Đề tài Thực địa tự nhiên tỉnh Phú Thọ và kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ninh

Thực địa là một hoạt động rất cần thiết đối với sinh viên Địa; việc đi thực địa địa lí tự nhiên tỉnh Phú Thọ và kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ninh nhằm mục đích:

- Tìm hiểu về địa tự nhiên Phú Thọ và kinh tế tỉnh Quảng Ninh( Ngành công nghiệp than, ngành thuỷ sản, ngành dịch vụ: Du lịch, thương mại).

- Tìm hiểu và đánh giá mối quan hệ tác động qua lại giữa tự nhiên- con người với các hoạt động kinh tế.

- Viết báo cáo kết quả thu thập được sau chuyến thực địa.

- Làm quen và tiếp cận các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thực địa, phương pháp nghe báo cáo.

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực địa tự nhiên tỉnh Phú Thọ và kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tích vùng nội thuỷ rộng trên 6.000km2, có Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long được tạo thành bởi gần 2.000 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vụng, vịnh nhỏ kín gió, tạo cho biển Quảng Ninh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản. Quảng Ninh có của khẩu quốc tế Móng Cái và nhiều bến cảng, có đầu mối giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi, có những khu đô thị công nghiệp thương mại lớn, những vùng du lịch và dịch vụ là thị trường có nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản không ngừng tăng; về khai thác hải sản, ngư trường Quảng Ninh- Hải Phòng là một trong bốn ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước; Biển Quảng Ninh là nơi hội tụ của nghề cá Vịnh Bắc Bộ, lại có các chợ cá trên biển, liền kề thị trường Trung Quốc, Hồng Kông nên sản phẩm thuỷ sản có thể xuất ngay tại ngư trường có số lượng lớn, đồng thời là nơi tập kết và tiêu thụ sản phẩm hải sản từ các tỉnh phía Nam. Tổng diện tích đất đai Quảng Ninh có 611.091 ha, diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản nước ngọt là 12.990 ha, diện tích rững ngập mặn ven biển 43.093 ha, trong đó diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản trên 20.000 ha, có 21.000 ha chương bãi để phát triển nuôi các loài nhuyễn thể và trên 20.000 ha eo vịnh kín gió xen kẽ các đảo nhỏ có nhiều điều kiện thuận lợi, môi trường sạch có thể nuôi thuỷ sản được quanh năm với nhiều loài hải sản quý hiếm. Về nhân lực lao động; Quảng Ninh có trên 3.000 người tham gia nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Sở Thuỷ sản Quảng Ninh đã triển khai xây dựng xong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế thuỷ sản của tỉnh đến năm 2010, quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế thuỷ sản các huyện, thị xã, thành phố; quy hoạch 9 vùng nuôi thuỷ sản tập trung theo quy mô công nghiệp, quy hoạch vùng nuôi cá nước ngọt, nuôi cá biển bằng lồng bè, vùng nuôi nhuyễn thể; xây dựng dự án chuyển đổi diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản ở các địa phương, đồng thời tổ chức sắp xếp lại nghề khai thác trên cơ sở cơ cấu lại nghề nghiệp một cách hợp lý, chuyển đổi những hộ có tàu nhỏ khai thác ven bờ kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản và làm dịch vụ. Đến nay Quảng Ninh đã xây dựng nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế thuỷ sản thu hút rất mạnh các nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài vào phát triển kinh tế thuỷ sản....Với những lợi thế về tiềm năng và khả năng phát triển của ngành thuỷ sản, ngày 28 tháng 7 năm 2003 Ban thườngvụ Tỉnh uỷ có Nghị quyết chuyên đề số 17/NQ-TU về “Phát triển kinh tế thuỷ sản Quảng Ninh đến năm 2010”, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quan tâm chỉ đạo với nhiều chủ trương chính sách để đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. 3.2.2. Khai thác thuỷ sản. Quảng Ninh hiện có 7.198 tầu; trong đó có 1.834 thuyền thủ công và5.365 tầu gắn máy, tổng công suất 119.800 cv, trong đó: Khai thác gần bờ: có 6.941tấn, tổng công suất 86.300 cv. Cơ cấu nghề nghiệp bao gồm: nghề giã tôm vùng gần bờ có 1.189 chiếc chiếm 17,1%; nghề rê có 1.927 chiếc chiếm 27,76 %, nghề câu có 805 chiếc chiếm 11,6%, nghề te xiệp 120 chiếc 1,7 %; nghề vó, chụp kết hợp ánh sáng gần bờ 370 chiếc chiếm 5,3 %; còn lại là thuyền thủ công ven bờ và tầu làm dịch vụ hậu cần. Khai thác xa bờ: có 257 tầu với công suất từ 90-> 460 cv, với tổng công suất 33.500 cv, trung bình đạt 130 cv/tầu. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác xa bờ gồm: giã đôi chiếm 9,3 %, chà chụp chiếm 48,3%, câu khơi chiếm 21,7 %, vây chiếm 2,7 %, còn lại 18 % tầu làm dịch vụ hậu cần. Tổ chức sản xuất gồm có 8 HTX với 54 tầu, 11 tổ hợp với 19 tầu và 3 công ty TNHH với 13 tầu khai thác nghề giã đôi, 3 xí nghiệp tư nhân với 6 tầu; số còn lại là của các hộ gia đình mỗi hộ có từ 1-> 3 tầu. Tổng số tầu hoạt động nghề cá hiện nay ở Quảng Ninh, Sở thuỷ sản mới quản lý được gần 4.000 chiếc, số tầu còn lại (do dân tự phát đóng và lắp máy nhập lậu không rõ nguồn gốc) trên 2.000chiếc chưa đăng ký và quản lý được. 3.2.3.Nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của toàn tỉnh hiện nay là 17.300 ha tăng 3,5% so với cùng kỳ, có 11.300 ha nuôi tôm, trong đó diện tích nuôi thâm canh gần 1.000 ha và trên 1.000 nuôi bán thâm canh còn lại nuôi quảng canh cổ truyền và nuôi sinh thái; có gần 2.000 ha nuôi thuỷ sản nước ngọt, 1.300 ha nuôi nhuyễn thể, còn 2.700 ha nuôi các loài thuỷ sản khác. Toàn tỉnh có 5.278 ô lồng nuôi cá biển, tăng 1.003 ô lồng so với năm 2003, có gần 500 ha ao, đầm và hàng chục ha rào chắn trên vịnh để nuôi cá biển. Toàn tỉnh hiện có 11 công ty, đơn vị nuôi trai cấy ngọc trên vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. 3.2.4.Kết quả sản xuất ngành thuỷ sản. Trong những năm qua kinh tế thuỷ sản Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu đạt được: Năm 2002: sản lượng đạt 41.000 tấn tăng 37,5 %so với cùng kỳ 2001; trong đó sản lượng khai thác 24.000 tấn, tăng 20%, sản lượng nuôi trồng 17.000 tấn, tăng 73,4% so với cùng kỳ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 42,,5 triệu USD, tăng 28,7% so với cùng kỳ. Năm 2003: đạt 48.500 tấn tăng 14,4% so với cùg kỳ 2002; trong đó sản lượng khai thác 29.000 tấn, tăng20,8%, sản lượng nuôi trồng là 19.500 tấn, tăng 14,7%. Giá tri kim ngạch xuất khẩu đạt 42,5triệu USD, bằng 100,2% so với cùng kỳ. Qua số liệu báo cáo trên đây, ngành thuỷ sản Quảng Ninh liên tục hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra năm sau cao hơn năm trước từ 20% đến 30%. Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, một mặt do Ngành mở rộng diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh và các loại nuôi biển, nuôi nhuyễn thể nên sản lượng hàng năm tăng; mặt khác trong hai năm 2002 và 2003 một số sản phẩm sản xuất đã được đưa vào thống kê báo cáo như nhuyễn thể, các loại đặc sản hải sản khác.... 4.Dịch vụ: Nói đến Quảng Ninh, người ta không chỉ nghĩ ngay đến một vùng đất mỏ trù phú mà còn nghĩ ngay đến một vùng đất giàu tiềm năng du lịch và một nền kinh tế đang hướng tới kinh tế cửa khẩu mạnh mẽ. 4.1.Du lịch. Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đó được UNESCO cụng nhận là di sản thiờn nhiờn thế giới và di sản thế giới bởi giỏ trị địa chất địa mạo. Tiềm năng du lịch Quảng Ninh nổi bật nờn với: * Các danh thắng nổi tiếng. Vịnh Hạ Long cú diện tớch 1.553 km2 với 1969 đảo, trong đú khu di sản thế giới được UNESCO cụng nhận cú diện tớch trờn 434 km2 với 788 đảo, cú giỏ trị đặc biệt về văn hoỏ, thẩm mỹ, địa chất, sinh học và kinh tế. Trờn vịnh cú nhiều đảo đất, hang động, bói tắm, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phỏt triển nhiều điểm, nhiều hỡnh thức du lịch hấp dẫn. Vịnh Hạ Long cựng với đảo Cỏt Bà là khu du lịch trọng điểm quốc gia, động lực phỏt triển vựng du lịch Bắc bộ. Cỏc bói tắm bói tắm đẹp như Bói Chỏy, đảo Tuần Chõu đó được cải tạo, nõng cấp với nhiều loại hỡnh dịch vụ phục vụ đa dạng cỏc nhu cầu của khỏch. 4.2 Thương mại. Dựa vào lợi thế cửa ngõ của cả nước và có các cảng biển, Quảng Ninh đang đẩy mạnh phát triển ngành ngoại thương thông qua đẩy mạnh kinh tế cửa khẩu và buôn bán qua các cảng biển. Hoạt động thương mại sôi động đã hình thành nên các trung tâm thương mại cửa khẩu, trong đó Chợ trung tâm Móng Cái là lớn nhât. Các mặt hàng buôn bán trong chợ chủ yếu là hàng Trung Quốc và rất đa dạng từ đồ điện tử, quần áo, giày dép, đồ gia dụng... Ngoài cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh còn có được lợi thế về một cảng nước sâu đó là cảng Cái Lân. Cảng Cái Lân nằm ở phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, dưới sự khai thác, quản lý của cảng Quảng Ninh. Đây là một cảng nước sâu nằm sâu trong đất liền, không bị bồi, có độ sâu 9,5 m và tàu có trọng tải 55.000 tấn có thể vào cảng, cảng tầu là đầu mối giao thông để giao lưu hàng hoá với các nước trên thế giới. 5. Tài nguyên môi trường. Môi trường đã đặt ra cho Quảng Ninh là vấn đề khai thác có hiệu qủa tài nguyên than và những tác động tới môi trường của ngành công nghiệp này, nhất là ngành công nghiệp này phát triển trên bờ Vịnh Hạ Long- di sản thiên nhiên thế giới. Bên cạnh đó việc sử dụng và khai thác các tài nguyên du lịch sinh thái, nhân văn và giữ gìn cảnh quan môi trường cũng được quan tâm. Ô nhiễm môi trường ở Quảng Ninh chủ yếu là do ô nhiễm nước thải, không khí, chất thải. Theo nghiên cứu thì nồng độ bụi ở Cẩm Phả vượt từ 3-> 4 lần cho phép. Bên cạnh đó thì theo số liệu thống kê thì tỉ lệ bốc đất đá hiện nay là từ 5-> 5,5. Điều đó có nghĩa là mỗi năm để khai thác được 30 triệu tấn than thì công nhân phải bóc đi 150-> 160 triệu m3 đất đá. Chính điều đó không những làm biến đổi cảnh quan mà còn làm phá huỷ lớp thực vật nếu không có biện pháp khôi phục. Việc tuyển than bằng nước và thiếu quy hoạch khu đổ thải dẫn đến ô nhiễm môi trường nước và bồi lắng trầm tích cho Cửa Lục và vịnh Hạ Long- mộy di sản thiên nhiên thế giới. Một vùng đất với nhiều tiềm năng du lịch; đất liền, biển, đảo cần được khai thác một cách có hiệu quả, có sự tính toán và những giải pháp sử lý cho những tác động đến môi trường và suy thoái tài nguyên. Trung bình mỗi năm ở Quảng Ninh thu hút 3,5-> 4,5 triệu lượt khách du lịch, thu trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm, nhưng chính hoạt động này đã góp phần làm suy thoái môi trường và tài nguyên biển đảo ở đây. Việc vứt rác thải và xả nước sinh hoạt xuống biển đã làm cho khu vực này mấy năm trước là một vùng biển đáng báo động về ô nhiễm ở nước ta. Bên cạnh đó, hoạt động của các tàu, thuyền, các ngành công nghiệp khác như đóng tàu, cơ khí, chế biến thuỷ sản cũng đa thải một số lượng lớn chất thải xuống vùng biển này. Những năm gần đây Quảng Ninh cũng đã nỗ lực rất lớn trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường. Đặc biệt là việc quy hoạch phát triển tổng hợp công nghiệp dịch vụ đang là một hướng đi khả quan cho tỉnh Quảng Ninh, kết hợp giữa kiểm tra chặt chẽ đi đôi với chiến lược phát triển phù hợp, đầu tư cho cải tạo và bảo vệ môi trường đã và đang phát huy hiệu quả. C. Phần kết luận. Với vị trí chiến lược, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Quảng Ninh nằm ở vùng Đông Bắc của nước ta.

File đính kèm:

  • docDia ly tu nhien Phu Tho Quang Ninh.doc
Giáo án liên quan