Địa lý nước Nga

Nga hay Liên Bang Nga là quốc gia rộng nhất thế giới trải dài từ miền đông châu Âu, qua trên phía bắc châu Á, sang đến bờ Thái Bình Dương. Thủ đô của Nga là Moskava. Diện tích 17,075,200 km²

Nga Tiếp giáp 16 nước trên đất liền: Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaizan, Kazahstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Bắc Hàn; trên biển: Nhật Bản, Mỹ, cho phép nó giữ vai trò quan trọng ở châu Âu cũng như ở châu Á.

Phần lớn đất đai, dân số và sản xuất công nghiệp của Liên Xô, khi đó là một trong hai siêu cường, nằm ở Nga. Ngay sau sự sụp đổ của Liên Xô, vai trò toàn cầu của Nga đã bị suy giảm rất nhiều. Sau đó, Nga có nhiều cố gắng giành lại ảnh hưởng, nhưng nó còn xa mới đạt đến tầm của L Sự chuyên quyền kiểu châu Á đã ảnh hưởng tiêu cực tới thể chế dân chủ của đất nước cũng như tới văn hóa và kinh tế.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý nước Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc vào địa điểm, thời điểm, dòng nước và nhiệt độ nước biển. Trữ lượng dầu khí Có 29 khu vực có tiềm năng dầu khí đã được xác định ở thềm lục địa dọc theo bờ biển Okhotsk. Tổng trữ lượng ước tính khoảng 1,2 tỷ tấn dầu và 1,5 tỷ mét khối khí tự nhiên. Các hồ chính bao gồm hồ Baikal, hồ Ladoga, biển hồ Caspi và hồ Onega. Hồ Baikal tại Siberia (Nga), ở độ cao 1.485 m, là hồ lâu đời nhất thế giới. Hồ Baikal vốn là một chỗ lõm sâu 7.000 m và bị một lớp trầm tích lấp trong 25 triệu năm. Trên trầm tích là nước. Chỗ sâu nhất đo được là 1.637 m. Hồ Baikal dài 636 km, rộng 80 km, với dung tích chứa 23.000 km³. Được 336 nhánh sông cung cấp, hồ dự trữ 20% nước ngọt của Trái Đất, nhiều hơn số nước ngọt tại Ngũ Đại Hồ cộng lại. Ngày 12 tháng 06 năm 2008,tại Moscow,hồ Baikal đã chính thức được bình chọn là 1 trong 7 kỳ quan nước Nga. Các bờ biển thuộc các biển Baltic và biển Đen của Nga có đường giao lưu ra đại dương ít trực tiếp và rắm rối hơn so với các bờ biển thuộc Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương, nhưng cả hai đều có vai trò quan trọng. Biển Ban tích cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 9 quốc gia có chung bờ biển này cũng như giữa phần lục địa chính của Nga với tỉnh Kaliningrad. Thông qua eo biển nằm trong Đan Mạch, và giữa nó với Thụy Điển thì biển Ban tích thông ra biển Bắc và Đại Tây Dương về phía tây và bắc của nó. Biển Đen cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 5 quốc gia khác có chung bờ biển, thông qua các eo biển Dardanelles và Marmora liền kề với Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để nối vào Địa Trung Hải với nhiều quốc gia có bờ biển ở đó và thông qua kênh đào Suez để sang Ấn Độ Dương và eo biển Gibraltar để sang Đại Tây Dương. Biển Caspi, hồ nước mặn lớn nhất thế giới, không có đường giao thông với biển cả. Nạn mù chữ trên thực tế là không tồn tại, giáo dục cao học là rất tốt và thích hợp, nạn thất nghiệp trên thực tế không tồn tại, và trong các quan hệ giới tính thì Nga đã thuộc về trong nhóm các quốc gia có sự công bằng nhất trên thế giới với phụ nữ, đôi khi họ còn tiến xa hơn nam giới trong con đường công danh sự nghiệp, đặc biệt là trong khoa học. Nhiều gia đình có ô tô, ti vi, máy ghi âm, và có thể đi du lịch bằng máy bay ít nhất một lần trong năm tới những nhà nghỉ ven biển nổi tiếng. Tuy thế, các chủng loại hàng tiêu dùng (cụ thể là quần áo và lương thực, thực phẩm) là tương đối đơn giản, và sự thiếu hụt của hàng tiêu dùng trong gia đình đã bị kêu ca nhiều ở các khu vực thành thị, mặc dù các khu nhà ổ chuột với điều kiện vệ sinh tồi tàn là hiếm. Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.200 tỷ € (1.500 tỷ USD), làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở châu Âu. Nếu mức tăng trưởng hiện tại là ổn định, dự kiến Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức (1.900 tỷ € hay 2.300 tỷ USD) và là thứ 8 trên thế giới trong vài năm tới. Tuy nhiên, một số tập đoàn quốc tế đã đầu tư rất lớn vào Nga. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nga có khoảng 26 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp tích lũy của người nước ngoài trong giai đoạn 2001-2004 (trong đó 11,7 tỷ USD diễn ra trong năm 2004). Sông Volga Sông Volga nằm ở miền tây nước Nga là con sông dài nhất châu Âu, với độ dài 3.690 km (2.293 dặm), tạo thành nền tảng của hệ thống sông lớn nhất ở châu Âu Sông Volga có nhiều sông nhánh, quan trọng nhất là các sông Kama, Oka, Vetluga và Sura. Sông Volga và các sông nhánh trong hệ thống sông Volga đảm bảo tưới tiêu cho một khu vực có diện tích khoảng 1,35 triệu km ² trong khu vực đông dân cư nhất của nước Nga. Vùng châu thổ sông Volga có chiều dài khoảng 160 km và bao gồm tới 500 kênh và sông nhỏ. Sông Volga bị đóng băng trong khoảng 3 tháng mỗi năm trên gần như toàn bộ chiều dài của nó. Sông Volga tưới tiêu cho phần lớn miền tây Nga. Các hồ chứa nước lớn của nó cung cấp nước cho thủy lợi và phát điện. Hệ thống các kênh đào Moskva-Volga, kênh đào Volga-Don và kênh đào Mariinsk tạo thành một tuyến đường thủy nối liền Moskva với Bạch Hải, biển Baltic, biển Caspi, biển Azov và biển Đen. Nồng độ ô nhiễm hóa chất cao hiện nay là nguyên nhân gây ra các e ngại về vấn đề môi trường. Vùng thung lũng sông Volga được tưới tiêu bởi con sông này cung cấp một lượng lớn lúa mì và nhiều khoáng sản. Các trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí đáng kể nằm trong thung lũng sông Volga. Các khoáng sản khác bao gồm khí đốt, muối và kali cacbonate. Châu thổ sông Volga và biển Caspi cạnh đó là nguồn cung cấp thủy sản quan trọng (cá). Thành phố Astrakhan, nằm ở vùng châu thổ này, là trung tâm cung cấp trứng cá muối. Vận tải thủy Châu thổ sông Volga - lớn nhất tại châu Âu - là nơi duy nhất ở Nga có thể tìm thấy các loài bồ nông, hồng hạc và hoa sen. Sông Volga có tầm quan trọng lớn trong giao thông, vận tải nội thủy ở Nga: tất cả các đạp nước trên sông đều có các âu thuyền lớn (và kép), vì thế tàu bè với kích thước đáng kể có thể thực sự di chuyển từ biển Caspi gần như tới đầu thượng nguồn con sông này. Sông Đông là một con sông chính thuộc phần châu Âu của Nga. có dòng chảy kéo dài khoảng 1.950 km (1.220 dặm) tới biển Azov. Sông Kama một con sông tại phần châu Âu của Nga, sông nhánh phía tả ngạn và lớn nhất của sông Volga. Sông Kama có chiều dài tổng cộng khoảng 1.805 km, diện tích lưu vực 507.000 km². Trong lòng sông sinh sống các loại cá tầm (Acipenser ruthenus), cá chiên (Acipenser spp), cá vền (Abramis brama), cá chép (Cyprinus carpio), cá giếc (Carassius spp), cá chép đỏ (Leuciscus idus), cá lơxicút (Leuciscus cephalus), cá vược chó (Sander spp), cá pecca (Perca spp), cá dày, cá chó (Esox spp), cá tuyết sông (Lota lota), cá nheo châu Âu (Silurus glanis) v.v. Tại thượng nguồn và các khu vực tại các sông nhánh người ta còn bắt gặp cá taimen (Hucho spp) và cá thyman (Thymallus spp). Thực vật thủy sinh phát triển khá tốt, đặc biệt tại các vũng và vụng sông. Tuy nhiên, hiện nay sông Kama bị ô nhiễm mạnh do nước thải công nghiệp. Sông Oka là mọt con sông lớn tại miền trung Nga,. Chiều dài của nó khoảng trên 1.500 km (932 dặm). Sông Samara). Chiều dài 594 km, diện tích lưu vực 46,5 nghìn km². Lưu lượng trung bình là khoảng 50 m³/s. Tại bờ bắc cửa sông là phần trung tâm của thành phố Samara. Nga ưu tiên phát triển ngành ngư nghiệp Mục đích của chủ trương này nhằm tăng lượng thủy hải sản (THS) đánh bắt để phục vụ thị trường nội địa, giảm NK. Phó thủ tướng V Zubkov chủ trì cuộc họp UB phát triển ngư nghiệp. HN đã xem xét tổng thể các biện pháp phát triển cơ sở hạ tầng ven bờ để tiếp nhận, bảo quản, chế biến sản phẩm THS, thảo luận các vấn đề đào tạo cán bộ cho ngành ngư nghiệp. Ông V. Zubkov nêu rõ trong HN, vào 05 năm tới lượng đánh bắt THS sẽ tăng gấp rưỡi, đạt mục tiêu 4,7 triệu tấn, tỉ trọng sản phẩm THS trong nước sẽ chiếm 80% thị trường nội địa. Giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trên đòi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng, khả năng đảm bảo việc tiếp nhận, chế biến, bảo quản và vận chuyển sản phẩm THS đến nơi tiêu thụ với giá phải chăng. Ông V. Zubkov nhấn mạnh rằng, dù ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, nhưng khả năng tài chính đáp ứng vấn đề trên vẫn được ưu tiên giải quyết. CP sẽ dành hơn 1 tỉ rúp (33,3 triệu USD) để trang thiết bị cho cơ sở hạ tầng. Một trong những vấn đề được quan tâm là việc đào tạo cán bộ cho ngành. Dự định hàng năm, các trường sẽ đào tạo khoảng 3 ngàn người cho ngành ngư nghiệp Nga sẽ mở sàn giao dịch thủy sản nội địa vào cuối năm nay Thứ ba, 01 Tháng 9 2009 15:11 Thế giới - Liên bang Nga Mặc dù là một thị trường tiềm năng về nhập khẩu thủy sản nhưng Nga hiện đang là một trong những nước không có nguồn lợi về xuất khẩu mặt hàng này. Theo số liệu thống kê, doanh thu từ thủy sản của Nga thấp do cơ sở hạ tầng kém, phân bố không đồng đều và hơn nữa Nga lại là nước nhập siêu với trên 90% thủy sản tươi. Thêm vào đó, nhu cầu nhỏ lẻ và khả năng thị trường thấp cũng khiến ngành thủy sản ở các vùng ven biển, nhất là ở Viễn Đông rơi vào tình cảnh trì trệ. Do đó, để phát triển ngành và thúc đẩy xuất khẩu, Tổng giám đốc công ty Sea Style 21 cho biết nước này sẽ mở sàn giao dịch thủy sản vào cuối năm nay. Theo đó, việc giao dịch trực tuyến này sẽ giúp ngư dân có cơ hội gặp gỡ khách hàng và cùng nhau đưa ra 1 mức giá bền vững đối với thủy sản, đồng thời thay việc nhập khẩu thuỷ sản bằng nguồn cung trong nước. Tuy nhiên để bắt đầu giao dịch, Nga cần cập nhật các đội tàu khai thác thủy sản và đầu tư nhiều hơn vào các kho hàng. Nga: Sản lượng khai thác thủy sản tăng 7,4% (Vasep, 14/8/2009) Tính đến ngày 4/8/2009, sản lượng khai thác tại vùng Viễn Đông đạt 1,3 triệu tấn, tăng 72.000 tấn so với cùng kỳ năm 2008. Sản lượng khai thác tại biển Bering cũng tăng 36.000 tấn lên 303.000 tấn. Ông Rosrybolovstvo, Cục trưởng Cục nghề cá Liên bang Nga cho biết, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp thủy sản của nước này đã khai thác được 2.031 triệu tấn thủy sản tại các nguồn nước sinh thái, tăng 7,4% (139.000 tấn) so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 51% tổng sản lượng được phép khai thác. Tính đến ngày 4/8/2009, sản lượng khai thác tại vùng Viễn Đông đạt 1,3 triệu tấn, tăng 72.000 tấn so với cùng kỳ năm 2008. Sản lượng khai thác tại biển Bering cũng tăng 36.000 tấn lên 303.000 tấn. Tại vùng Bắc và Nam Kuril, tổng sản lượng khai thác đạt 118.000 tấn, tăng 27.000 tấn; tại biển Okhotsk đạt 860.000 tấn, tăng 10.000 tấn, đạt 69% hạn ngạch. Sản lượng khai thác tại vùng biển phía Bắc đạt 300.000 tấn, tăng 90.000 tấn. Sản lượng khai thác của các ngư trường khai thác thủy sản ở biển Baltic tăng 2.600 tấn lên 27.000 tấn, đạt 42% hạn ngạch. Sản lượng khai thác cá trích cơm đạt 14.600 tấn, ngang bằng so với cùng kỳ năm 2008. Tại vịnh Azov-biển Đen, sản lượng khai thác tăng 2.800 tấn lên 22.200 tấn, đạt 10% hạn ngạch. Sản lượng khai thác cá cơm tại vịnh cũng tăng 800 tấn lên 5.900 tấn. Sản lượng khai thác tại Biển Caspia tăng 9.000 tấn lên 24.200 tấn. Tại hải phận quốc tế, sản lượng khai thác của Nga đạt 237.000 tấn, tăng 12.000 tấn. Trong khi đó, tại các khu vực có quy ước và các khu vực chung ở biển Thái Bình Dương, sản lượng khai thác lại giảm 49.000 tấn xuống còn 119.000 tấn.

File đính kèm:

  • docDia li nge ca Russia.doc
Giáo án liên quan