Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các bài thực hành địa lí lớp 10

Ứng dụng CNTT là một xu thế mới của nền giáo dục Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay và trong tương lai lâu dài. Ứng dụng CNTT là con đường hiện đại

để đổi mới phương pháp dạy học. Ứng dụng CNTT giúp con người có thể khắc

phục những hạn chế trong quá trình dạy học trước dây, con người có thể học mọi

lúc, mọi nơi, không kể tuổi tác, vị trí Địa lý. MônĐịa lý là môn học có rất nhiều

điều kiện thuận lợi để ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập. Đặc biệt với

các bài thực hành Địa lí lớp 10 hiện nay, việc sử dụng tranh ảnh, video clip, các

số liệu thống kê, bản đồ, biểu đồ,.là rất quan trọng và cần thiết. Việc ứng dụng

CNTT sẽ giúp cho việc khai thác các phương tiện được dễ dàng hơn

pdf5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các bài thực hành địa lí lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được dễ dàng hơn. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT vào dạy các bài thực hành Địa lí lớp 10 - THPT 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại mà mọi thứ đều thay đổi nhanh như vũ bão, toàn nhân loại đang sống trong hai cuộc cách mạng lớn: cách mạng khoa học - công nghệ và cách mạng xã hội. Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam hiện đang bước vào thời kì mới, thời kì mở cửa hội nhập, nền kinh tế phát triển theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế, xã hội mở cửa giao lưu, mở rộng quan hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới. Tất cả những bối cảnh trong nước và quốc tế đã đặt ra cho giáo dục một yêu cầu là làm sao đào tạo ra những con người mới có khả năng thích ứng với những yêu cầu mới của thời đại, những con người toàn diện có cả trí tuệ và nhân văn. Để đáp ứng được yêu cầu trên thì nền giáo dục cần phải có sự thay đổi, sự đổi mới theo hướng toàn diện. 1.1.2. CNTT với việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí Hiện nay việc giảng dạy chủ yếu là lên lớp theo phương pháp truyền thống thầy đọc trò chép, thuyết giảng một chiều, thầy áp đặt học sinh làm việc,…và đang dần bộc lộ những hạn chế ở nhiều phương diện: lãng phí thời gian, hiệu quả truyền đạt thông bài giảng còn ít và kém linh động. Máy tính được xem xét dưới nhiều góc độ, nhất là trong việc xử lí thông tin và hiện đang bộc lộ nhiều ưu Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 328 điểm: có khả năng lưu trữ thông tin cực lớn mà không bộ óc nào có thể làm được, khả năng xử lí thông tin nhanh đến chóng mặt, việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác và khả năng phát triển tri thức. 1.1.3. Khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy địa lí CNTT hỗ trợ giáo viên ở tất cả các khâu: tìm và tra cứu thông tin, thiết kế bải giảng, tiến trình tổ chức dạy học trên lớp, quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh, quá trình tự học và tự nghiên cứu, … Một số phần mềm thông dụng, ứng dụng nhiều trong dạy học Địa lý: Microsoft office (Microsoft power point để thiết kế bài giảng và Microsoft Excel để vẽ biểu đồ, xử lí số liệu,…), Map Info, Encarta, Db-Map, Violet,… 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Đặc điểm của chương trình Địa lí lớp 10 Nội dung các bài thực hành trong chương trình Địa lí lớp 10 là các bài về Trái Đất, hệ Mặt trời, các thành phần của lớp vỏ địa lý, các vấn đề về kinh tế - xã hội đại cương và vấn đề của địa phương. Những nội dung của bài thực hành Địa lý lớp 10 có đặc điểm là phân bố trong không gian rộng lớn, ở những nơi mà học sinh không thể đi đến được, là những mối quan hệ hữu cơ đa dạng, phức tạp, sự phát triển kinh tế nhanh chóng mặt, hay những vấn về của địa phương nóng bỏng nhưng phân bố rời rạc,… Việc sử dụng CNTT sẽ giúp cho HS có thể quan sát rõ hơn cũng như có cái nhìn từ tổng quan đến cụ thể của từng vấn đề. 1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp 10 THPT Học sinh lớp 10 - THPT nằm trong độ tuổi 15-16, các em đã có sự hoàn thiện nhất định về mặt thể chất, sự phát triển ổn định của não bộ và chức năng thần kinh tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động nhận thức của các em. 2. Ứng dụng CNTT trong dạy học các bài thực hành Địa lí lớp 10 2.1. Phương pháp khai thác một số phần mềm có thể ứng dụng trong dạy và học các bài thực hành Địa lí lớp 10 Một số phần mềm có thể ứng dụng trong dạy học bộ môn Địa lí đó là Map Info, Encarta, Microsoft Power Point,… nhưng trong phạm vi bài nghiên cứu, tôi xin đưa ra phương pháp khai thác phần mềm Microsoft Power Point 2010 trên Windows 7. 2.1.1. Khái quát về phần mềm Microsoft Power Point 2010 Microsoft PowerPoint 2010 là một chương trình ứng dụng của bộ phần mềm văn phòng Microsoft Officce 2010. Microsoft PowerPoint 2010 có đầy đủ các tính năng để người sử dụng có thể biên tập các trình diễn bằng văn bản, các biểu đồ, số liệu, các trình diễn bằng hình ảnh, âm thanh… Microsoft PowerPoint 2010 có chức năng cho phép người sử dụng chọn các kiểu mẫu trình diễn đã được thiết kế Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 329 sẵn hoặc tự thiết kế cho mình một kiểu trình diễn riêng tuỳ theo yêu cầu công việc hoặc ý tưởng của người trình bày. 2.1.2. Phương pháp khai thác Việc khai thác, sử dụng phần mềm Microsoft power point được tiến hành trên các công cụ sau: - Thanh tiêu đề (Title bar): Thể hiện tên của chương trình đang chạy là PowerPoint và tên của bài trình diễn hiện hành. Nếu cửa sổ chưa toàn màn hình thì ta có thể dùng chuột kéo Title bar để di chuyển cửa sổ. - Ribbon: Chức năng của Ribbon là sự kết hợp của thanh thực đơn và các thanh công cụ, được trình bày trong các ngăn (Tab) chứa nút và danh sách lệnh. - Quick Access Toolbar: Chứa các lệnh tắt thông dụng nhất, bạn có thể thêm bớt theo nhu cầu sử dụng. - Nút Minimize: Thu nhỏ cửa sổ sử dụng. - Nút Maximize/Restore: Phóng to hay thu nhỏ cửa sổ làm. - Nút Close: Đóng ứng dụng Microsoft PowerPoint 2010 - Khu vực soạn thảo bài trình diễn: Hiển thị slide hiện hành. - Ngăn Slide: Hiển thị danh sách các slide đang có trong bài thuyết trình. - Ngăn Outline: Hiển thị dàn bài của bài thuyết trình. - Thanh trạng thái (Status bar): Báo cáo thông tin về bài trình diễn và cung cấp các nút lệnh thay đổi chế độ hiển thị thu nhỏ, phóng to vùng soạn thảo. - File : Mở thực đơn File từ đó ta có thể truy cập vào các lệnh mở (Open), lưu (Save), in (Print), tạo mới (New) và chia sẻ bài thuyết trình….. - Home: Chưa các nút lệnh thường xuyên sử dụng trong quá trình soạn thảo như các lệnh cắt, dán, sao chép, định dạng…. - Insert: Thực hiện các lệnh chèn, thêm các đối tượng mà PowerPoint hỗ trợ như là bảng biểu, hình ảnh, SmartArt, đồ thị, văn bản, đoạn phim…… - Design: Thực hiện các lệnh về định dạng kích cỡ và chiều hướng của slide, handout, áp dụng các mẫu định dạng và các kiểu hình nền cho slide. - Transitions: PowerPoint 2010 tổ chức Transitions thành một ngăn mới trên Ribbon giúp chúng ta có thể áp dụng và thiết lập các thông số cho các hiệu ứng chuyển slide rất nhanh chóng và thuận lợi. Ngoài ra, chúng ta có thể xem trước hiệu ứng chuyển slide ngay trong chế độ soạn thảo. - Animations: Danh mục các hiệu ứng áp dụng cho các đối tượng trên slide, sao chép hiệu ứng giữa các đối tượng, thiết lập thời gian cũng như các sự kiện cho hiệu ứng. Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 330 - Slide Show: Chuẩn bị các thiết lập cho bài thuyết trình trước khi trình diễn, tùy biến về mặt nội dung của bài thuyết trình trong các tình huống báo cáo. broadcast bài thuyết trình cho các khán giả theo gõi từ xa và thiết lập các thông số cho màn hình hiển thị khi trình diễn. - Review: Ghi chú cho cách slide trong bài thuyết trình, so sánh và trộn nội dung giữa các bài thuyết trình, công cụ kiểm tra lỗi chính tả. - View: Chuyển đổi qua lại giữa các chế độ hiển thị, cho hiển thị hoặc ẩn thanh thước, các đường lưới, điều chỉnh kích cỡ vùng soạn thảo, chuyển đổi màu hiển thị, sắp xếp…. 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm Mục đích TNSP nhằm kiểm định tính đúng đắn của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy cá bài thực hành chương trình Địa lí lớp 10. Việc triển khai phương pháp dạy học tích cực theo cách này là một trong những hướng đi đúng đắn và có triển vọng trong tương lai nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giúp HS nắm vững kiến thức, phát triển hứng thú, óc sáng tạo, phát huy tính tích cực, tự lực trong quá trình học tập. 3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm Bảng 1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm STT Tên trường Tên giáo viên Lớp Sĩ số 10 Văn 32 1 THPT Chuyên Hùng Vương Vi Thị Thúy Phượng 10 Toán 34 10 Sử - Địa 25 2 THPT Chuyên Hùng Vương Vũ Thị Tuyết Minh (Giáo sinh thực tập) 10 Anh 32 Phương pháp: Lập kế hoạch thực nghiệm ở một số đối tượng, đối với các lớp thực nghiệm sẽ tiến hành dạy bằng phương tiện hiện đại, các phương pháp dạy học tích cực và cho học sinh tiến hành làm bài thu hoạch để đánh giá kết quả. 3.3. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm Sau khi cho HS làm bài thu hoạch trong vòng 45 phút và kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2. Thống kê điểm số lớp thực nghiệm và đối chứng Điểm số Lớp Sĩ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 25 0 0 0 0 0 0 0 0 3 10 12 TN: 10 Sử - Địa ĐC: 10 Văn 32 0 0 0 0 0 0 0 3 19 8 2 32 0 0 0 0 0 0 0 0 12 14 6 TN: 10 Anh ĐC: 10 Toán 34 0 0 0 0 0 0 0 2 17 13 2 Kỷ yếu Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học khoa Địa lí năm 2012 331 Điểm trung bình bài thu hoạch thực hành môn Địa lí của nhóm lớp thực nghiệm là 9.05 và của nhóm lớp đối chứng là 8.36. Từ đây cho thấy hiệu quả hơn hẳn của phương pháp dạy học tích cực với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học là máy tính so với phương pháp dạy học truyền thống. KẾT LUẬN Trên đây là kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT vào dạy học các bài thực hành chương trình Địa lí lớp 10. Tiến hành nghiên cứu phương pháp khai thác các phần mềm phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy các bài thực hành Địa lý chương trình Địa lí lớp 10, đồng thời tiến hành thực nghiệm sư phạm, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đối chiếu kết quả học tập ở các lớp có ứng dụng CNTT và những lớp không ứng dụng CNTT để thấy được tính khả thi và hiệu quả của đề tài. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học. Hà Nội, 2001. [2]. Nguyễn Trọng Phúc. Thiết kế bài giảng địa lý ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008. [3]. Nguyễn Tiến, Đặng Xuân Hường, Trương Cẩm Hồng. Microsoft PowerPoint. NXB Giáo dục, 1999. [4]. Nguyễn Viết Thịnh (CB), Phạm Kim Chung, Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Tường Huy. Windows MS Office Internet dùng trong giảng dạy và nghiên cứu địa lí. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007.

File đính kèm:

  • pdfUng dung cong nghe thong tin trong day hoc cac bai thuchanh Dia li lop 10.pdf