Đề tài Tuổi trẻ học đường phòng chống tệ nạn xã hội - Nguyễn Đình Sâm

I. LÍ DO CHON ĐỀ TÀI:

Thực hiện theo công văn hướng dẫn số 1039/GD-ĐT ngày 19 tháng 12 năm 2005 của sở Giáo dục và Đào tạo về chương trình phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội giai đoạn 2006-2010.

Trong năm học 2007. Thực hiện Công văn số 5410/BGDĐT-HSSV ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo; và Công văn số 332/GDĐT-GDTrH của Sở giáo dục Đào tạo về việc mở đợt cao điểm phòng chống ma tuý trong trường học. Đây quả là những vấn đề nóng hổi mà ai làm công tác giáo dục cũng phải quan tâm.

Khi nói tới Trường THCS Hướng Phùng- Hướng Hóa - Quảng Trị là một trong những trường học mang tính đặc thù riêng trong tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh nhà nói chung và địa bàn huyện Hướng Hóa nói riêng. Nằm trên địa bàn của một xã miền núi có đường biên giới với nước bạn Lào, về lý thuyết đây là vùng có nhiều nguy cơ các tệ nạn xâm nhập cao, đặc biệt là vấn đề ma tuý. Nhưng chú ý hơn nữa từ 2006 Sở GD đã mở các lớp nhô ở bậc THPT, mỗi năm nhà trường nhận vào từ 80 - 90 đoàn viên thanh niên. Đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với các tệ nạn xã hội. Để tạo ra cho môi trường giáo dục an toàn, đảm bảo trong nhà trường bản thân tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Tuổi trẻ học đường phòng tránh tệ nạn xã hội”.

II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.

Trong thời gần đây do khoa học kỉ thuật tiếp tục phát triển nhảy vọt kỉ nguyên thông tin bùng nổ tạo ra một lương kiến thức khổng lồ. Song song với vấn đề này thì tệ nạn xã hội xảy ra khắp nơi và tai hại hơn là thanh thiếu niên đang là học sinh, sinh viên cũng sa vào những vấn đề mang tính cấp bách này.

Cho nên các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu xã hội học đã bắt tay vào nghiên cứu về nguyên nhân, cũng như hướng khắc phục. Các bài này thường được in đăng trên các báo: Thiếu niên tiền phong, hoa học trò, an ninh thế giới Còn bản thân tôi tiếp tục nghiên cứu nguyên nhân, cách phòng tránh tệ nạn xã hội đối với học sinh ở địa bàn mình công tác.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tuổi trẻ học đường phòng chống tệ nạn xã hội - Nguyễn Đình Sâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức mạnh của tập thể, nâng cao ý thức tổ chức, chấp hành kỹ luật của Đoàn - Hội - Đội Giáo viên chủ nhiệm, các anh chị phụ trách, ban chấp hành các chi Đoàn, ban cán sự các lớp phải thường xuyên tổ chức sinh hoạt: tuyên truyền về tác hại của tệ nạn xã hội trong trường học, giúp cho Đoàn viên, thanh thiếu niên hòa nhập vào tập thể đấu tranh các tệ nạn xã hội trong trường học. Chương II: Cơ sở thực tiễn. Do thói quen và tập quán địa phương, việc cúng bái, hút thuốc, uống rượu của thanh thiếu niên là một việc làm bình thường thậm chí được khuyến khích. Gia đình không thực sự quan tâm đến sự phát triển của con em, những người lớn trong gia đình thiếu gương mẫu. Nên những lời nhắc nhỡ của cha mẹ thì con cái coi như không đáng tin cậy. Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội ( hút thuốc, uống rượu, cờ bạc, bỏ học) chưa được thường xuyên coi trọng ở các thôn bản. Các đoàn thể, các tổ chức xã hội chưa thu hút được thanh niên vào các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội như các buổi văn nghệ mang tính tuyên truyền, vận động. Chương III: Nội dung đề tài Dưới sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy đảng, ban lãnh đạo nhà trường cần có những phương pháp giáo dục hợp lý, phù hợp với đối tượng Đoàn viên, thanh thiếu niên . Xác định được tầm quan trọng của công tác này, đồng thời phối hợp chặt chẽ với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, lực lượng tự vệ cơ quan, hội cha mẹ học sinh trường để tìm ra biện pháp giáo dục đồng bộ, có hiệu quả, ngay từ đầu năm học đoàn trường phải xây dựng quy ước và tổ chức ký cam kết không tham gia vào các tệ nạn xã hội giữa các lớp. Thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm nhằm tìm ra biện pháp giáo dục đồng bộ, có hiệu quả. Đoàn trường thường xuyên là mối liên kết chặt chẽ, phát huy vai trò của các lực lượng giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội, trong đó lấy đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, chi đoàn giáo viên làm nòng cốt, lấy các phân chi đoàn làm cơ sở để kịp thời giáo dục học sinh cá biệt. Để quản lý tốt Đoàn viên , thanh thiếu niên. Đoàn trường cần tạo được kênh thông tin hai chiều giữa Đoàn trường và các phân đoàn, chi đội bằng cách trực báo cán bộ đoàn hàng tuần giữa đội cờ đỏ và Đoàn trường, vì vậy mọi diễn biến tốt xấu trong Đoàn viên thanh niên học sinh được quản lý chặt chẽ cụ thể theo tuần để có biện pháp giải quyết kịp thời. Chính nhờ sự đồng bộ và tính kịp thời trong việc phát hiện ngăn chặn các hiện tượng đánh bậy, uống rượu, hút thuốc lá như các em : Hoàng Thôi, Nguyễn Văn Hùng, Trần Văn Chiến để có sự xữ lí kịp thời. Không ngừng giáo dục các em học sinh cá biệt để đưa các trở thành những học sinh ngoan như trường hợp em Hà Ngọc Hữu Dưng, Trần Thị Ánh Đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn phải lấy việc tuyên truyền giáo dục, chính trị , đạo đức tư tưởng, ý thức chấp hành pháp luật làm trọng tâm trong việc triển khai thực hiện các biện pháp đấu tranh - phòng chống các tệ nạn xã hội, giúp cho Đoàn viên thanh niên học sinh nhận thức cao vai trò trách nhiệm người công dân của mình để tự điều chỉnh, xây dựng lối sống lành mạnh, hoàn thiện nhân cách cho con người. Đối với nhà trường, liên đội luôn chú trọng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Thông qua việc kỷ niệm các ngày lễ lớn, học tập các bộ luật, như luật thanh niên, luật giáo dục và cuộc vận động nâng cao chất lượng học tập bộ môn giáo dục công dân, và các bộ môn khoa học xã hội, hướng nghiệp, tiếng dân tộc, xây dựng chương trình, tổ chức các trò chơi để học sinh bớt căng thẳng trong khi học tập .... Nhà trường cũng phải kết hợp với công an xã, Đồn biên phòng 609, Đoàn kinh tế quốc phòng Trung đoàn 52, tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về pháp luật, an toàn giao thông, luật tố tụng hình sự, về các hành vi, vi phạm thường xãy ra trong thanh thiếu niên. Phát động phong trào tố giác tội phạm, góp ý phê bình Đoàn viên thanh, thiếu niên là học sinh cá biệt thông qua GVCN và Tổng phụ trách Đội, chính vì vậy đã phát hiện kịp thời một số học sinh có quan hệ với phần tử xấu bên ngoài, và những học sinh vi phạm nội quy của nhà trường . Từ đó kết hợp với công an, gia đình, các tổ chức trong nhà trường giáo dục thông qua cộng đồng để giúp các em sớm tiến bộ. Chủ động tổ chức các diễn đàn thanh niên như: " vai trò của người Đoàn viên trong phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội", " Vai trò của người Đoàn viên trong giáo dục giới tính", “Vai trò của Đoàn viên trong phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “ Xây dựng lí tưởng của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”......thông qua diễn đàn, sinh hoạt tập thể, học tập “Các bài học lý luận chính trị” và các cuộc thi đã giúp cho Đoàn viên thanh thiếu niên tìm hiểu sâu sắc hơn về truyền thống của dân tộc, về pháp luật. Để kịp thời phát hiện đánh giá đúng hành vi đạo đức của Đoàn viên thanh niên và Đội viên nhằm ngăn chặn kịp thời những phần tử xấu, cần thành lập đội thanh niên xung phong trong nhà trường, đội cờ đỏ ngay từ đầu năm học nhằm giám sát nội quy, quy ước của Đoàn trường. Xữ lý nghiêm các trường hợp thanh niên ngoài vào gây rối và học sinh vi phạm như hút thuốc uống rượu. Đối với các em học sinh chậm tiến bộ, thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường và liên đội cần kịp thời giáo dục, uốn nắn động viên giúp đỡ. Nếu nhà trường, liên đội , giáo viên không phát hiện kịp thời thì các em sẽ lún sâu vào tệ nạn thì lúc đó sự việc càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt cách phòng tránh tốt nhất là tất cả các giáo viên cần thu hút các em vào môn học. Làm cho các em khi đến trường không cảm thấy chán nản mà luôn tìm thấy niềm vui ngay ở trường, ở lớp. Phải luôn làm cho các em cảm thấy có ý nghĩa khi tiếp thu mỗi một môn học từ đó kích thích các em tìm tòi khám phá tri thức. Khi các em bận rộn với việc học hành thì không thể có một tệ nạn xã hội nào xâm nhập nỗi. Như ông ta cha ta thường dạy rằng Nhàn cư vi bất thiện, quả thật là không sai. * Kết quả đạt được: Qua hai năm thực hiện triển khai chuyên đề này, so với năm học 2004 - 2006 và năm học 2006 – 2007, thu được số liệu như sau: Năm học Số học sinh vi phạm Số học sinh bị kỷ luật từ phê bình, khiển trách 2006 -2007 10 8 2007-2008 HKI 7 5 HKII 1 1 * Phần kết luận. Giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội trong trường học là một nhiệm vụ cấp bách vì đại đa số đoàn viên thanh thiếu niên hiện nay hiện nay thường đua đòi và chạy đua theo những cảm giác mới lạ. Thanh, thiếu niên là một lực lượng đông đảo trong xã hội có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước và nhà trường. Việc tạo ra môi trường lành mạnh từ trong gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội là yêu cầu khách quan, cần thiết để giáo dục rèn luyện thanh thiếu niên có môi trường lành mạnh mới góp phần hạn chế được tình trạng tệ nạn xã hội trong thanh, thiếu niên. Qua quá trình công tác bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: Một là: Ban giám hiệu nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo các bộ phận, tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện. Phải luôn xác định công tác phòng chống các tệ nạn xã hội là một việc làm trọng tâm và mang tính liên tục, kịp thời. Hai là: Cần tạo được sự đồng bộ, thống nhất giữa cấp ủy - Ban giám hiệu nhà trường - Đoàn trường - Các đoàn thể khác. Ba là: Chú trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng văn hóa, tuyên truyền, khơi dậy về truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua các bài nói chuyện theo chủ điểm, chủ đề. Bốn là: Đoàn, Đội trong nhà trường cần có những hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền các vấn đề ma tuý, tội phạm, các tệ nạn thông qua các cuộc thi tìm hiểu, các hoạt động văn hoá, văn nghệ. Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động văn hoá, các cuộc thi để lôi kéo các em tham gia, tránh xa các tệ nạn xã hội. Có sự lồng ghép trong công tác tuyên truyền thông qua các đợt phát thanh. Năm là: Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, chính quyền, gia đình, các lực lượng đóng quân trên địa bàn và cá tổ chức xã hội để quản lý các em một cách chặt chẽ trong giờ học cũng như lúc tan trường. Sáu là: Trong công tác giảng dạy giáo viên bộ môn cần thu hút các em vào việc học tập và tao ra các phương pháp thích hợp để giáo dục tư tương, tình cảm, niềm tin, lối sống thông qua các bài giảng của mình như các tiết GDCD, các tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khoá và tất cả các môn học khác. Trên đây chỉ là một số kết luận mang tính chủ quan của người nghiên cứu rút ra được ngay từ trên địa bàn công tác chứ không mang tính chất phổ biến. Rất mong được sự góp ý, chỉ đạo của quý cấp lãnh đạo, của tất cả các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được nhân rộng và phổ biến. LỜI CẢM ƠN Qua quá trình công tác để việc nghiên cứu được hoàn thành và đã được áp dụng vào thực tiễn giáo dục. Bản thân tôi đã được sự đồng thuận, giúp đỡ, chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường, Đoàn thanh niên, liên đội, cũng như tất cả các giáo viên đồng nghiệp và sự cộng tác của các phân đoàn, chi đội trong nhà trường. Đó là niềm vinh dự lớn cho bản thân tôi. Chắc có lẽ bài viết này còn rất nhiều hạn chế về cả lí thuyết lẫn ứng dụng vào thực tiễn. Nhưng tôi tin chắc rằng nếu được sự góp ý bổ sung của quý cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp thì bài viết này sẽ hoàn thiện hơn, tôi sẽ học hỏi được nhiều biện pháp giáo dục tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hướng Phùng, ngày2 tháng 5 năm 2007 Người thực hiện: Nguyễn Đình Sâm NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Hiệu trưởng: MỤC LỤC - Tóm lược nội dung đề tài đề tài1 - Phần mở đầu: + Lí do chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm2 + Lịch sử nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm.3 + Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..3 Mục đích. Nhiệm vụ. + Đối tượng và giới hạn nghiên cứu..3 Đối tượng nghiên cứu. Giới hạn và thời gian nghiên cứu. + Phương pháp và tư liệu nghiên cứu.3 Phương pháp. Tư liệu tham khảo. + Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm.4 + Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm4 Phần nội dung. + Chương I: Cơ sở lí luận.4 + Chương II: Cơ sở thực tiễn.5 + Chương III: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm6 Kết luận những kinh nghiệm rút ra được8 Lời cảm ơn....10

File đính kèm:

  • docDE TAI TE NAN XA HOI.doc
Giáo án liên quan