môn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của các em. Có phòng dành riêng cho các môn học nghệ thuật giúp cho các em được thoải mái hơn, tự nhiên hơn và sáng tạo hơn trong môn nghệ thuật. Kết hợp với các giáo viên khác kích lệ các em trong học tập, trong văn nghệ trường lớp. Đặc biệt đối với những em có năng khiếu vượt trội. MỤC LỤC. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 THỰC TRẠNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1 Cơ sở khoa học. 1 Thực trạng. 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3 Phương pháp nghiên cứu. 3 Kế hoạch nghiên cứu. 3 GIẢI QUYẾT THỰC TRẠNG TỒN TẠI. 3 Đối với học sinh. 3 Đối với giáo viên. 3 KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ. 10 Kết luận chung. 10 Đề xuất kiến nghị. 11 Nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học chấm thi Trường tiểu học Hà Huy Tập. Xếp loại:..

File đính kèm:

  • docSKKN Am nhac.doc