Địa lý du lịch - Chương 3: Những lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của vùng du lịch Bắc Trung Bộ

I – KHÁI QUÁT

1. Vịtrí địa lý

- Vùng du lịch Bắc Trung Bộgồm 6 tỉnh: Quãng Bình, Quãng Trị. Thừa Thiên Huế, Đà

Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Trong đó, Huếvà Đà Nẵng là 2 trung tâm du lịch của

vùng.

- Diện tích tựnhiên chiếm 10,05%, dân sốchiếm 7,5% so với cảnước.

2. Địa hình

- Gồm 4/5 diện tích tựnhiên là đồi núi nên địa hình có độdốc lớn. Trên 1 khoảng cách

ngắn có đủcác dạng địa hình: núi đồi, đồng bằng, ven biển và biển.

- Phía Tây là dãy Trường Sơn kéo dài thành 1 bức tường với độcao TB 600 – 800m.

Thỉnh thoảng có nhánh đâm ra biển nhưHoành Sơn, Bạch Mã tạo nên cảnh trí đẹp như

Hải Vân được mệnh danh là “Đệnhất hùng quan”. Là nơi có chiều ngang hẹp nhất

nước (khoảng 60 km)

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý du lịch - Chương 3: Những lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của vùng du lịch Bắc Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất cách mặt đất 23m. Đường trục chính dài 768m, cao 1,5 – 1,8m, rộng 1,2 – 1,5m. Hai bên trục chính cách 3 – 5m là các ô hộ, nơi sinh hoạt của các gia đình. Có 1 hội trường lớn, chứa 50 – 80 người, có trạm phẩu thuật, nhà hộ sinh. - Có 4 giếng thông hơi, 2 đài quan sát và 3 giếng nước - Trận địa để giữ vững vùng đất thép Vĩnh Linh từ năm 1966 – 1972 - Hệ thống đường hầm với chiều dài khoảng 1700m và hàng ngàn mét giao thông hào, CHƯƠNG IV 5 of 8 4/10/2008 8:51 AM đường hào. 2.3. Nghĩa trang Trường Sơn - Cách thị xã Đông Hà 35 km, về phía Tây theo đường 75 - Được khởi công xây dựng và ngày 20/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/04/1977 - Có tổng diện tích là 106 ha, với 10.327 ngôi mộ liệt sĩ chia làm năm khu bố trí theo địa danh quê hương của liệt sĩ. - Có bia công tích gồm 2 mặt, 1 mặt ghi lời các đồng chí lãnh đạo nói về đường mòn Hồ Chí Minh, mặt kia ghi tóm tắt công trạng của Trường Sơn và bộ đội Trường Sơn. 2.4. Thành cổ Quãng Trị - Cách thị xã Đông Hà 12km về phí Nam địa bàn xã Thạch Hãn, được khởi công xây dựng cách đây 150 năm, vào thời kỳ đầu của Vua Minh Mạng, thành xây bằng gạch có chu vi là 1942m, cao 4m, dày 12m. Phía ngoài được bao quanh bởi hàng rào sâu. - Năm 1972 xảy ra cuộc đụng đầu ác liệt giữa quân đội ta và binh lính Mỹ. Với chu vi không đầy 3km, Mỹ nguỵ đã trút 1 lượng bom lớn xuống thành Quãng Trị có sức công phá bằng 8 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống 2 thành phố của Nhật Bản vào năm 1945. 2.5. Kinh thành Huế - Kiến trúc theo kiểu Pháp kết hợp với kiểu kiến trúc Phương Đông chu vi 10km, xây dựng vào năm 1805 bằng đất và gạch. Có 10 cửa đường bộ và 2 cửa đường thuỷ. Quanh thành có hào và các cửa đều có cầu đá bắc qua. Mặt thành có 24 pháo đài, trong thành có sông Ngự Hà. Toàn bộ khu vực này có 7 công trình. Hiện còn đủ nhưng bị hư hỏng nghiệm trọng. + Hoàng Thành có tường vòng 2400m, cao 34m, dày 1,05m. Cửa chính là Ngọ Môn. Sau đó là điện Thái Hoà và Tử Cấm Thành. + Hai biên điẹn Thái Hoà có các miếu thờ tổ tiên Vua. Phía ngoài Hoàng Thành có Quốc Tử Giám, có Mật viện, sáu bộ toà Di Sứ, Sứ Quan, Nội Các, Viện Lập Hiến. Khu vực đại nội có 147 công trình thuộc nhà ở và cung điện. Hiện chỉ còn có hai công trình. Nhiều cung điện đã bị huỷ diệt hoàn toàn chưa phục hồi lại. 2.6. Các lăng tẩm - Triều Nguyễn (1802 – 1945) có 13 đời Vua, có 7 khu lăng tẩm: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh, và Khải Định. Hầu hết các lăng được xây dựng khi các vua còn ở trên ngai vàng nên chủ đề tư tưởng nghệ thuật, đồ án kiến trúc đều do vua duyệt và thi công đều có sự giám sát của Vua. Các lăng tẩm có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. 2.7. Đàn Nam Giao - Được khởi công xây dựng vào ngày 25/03/1806 trên khuôn viên đất rộng 10 ha ở phía Nam kinh thành Huế. Cấu trúc gồm ba tầng: tầng trên cùng tròn, tầng vuông, ngụ ý trời tròn đất vuông. cả ba tầng cao 4,65m. Trong các di tích về tế trời thì đàn Nam Giao triều Nguyễn, triều đình Gia Long - Huế là di tích tế trời duy nhất còn lại ở Việt Nam. Lễ tế vào thượng tuần tháng 2 AL hàng năm. từ thời Thành Thái trở đi thì lễ tế ba năm một lần. Hiện tại đã khôi phục để phục vụ khách tham quan du lịch. 2.8. Hổ quyền - Hồ Quyền là 1 đấu trường được xây dựng vào năm 1932 để tổ chức các trận chiến đấu giữa voi và hổ để vua và các thần xem giải trí. Hổ Quyền tuy không phải là 1 tác phẩm mỹ thuật hay 1 kiến trúc tinh xảo nhưng có giá trị là 1 di tích hiếm của thế giới. Cách không xa Hổ Quyền có đền Voi Ré. Nơi này thờ những con coi trung thành chiến đấu CHƯƠNG IV 6 of 8 4/10/2008 8:51 AM lập công trên trận mạc. Hổ Quyền và Voi Ré sẽ là những điểm thu hút khách khá lớn. 2.9. Các lễ hội ở Huế Ơ Huế có hai lễ hội chính: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian truyền thống. - Lễ hội cung đình gồm: + Lễ tế giao + Lễ Đại triều, tiểu triều + Lễ Đăng quan + Lễ Tứ tuần, Đại khánh + Lễ Hưng quốc, Khánh Niệm + Ngày Hổ Quyền Các ngày lễ này đang được nghiên cứu để phục vụ cho du khách quốc tế và nội địa - Lế hội dân gian truyền thống gồm có: + Lễ hội tôn giáo (Lễ Phật Đản. lễ Nôen và lễ điện Hòn Chén) + Lễ Cầu Ngư ( Thuận An): 12 tháng giêng tại làng Thái Dượng Thượng và Thái Dượng Hạ ( Nay là xã Hương Trà và Thuận An thuộc huyện Phú Vang) · Ý nghĩa: Cầu được mùa cá và kỉ niệm ông Trương Quý Công, ông tổ của làng. · Lễ điện Hòn Chén: từ 11 – 15/3 AL. Ý nghĩa: lễ hội tín ngưỡng, tế lễ thánh mẫu Thiên YANA, gốc Chăm. · Lễ Phật Đản vào ngày 15/4 AL để tưởng niệm đức phật Thích Ca Mâu Ni 1.10. Âm nhạc, múa, mỹ thuật Huế - Âm nhạc: Âm nhạc truyền thống Huế rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh nhạc cung đình Huế phục vụ cho vua chúa con có nhạc lễ, nhạc Phật giáo, nhạc đạo Giáo, dùng cho các cuộc tế lễ ở đình chùa, đền miếu, và ca nhạc cổ điển, nhạc cung đình và các điệu hò Huế được du khách đặc biệt ưa thích. - Múa: Bao gồm múa cung đình, múa dân gian, múa tôn giáo, múa sân khấu. Trong đó, múa cung đình là 1 loại hình nghệ thuật độc đáo nhất của Việt Nam hiện còn lưu truyền hơn 10 điệu - Mỹ thuật: Thế kỹ XIX, mỹ thuật truyền thống Huế phát triển rực rỡ. Các tác phẩm tiêu biểu: + Nghệ thuật đúc đồng (súng thần công, cửu đỉnh) + Nghệ thuật ghép sành sứ + nghệ thuật ghép lam + nghệ thuật chằm nón bài thơ + nghệ thuật kiến trúc nhà - vườn Huế Cách sống của người Huế với tà áo dài, nón bài thơ, các món ăn đặc sản như bún bò, cơm hến, chè thập cẩm, sò huyết Lăng Cô, nem chua, nem nướng, tôm chua…góp phần tạo nên sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng Ngoài tài nguyên du lịch nhân văn, ở Huế còn tập trung nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên có sức hấp dẫn du khách như Sông Hương, núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh… 1.11. Núi Bà Nà - Vị trí: cách trung tâm Đà Nẵng 48km về phía Tây - Điều kiện tự nhiên: độ cao 1487m so với mực nước biển - Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ TB 17 – 20 độ C CHƯƠNG IV 7 of 8 4/10/2008 8:51 AM - Địa hình bằng phẳng như 1 cao nguyên nhỏ, có rừng nguyên sinh với hệ thực vật phong phú đa dạng. Thực vật có 136 họ, 543 loài, động vật có 256 loài ( trong đó: thú 61 loài, chim 179 loài, bò sát 17 loài). - Đường lên núi 15km quanh co như con trăn khổng lồ. Từ trên đỉnh núi Bà Nà có thể quan sát 1 vùng rộng lớn - Sản phẩm du lịch: đốt lửa trại, đặc sản rừng, dã ngoại, đi cáp treo, nghỉ dưỡng núi. 1.12. Bãi biển Đà Nẵng - Từ Sơn Trà đến Non Nước (quận Ngũ Hành Sơn – TP. Đà Nẵng ) - Bờ biển tuyệt đẹp kéo dài trên 20km như 1 dải lụa phía đông thành phố Đà Nẵng, cách thành phố Đà Nẵng 10km về hướng Bắc và 10km về hướng Nam. Hai đầu bãi biển là hai điểm du lịch nổi tiếng. - Bãi cát sạch đẹp có độ dốc vừa , nước tròn xanh, không bị ô nhiễm - Các hải sản và rong tảo quý có giá trị xuất khẩu cao - Bãi biển Đà Nẵng đang được quy hoạch và phát triển giao thông để phục vụ khách quốc tế và trong nước. - Tại khu du lịch Non Nước đã xây dựng khách sạn 5 sao để đón khách du lịch quốc tế . 1.13. Điểm du lịch đô thị cổ Hội An - Ra đời vào khoảng thế kỷ XVI phát đạt trong thế kỷ XVII – XVIII. Đô thị cổ Hội An để lại 1 tổng thể di tích phong phú, đa dạng và tương đối nguyên vẹn của các phố xá, bến cảng, các kiến trúc dân dụng và tôn giáo, tín ngưỡng dân gian. - Đô thị cổ Hội An còn được bảo tồn cho đến ngày nay là trường hợp duy nhất của Việt Nam được bảo tồn trên thế giới. - Nằm trên tả ngạn sông Thu Bồn, sát kề Cửa Đại, Hội An đã là nơi buôn bán phồn vinh nổi tiếng cùng với Kinh Kỳ (Hà Nội) và Phố Hiến (Hưng Yên). - Cuối thế kỷ XVI, chúa Nguyễn đã cho phép người Nhật và người Hoa lập phố để kinh doanh, trong đó có phố Khách và phố Nhật. - Hàng xuất khẩu tại chỗ của Hội An là vàng, trầm hương, hải sản, đường, cam, quế, hồ tiêu, tơ lụa, hổ phách, đồ gỗ quý, đồ gốm. - Hàng nhập khẩu bao gồm các loại xa xỉ phẩm của Nhật Bản, Trung Quốc và hàng phục vụ chiến tranh như đồ đồng, bạc thoi, lưu huỳnh, chì, kẽm, vũ khí chế sẵn, vải, ni lông, giấy, thuốc bắc, đồ dùng sành sứ. - Hội An có nhiều chùa cổ, trong đó nổi tiếng là chùa Cầu do người Nhật xây cất. Cầu rộng 3m, dài khoảng 18m, có 1 nhịp bắc qua 1 lạch nước sâu chảy ra sông Thu Bồn. Trên cầu có thờ tượng Bắc Đế cưỡi con Cầu Long. Hai đầu cầu có tượng thú đứng CHƯƠNG IV 8 of 8 4/10/2008 8:51 AM chầu, 1 đầu là 2 tượng chó, 1 đầu là 2 tượng khỉ bằng gỗ bên ngoài quét 1 lớp sơn màu đá xám. Cầu có mái che, có chỗ đi lại, chỗ đứng tựa lan can, chỗ ngồi bán hương. Tục truyền rằng chỗ này là cái sống lưng con cù, đầu ở Ấn Độ, đuôi ở Nhật Bản. Mỗi lần nó quẫy đuôi là nước Nhật bị động đất giữ dội. Họ dựng cầu này coi như yểm thanh kiếm xuống huyệt lưng con Cù, mong trừ tai hoạ cho người dân Nhật Bản và mưu cầu bình yên cho người Nhật. - Cách Hội An 4km, có biển Cửa Đại. Đây là bãi biển đẹp của nước ta. Bờ biển cát trắng, nước trong xanh. - Món ăn hấp dẫn của Hội An là cao lầu, tôm cá, cua, mực - rất giống món ăn của Trung Quốc và Nhật Bản. - Mật độ di tích 844 di tích/1km2 , 592 ngôi nhà phố và nhà rường cột, 23 ngôi nhà Phật, 11 ngôi đình làng, 24 giếng nước, 30n lăng miếu, 5 hội quán. Với sự phong phú của các thể dạng kiến trúc, sự hoàn hảo của nghệ thuật chạm khắc trong nội thất các di tích kiến trúc đã đưa quần thể phố cổ lên vị trí hàng đầu trong danh mục các di tích văn hoá Việt Nam và trong kho tàng văn hoá nhân loại. Ngày 1 tháng 12 năm 1999 Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của thế giới. 1.14. Thánh địa Mỹ Sơn (di sản văn hoá thế giới) - Mỹ Sơn là thánh địa chính của vương quốc Chăm Pa. Mỗi vị vua sau khi lên ngôi điều đến đây làm lễ “thánh tẩy”, dâng hiến lễ vật, cầu xin thần linh độ trì, xây dựng đền thờ. Giá trị văn hoá và lịch sử của quần tháp Mỹ Sơn được biểu hiện rõ qua các hoa văn, những bi ký tìm được ở đây. Đó là nghệ thuật điêu khắc đá, chạm nổi trên tường, cột hết sức tinh tế và sống động, từ các hình ảnh thần linh, vua chúa, vũ nữ đến các vật tế, hoa văn và muông thú. - Từ năm 1982 đến nay, với sự hợp tác của các chuyên gia Ba Lan, Bộ văn hoá và chính quyền địa phương đã cho trùng tu 1 phần di tích.

File đính kèm:

  • pdfCHUONG_IV.pdf
Giáo án liên quan