Đề tài Tạo bản đồ tư duy với ImindMap

MỤC LỤC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI DƯƠNG 1

A. MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

3. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 2

3.1 Cơ sở lý luận 2

3.2. Phương pháp nghiên cứu 3

4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 4

5. Kết cấu của đề tài báo cáo 5

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 5

1.1 THUẬN LỢI 5

1.2 KHÓ KHĂN 5

CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VÀ GIỚI THIỆU CÁC NỘI DỤNG, BIỆN PHÁP CHÍNH. 6

2.1 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 6

2.1.1 Giảng dạy theo sơ đồ tư duy tăng cường tính tích cực của học sinh 6

2.1.2 Giáo viên trở thành người hướng dẫn, hộ trợ 7

2.1.3 Những lưu ý học sinh khi sử dụng sơ đồ tư duy 9

2.2 GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP VỚI SƠ ĐỒ TƯ DUY 10

2.2.1 Giới thiệu đôi nét về sơ đồ tư duy 10

2.2.2 Nguyên lý và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học 10

2.2.3 Giới thiệu một số phần mềm dùng để tạo sơ đồ tư duy 11

2.3 TIẾN TRÌNH MỘT BÀI DẠY THEO SƠ ĐỒ TƯ DUY 12

2.3.1 Cách vẽ Sơ đồ tư duy 12

2.3.2 Các bước cụ thể 14

2.3.2.1 Đối với giáo viên 14

2.3.2.2 Đối với học sinh 14

2.3.3 Tiến trình các hoạt động trên lớp 15

2.3.4 Cách ghi chép trên sơ đồ tư duy 17

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17

3.1 KẾT LUẬN 17

3.2 KIẾN NGHỊ 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tạo bản đồ tư duy với ImindMap, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau, tuy nhiên, cách thức, thay đổi, chỉnh sửa. Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo sơ đồ tư duy. Một số phần mềm tiêu biểu trong thể loại “phần mềm Mind mapping ” (mind mapping software). Phần mềm Buzan’s iMindmapTM: một phần mềm thương mại, tuy nhiên có thể tải bản dùng thử 30 ngày. Phần mềm do công ty Buzan Online Ltd. Thực hiện. Trang chủ www.imindmap.com Phần mềm Inspiration: sản phẩm thương mại của công ty Inspiration Software, Inc. Sản phẩm có nhiều phiên bản dành nhiều cho trẻ em rất rễ dùng và nhiều màu sắc. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại www.inspiration.com Phần mềm Visual mind: sản phẩm thương mại của công ty Mind Technologies. Phần mềm sử dụng và linh hoạt trong sắp xếp các nút chứa từ khóa. Có thể dùng thử 30 ngày. Trang chủ tại www.visual-mind.com Phần mềm FreeMind: sản phẩm hoàn toàn miễn phí, được lập trình trên Java. Các icon chưa được phong phú, tuy nhiên chương rình có đầy đủ chức năng để thực hiện mindmapping. Trang chủ tại: Ngoài ra chúng ta có thể tham khảo một danh sách các phầm mềm loại Mindmapping tại địa chỉ sau: ít_of_mind_mapping_software 2.3 TIẾN TRÌNH MỘT BÀI DẠY THEO SƠ ĐỒ TƯ DUY 2.3.1 Cách vẽ Sơ đồ tư duy - Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm Bước đầu tiên trong việc tạo ra một Sơ đồ tư duy là chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang) Quy tắc: Bạn cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác. Bạn có thể sử dụng tự do tất cả các màu sắc mà bạn thích. Bạn không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề được làm nổi bật để dễ nhớ. Bạn có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề không rõ ràng. - Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ Quy tắc: Tiêu đề phụ nên dược viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật. Tiêu đề phụ nên được gắn liền với trung tâm. Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ khong nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng. - Bước 3: Trong những tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. Quy tắc: Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh. Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm thời gian và không gian vẽ. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ khóa thông dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn. Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm. Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn. Một cách điển hình, sơ đồ tư duy có cấu trúc như sau: 2.3.2 Các bước cụ thể 2.3.2.1 Đối với giáo viên Hướng dẫn cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho học sinh một số Sơ đồ tư duy cùng với sự dẫn dắt của giáo viên để các em làm quen. Tập đọc, hiểu sơ đồ tư duy sao cho chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy bất kì học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hoặc một chủ đề, một chương theo mạch logic của kiến thức. Hướng cho học sinh có thói quen khi tư duy logic theo hình thức sơ đồ hóa trên sơ đố tư duy. Cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy dưới hình thức cá nhân hoặc theo nhóm. Sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, mỗi phần Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý đẻ học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ Sơ đồ tu duy. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một tờ giấy rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng. Dùng sơ đồ tư duy để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra từ khóa để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh phát triển các nhánh còn lại bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các từ kiên quan đến từ khóa đó và hoàn thiện sơ đồ. Qua sơ đồ đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học và khắc sâu một cách dễ dàng. Điều quan trọng là hướng cho học sinh có thói quen lập Sơ đồ tư duy trước hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương, để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, logic. 2.3.2.2 Đối với học sinh Học sinh tự có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hộ trợ việc tự học ở nhà, tìm hiểu trước bài mới, củng cố, ôn tập kiên sthuwcs bằng cách vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bìa,..hoặc để tư duy một vấn đề mới, qua dod phát triển khả năng tư duy logic, củng cố khắc sâu khiến thức, kỹ năng ghi chép. Học sinh trực tiếp làm việc với máy tính, sử dụng phần mềm Mindmap, phát trieennr khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng máy tính trong học tập. Trước mắt dùng phấn màu vẽ sơ đồ tư duy lên bảng và sử dụng bút màu để vẽ trên giấy bìa Sauk hi học sinh tự thiết lập sơ đồ tư duy kết hợp việc thảo luận nhóm dưới sự gợi ý, dẫn dắt đến kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. 2.3.3 Tiến trình các hoạt động trên lớp - Hoạt động 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với sự gợi ý của giáo viên. - Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về Sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. - Hoạt động 3: Học sinh thảo luận bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện Sơ dồ tư duy về kiến thức của bài đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh Sơ đò tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. - Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một Sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. Ví dụ: Dạy học bài Hình chữ nhật – Toán 8 Đặc điểm của bài này là học sinh đã có biểu tượng về hình chữ nhật, biết một số tính chất về cạnh, gocs của hình chữ nhật từ các lớp tiểu học. Mặt khác, hình chữ nhật lại rất gần gũi với các em trong cuộc sống. Hơn nữa, cấu trúc bài hình chữ nhật cũng tương tự với các bài hình thang cân, hình bình hành mà các em vừa học trước đó. Các bài này đều có đề mục như định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết. Vì vậy, khi dạy học bài này lên tổ chức cho học sinh hoạt đọng nhóm, lập Sơ đồ tư duy với tên chủ là một hình chữ nhật để học sinh thiết lập sơ đồ. Qua đó tự xây dựng kiến thức về hình chữ nhật, việc làm nay sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả giờ học. Có thể tổ chức một số họt động sau đây: - Hoạt động 1: Lập sơ đồ tư duy. Mở đầu bài học, giáo viên có thể cho học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm với các gợi ý: Tìm trong thực tế các hình có dạng hình chữ nhật, viết những tính chất về cạch và góc mà các em đã biết về hình chữ nhật, thử nêu định nghĩa, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật theo cách hiểu của em - Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy. Cho đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em, vừa là cách rèn luyện cho các em khả năng thuyết trình trước tập thể, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn. Đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện cho các em. - Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện Sơ đồ tư duy về kiến thức của hình chữ nhật. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp các em học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy về hình chữ nhật. Từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học. - Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy. Giáo viên cho học sinh lên trình bày, thuyết trình về kiến thức hình chữ nhật thông qua một sơ đồ tư duy do giáo viên đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa hoặc vẽ bằng phần mềm trên máy tính) hoặc Sơ đò tư duy mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện. Khi học sinh đã thiết kế Sơ đò tư duy và tự “ghi chép” phần kiến thức như trên là các em đã hiểu sâu kiến thức và biết chuyển kiến thức từ sách giáo khoa theo cách trình bày thông thường thành cách hiểu, cách ghi nhớ riêng của mình. * Lưu ý: Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung một kiểu Sơ đồ tư duy. Giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét, màu sắc và hình thức. 2.3.4 Cách ghi chép trên sơ đồ tư duy Nghĩ trước khi viết. Viết ngắn gọn. Viết có tổ chức. Viết lại theo ý chính của mình, nên bỏ khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần) CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN Bước đầu cho phép kết luận: Việc vận dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ dần dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng Sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với các lớp ở THCS. Để đạt hiệu quả cao trong các tiết giảng dạy có sử dụng sơ đồ tư duy chúng ta cần: Bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán sử dụng tốt sơ đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học. Tích cực dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm những tiết dạy có sử dụng Sơ đồ tư duy. Thường xuyên đỏi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn. Tổ chức nhiều tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng sơ đồ tư duy. Đánh giá, xếp loại giáo viên đúng năng lực, trình độ và đề xuất khen thưởng kịp thời những giáo viên tích cực sử dụng sơ đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học. 3.2 KIẾN NGHỊ Trang bị thêm cho các trường học hệ thống máy tính, máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể để giáo viên và học sinh có thể thực hiện vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính và thực hiện những bài học có ứng dụng công nghệ thông tin. Tổ chức thi tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Sơ đồ tư duy và vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực. Đạo tạo các thầy, cô giáo để có thể sử dụng tin học vào trong bài giảng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bản đồ tư duy trong công việc – Tony Buzan – NXB Lao động – Xã hội. 2. www.mind–map.com (trang web chính thức của Tony Buzan). 3. www.peterussell.com/mindmaps/mindmap.htm 4. Hướng dẫn sử dụng sơ đồ phần mềm sơ đồ tư duy (xem phim minh họa)

File đính kèm:

  • docde tai tao ban do tu duy voi imindmap.doc
Giáo án liên quan