Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ phát triển khoa học, công nghệ cao, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, với sự phát triển vũ bão về khoa học, công nghệ và thông tin, nghề dạy học và ứng dụng CNTT vào các hoạt động cũng phải phát triển để tiếp cận khoa học hiện đại (như các phương tiện nghe, nhìn, truyền thông, kỹ thuật vi tính) và tận dụng những thành tựu trong công nghệ dạy và học.

Sự nghiệp CNH, HĐH nước ta, đang đặt ra yêu cầu cho ngành Giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và ứng dụng CNTT vào các hoạt động trong trường học nhằm mục tiêu đào tạo con người lao động mới góp phần giải quyết hai vấn đề quan trọng là phát triển nguồn nhân lực và chiếm lĩnh những công nghệ cao.

Phương châm đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học và hiện đại hoá nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, để đưa học sinh vào cuộc, tạo cơ hội để học sinh suy nghĩ hành động, nhằm phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh trong học tập và mọi hoạt động khác

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6864 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỗ trợ cho việc giảng dạy của mình nhưng lại thực hiện không bài bản có thể gây phản tác dụng. Tại Trường THPT Lê Lợi để tạo điều kiện cho giáo viên dạy ƯDCNTT nhà trường đã lắp đặt 2 phòng công nghệ. Trong đó trang bị đầy đủ các thiết bị và bố trí cố định các thiết bị máy tính, máy chiếu, màn chiếu. Một trong các điều kiện để giáo viên dạy giỏi cơ sở phải có 1 tiết dạy ƯDCNTT nhằm nâng cao khả năng sử dụng CNTT trong dạy học của giáo viên. B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Yêu cầu cần thiết để làm giáo án điện tử: Mặc dù giáo án điện tử chưa được các trường học đón nhận, chưa thực sự phổ biến nhưng bước đầu nó đã tạo ra không khí học tập và làm việc khác hẳn so với cách học và giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc giảng dạy bằng giáo án điện tử sẽ giúp người thầy đỡ vất vả bởi vì chỉ cần "Click" chuột?. Thực ra, muốn "Click" chuột để tiết dạy thực sự có hiệu quả thì người giảng dạy cũng phải chịu bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng dạy mới này. Cụ thể, người thầy cần phải: - Có một ít kiến thức về sử dụng máy tính. - Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint. - Biết cách truy cập Internet. - Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh...(Gimp, Camtasia, Camstudio,…) - Biết một số phần mềm hổ trợ cho mô phỏng các bài dạy tùy vào môn học (Violet, Crocodile, Sketpad, Cabri3D, …) - Biết cách sử dụng Projector. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm Power point, giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để "săn tìm" tư liệu từ nhiều nguồn. Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là không, tuỳ thuộc vào tính chất của mỗi môn học mà các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho các giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được các yêu cầu trên thì tuyệt vời. Tại sao tôi lại đặt ra các yêu cầu trên? chúng ta thử tưởng tượng xem nếu một người không có khái niệm gì về công nghệ thông tin liệu họ có bật máy tính lên và chọn được cho mình một chương trình làm việc? liệu họ có biết được tài liệu của mình nằm ở đâu trên máy tính? Cách copy tài liệu từ nơi này sang nơi khác hay xoá một tài liệu nào đó khi không còn dùng?... Nghĩa là dù ít hay nhiều họ cũng phải sử dụng được chiếc máy tính theo ý muốn của mình. Thứ hai, từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các giáo án điện tử được trình bày trên màn chiếu? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint, nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ, tôi thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của PowerPoint cũng như chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. Ngoài những nội dung, hình ảnh minh hoạ được đưa vào bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được là thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Các hiệu ứng này là gì? Đó chính là các hình ảnh của các đối tượng (văn bản, hình ảnh…) được thiết lập có thứ tự. Ví dụ: Trong giờ học ngoài ngữ, giáo viên cho học sinh đoán từ vựng trước sau đó mới hiển thị kết quả trên màn hình, như thế sẽ tiết kiệm thời gian chép câu hỏi lên bảng, đồng thời tăng khả năng tư duy của học sinh. Đối với các phản ứng hoá học, chất phản ứng sẽ xuất hiện trên màn hình, sau khi học sinh suy nghĩ xong, giáo viên sẽ giúp học sinh thấy được các chất tọ thành từ phản ứng hoá học này. Đối với các môn học xã hội như Lịch sử, Địa lý, bài giảng thường đi kèm với nhiều hình ảnh minh hoạ. Có thể là hình ảnh mô tả trận chiến, các căn cứ địa cách mạng hay hình ảnh minh hoạ các vùng kinh tế. Hiện tại những hình ảnh minh hoạ cho các nội dung nói trên tương đối nhiều trên Internet. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên cần biết cách thức truy cập Internet để lấy thông tin. Tuy nhiên không phải hình ảnh, phim tư liệu nào lấy từ internet đều thoả mãn ý muốn của chúng ta. Vậy chúng ta phải làm nào? Điều này đòi hỏi giáo viên cần biết một ít kỹ thuật để xử lý màu sắc, cắt xén ảnh, các đoạn phim, đoạn nhạc một cách hợp lý. Hoặc trong giờ học ngoại ngữ, giáo viên có thể lấy các hình ảnh minh hoạ và cho các em nghe các bài đọc của người dân bản xứ. Có thể như thế bài giảng sẽ sinh động hẳn, các em lại nhớ được các từ vựng và phát âm chuẩn hơn. Có thể đây là thao tác tương đối phức tạp nhưng nó mang lại tính hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng phần mềm Violet để soạn bài giảng điện tử với giao diện đơn giản, có cấu trúc sẳn và sử dụng tiếng việt. Hay giáo viên có thể sử dụng phần mềm này để soạn các câu hỏi trắc nghiệm, các câu hỏi ghép đôi, trò chơi ô chữ để củng cố bài học. Bài giảng sau khi thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua máy chiếu. Nghĩa là dù muốn hay không giáo viên buộc phải biết cách sử dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên, chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với CPU của máy tính và điều chỉnh độ lớn, độ nét trên màn hình giáo viên chắc hẳn sẽ có một bài giảng chất lượng, học trò sẽ có không khí học tập sảng khoái hơn. Điều cuối cùng tôi muốn nói đến là nhờ giáo án điện tử mà các giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống học sinh buộc phải tập trung nghe giảng và tư duy nhiều hơn trong giờ học. 2. Quy trình và nguyên tắc khi thực hiện giáo án điện tử: Hiện tại, một số giáo viên đã áp dụng giáo án điện tử trong các giờ dạy. Nhưng vấn đề là chúng ta có nghĩ đến việc áp dụng như thế đã đúng chưa, đã hiệu quả chưa? Nếu chưa thì áp dụng như thế nào là đúng quy trình, làm thế nào để giáo viên đỡ vất vả trong những lần dạy tiếp theo? Điều tôi muốn nói ở đây là quy trình để chuẩn bị cho một giáo án điện tử. Cụ thể, giáo viên cần có: - Slide bài giảng. - Chương trình phân bổ thời gian học trong mỗi học kỳ. - Tài liệu hướng dẫn làm bài tập. Khi chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, giáo viên thường mang tư tưởng của bài giảng cũ để áp đặt vào. Nghĩa là, chúng ta nghĩ chúng ta sẽ trình bày những gì mình nói và viết tất cả các nội dung vào slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài. Chúng ta cần nhớ một điều slide là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng. Tuỳ theo từng môn học, chúng ta có thể bổ sung các công thức, định lý, phản ứng hoá học, hình ảnh minh hoạ một cách hợp lý… Đây là bước mà giáo viên cần vận dụng khả năng, kiến thức về tin học của mình để xây dựng bài giảng. Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu đến số lượng chữ, màu sắc, kích thước trên các slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình sẽ trình bày dưới dạng các keyword một cách rõ ràng và dễ hiểu. Nhìn vào slide, giáo viên có nhiệm vụ giải thích kỹ càng và mở rộng vấn đề ra chứ không phải là đọc các dòng chữ trên slide. Nếu chưa quen với cách giảng dạy này, giáo viên có thể thấy khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề gì. Không sao, giáo viên có thể in ra một bản handout để vừa giảng vừa nhìn vào nó để xác định vấn đề sẽ nói tiếp theo. Đối với giáo án điện tử chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa các keyword, hình ảnh… thì làm thế nào để giáo viên có thẻ bao quát hết các vấn đề cần được giảng? Phải chăng giáo viên thích nói nội dung nào trước đều được? Những nội dung giáo viên cảm thấy thích thì tập trung nhiều thời gian vào và giảm thời gian cho các nội dung còn lại? Liệu một giáo viên mới đứng lớp có thể nhớ hết được những gì mình đã chuẩn bị trước buổi dạy? Chỉ cần chúng ta xây dựng đề cương giảng dạy thì vấn đề trên sẽ được giải quyết ngay lập tức đề cương này sẽ ghi rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương ứng với các tiết học, nội dung cụ thể sẽ trình bày trong mỗi tiết học là gì? Vấn đề nào trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau? Vấn đề nào là trọng tâm, cần nhấn manh?... Kết hợp đề cương này cùng handout một cách thích hợp, giáo viên ắt hẳn sẽ không còn băn khoăn gì về cách dạy mới này. Kèm theo các tiết học lý thuyết là các tiết học bài tập, giáo viên cần có tài liệu hướng dẫn bài tập cụ thể bao gồm bài tập trong sách giáo khoa và bài tập nâng cao và các bài tập nầy phải được giải một cách rõ ràng tránh trường hợp đến tiết bài tập nào thì giải các bài tập đến đó. Các bài tập này sẽ được lưu vào sổ tay hướng dẫn giảng dạy để làm tài liệu giảng dạy sau này. 3. Kết quả: Tại Trường THPT Lê Lợi trong các năm qua số giáo viên dạy ƯDCNTT tăng lên rõ rệt. Do điều kiện trường đã có 2 phòng máy CN nên thuận lợi cho giáo viên trong khâu chuẩn bị thiết bị dạy công nghệ. Mặt khác, điều kiện là giáo viên giỏi cơ sở phải có 1 tiết dạy CNTT nên trong nhiều năm giáo viên cũng làm quen được với bài giảng điện tử. Cụ thể HKI năm học 2008 – 2009 theo thống kê của các tổ chuyên môn số tiết dạy CN như sau: Tổ Toán: 9 tiết; Tổ Lý: 10 tiết; Tổ Hóa: 44 tiết; Tổ Sinh: 85 tiết; Tổ Tin: 314 tiết; Tổ Văn: 6 tiết; Tổ Sử +GDCD: 15; Tổ Địa: 42; Tổ Anh văn: 11; Tổ Thể dục: 8 tiết; Tổng số 544 tiết. Trong năm học vừa qua, với số lượng bài giảng soạn bằng giáo án điện tử có nhiều học sinh thích học môn tin học nhiều hơn và kết quả học tập cao, học sinh chăm chú nghe giảng và phát biểu xây dựng bài làm cho tiết học luôn thoả mái và dễ chịu. III. KẾT LUẬN: Trên đây chỉ là một cách ứng dụng công nghệ thông tin trong chuẩn bị giáo án điện tử trước khi lên lớp của tôi và đã thu được kết quả tốt. Hy vọng qua đây tôi có thể chia sẽ kinh nghiệm cách ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án. Rất mong sự góp ý và học tập thêm được những kinh nghiệm quý báu của các quý thầy cô giáo khác để vững vàng hơn trong công tác chuyên môn và giảng dạy. Đông hà, ngày 30 tháng 3 năm 2009 Người thực hiện Nguyễn Thị Tố Châu

File đính kèm:

  • docUng dung cong nghe thong tin trong day hoc.doc
Giáo án liên quan