Đề tài Sử dụng phần mềm macromedia flash để thiết kế một số mô hình động phục vụ trong dạy học chương trình địa lý lớp 6 - THCS

Chương trình Địa lý phổ thông gồm hai phần: Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế

- xã hội được trải từ lớp 6 đến lớp 12. Đặc biệt, chương trình SGK lớp 6 trình bày

nội dung Địa lý tự nhiên cơ bản gồm 2 phần: Trái Đất và Các thành phần tự nhiên của

Trái Đất. Đây là những nội dung kiến thức trừu tượng, đa dạng và phức tạp, thực tế

là rất khó cho người giáo viên trong quá trình giảng dạy để quá trình hình thành biểu

tượng, khái niệm của học sinh thực sự hiệu quả. Muốn vậy người giáo viên phải biết

sử dụng kết hợp các phương tiên dạy học trực quan như bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật,

mô hình Đặc biệt với các hiện tượng Địa lý tự nhiên đại cương thì việc sử dụng

các mô hình động tỏ ra rất có hiệu quả trong quá trình dạy học. Với những thế

mạ nh sẵn có, phầ n mềm Macromedia Flash có thể được khai thác để xây dựng các mô

hình động mô phỏng các hiện tượng, quá trình Địa lý, t ạo cơ hội cho giáo viên có thể

trình bàycác khái ni ệm, hiện tượng, quá trình Địa lý đó một cách sinh động hơn, từ

đó quá trình dạy học phầ n Địa lý tự nhiên trở nên hấp dẫn và dễ hiểu hơn đối với giáo

viên và học sinh

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng phần mềm macromedia flash để thiết kế một số mô hình động phục vụ trong dạy học chương trình địa lý lớp 6 - THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SỬ DỤNG PHẦN MỀM MACROMEDIA FLASH ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỘNG PHỤC VỤ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 6 - THCS Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Tuyết, K55TN Trần Kiều Giang, K55A Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Thanh Thủy ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình Địa lý phổ thông gồm hai phần: Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế - xã hội được trải từ lớp 6 đến lớp 12. Đặc biệt, chương trình SGK lớp 6 trình bày nội dung Địa lý tự nhiên cơ bản gồm 2 phần: Trái Đất và Các thành phần tự nhiên của Trái Đất. Đây là những nội dung kiến thức trừu tượng, đa dạng và phức tạp, thực tế là rất khó cho người giáo viên trong quá trình giảng dạy để quá trình hình thành biểu tượng, khái niệm của học sinh thực sự hiệu quả. Muốn vậy người giáo viên phải biết sử dụng kết hợp các phương tiên dạy học trực quan như bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật, mô hình… Đặc biệt với các hiện tượng Địa lý tự nhiên đại cương thì việc sử dụng các mô hình động tỏ ra rất có hiệu quả trong quá trình dạy học. Với những thế mạnh sẵn có, phần mềm Macromedia Flash có thể được khai thác để xây dựng các mô hình động mô phỏng các hiện tượng, quá trình Địa lý, tạo cơ hội cho giáo viên có thể trình bày các khái niệm, hiện tượng, quá trình Địa lý đó một cách sinh động hơn, từ đó quá trình dạy học phần Địa lý tự nhiên trở nên hấp dẫn và dễ hiểu hơn đối với giáo viên và học sinh. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Khái niệm phương tiện dạy học, vai trò và phân loại phương tiện dạy học Địa lý Khái niệm: Phương tiện dạy học là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vận dụng cần thiết cho hoạt động dạy và học đạt được các mục tiêu dạy học có hiệu quả hơn. Vai trò: Phương tiện dạy học đem lại hiệu quả đối với quá trình dạy của giáo viên và cả quá trình học (nhận thức) của người học sinh, hiệu quả và chất lượng bài học được nâng cao rõ rệt. Hiệu quả lớn nhất là có khả năng khơi dậy trí tò mò, hứng thu học tập của học sinh. Học sinh lĩnh hội tri thức chủ động hơn dưới sự hướng dẫn của người giáo viên. Phân loại: Phương tiện dạy học Địa lý được chia thành hai loại: - Phương tiện truyền thống (các mẫu vật, các bộ sưu tập, các mô hình, tranh ảnh, hình vẽ, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo…) - Phương tiện dạy học hiện đại: gồm các đa phương tiện có nhiều chức năng như máy tính, máy xách tay, các sản phẩm tin học (Máy tính, mạng internet, các phần mềm tra cứu; các phần mềm ứng dụng: PowerPoint, Violet, Flash…) 2 2. Khái niệm, phân loại và vai trò mô hình đối với dạy học Khái niệm: Mô hình là một hệ thống được hình dung trong óc, được thực hiện bằng vật chất hoặc xây dựng từ các phần mềm máy tính, phản ánh hay tái tạo lại đối tượng nghiên cứu nên có khả năng thay thế đối tượng đó, giúp việc tìm hiểu nó sẽ cung cấp cho người học những thông tin mới về đối tượng mà nó thay thế. Phân loại: Mô hình được phân thành mô hình tĩnh và mô hình động. Mô hình tĩnh là mô hình thể hiện cấu trúc, mối quan hệ giữa các đối tượng. Mô hình động cũng thể hiện như mô hình tĩnh, tuy nhiên nó có một thể mạnh là còn thể hiện được phát triển, chuyển động giữa các đối tượng một cách trực quan. Vai trò: Trong khi phương tiện dạy học còn rất nhiều hạn chế và thiếu thốn, thì việc hình thành cho học sinh các biểu tượng, khái niệm Địa lý một cách trực quan, dễ hiểu với một người giáo viên là không đơn giản. - Thể hiện sinh động các hiện tượng, các quá trình Địa lý tự nhiên, từ đó làm cho học sinh dễ dàng thu nhận và nắm được những thông tin về các sự vật, hiện tượng địa lý một cách hiệu quả. - Giúp cho những kiến thức thể hiện trong sách giáo khoa trở nên tinh giản, sâu sắc. Học sinh phát triển nhu cầu tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh mình. - Giúp cho quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh trở nên hào hứng và hiệu quả hơn. Vì vậy, việc sử dụng mô hình động với giảng dạy cho Địa lý nói chung và Địa lý lớp 6 nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. 3. Khả năng ứng dụng phần mền Macromedia Flash để thiết kế mô hình động Flash là một công cụ sáng tạo cho phép tạo ra các thiết kế, các ứng dụng có khả năng tương tác cao. Do việc sử dụng đồ họa dạng vectơ nên dung lượng của các file flash rất nhỏ gọn. Flash cho phép tạo nhiều ứng dụng rất đa dạng như: hoạt hình, trò chơi, giao diện người dùng, các vùng thông báo linh động, các ứng dụng internet. Đứng ở phương diện là một giáo viên dạy môn Địa lý trong tương lai, chúng tôi nhận thấy có thể khai thác Flash để xây dựng các mô hình động phục vụ cho giảng dạy. 4. Đặc điểm chương trình SGK Địa lý lớp 6 THCS Nội dung gồm 2 chương: Chương I - Trái Đất (Vị trí, kích thước, vận động, hệ quả vận động của Trái Đất) Chương II - Các thành phần tự nhiên của Trái Đất (đất, đá, sông ngòi, khí hậu, thực vật…). Đây là nội dung cơ bản của Địa lý tự nhiên đại cương dành cho phổ thông, kiến thức tương đối trừu tượng, phức tạp và khó hiểu đòi hỏi muốn dạy học có hiệu quả giáo viên phải biết kết hợp các phương tiện dạy học trực quan. 3 5. Đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh lớp 6 THCS Học sinh lớp 6 thì thường là 11 - 13 tuổi, đây là giai đoạn cơ thể có sự thay đổi nhiều về mặt tâm sinh lý. Nhận thấy rõ là các em phát triển nhanh về chiều cao, xương, cân nặng, có những em có thể dạy thì sớm ở độ tuổi này. Về mặt tâm lí các em có sự thay đổi, bộc lộ rõ ràng và nhiều hơn ở các lớp tiểu học. Điều quan trọng nhất mà người giáo viên cần nhận thấy để khai thác đó là các em ở tuổi này nhu cầu khám phá tìm tòi là rất lớn, khả năng hoạt động nhóm, tập thể cũng giúp các em thể hiện bản thân. Những sự phát triển tâm sinh lý là những cơ sở để trình độ nhận thức học sinh lớp 6 phát triển hơn các năm về trước. Tư duy tổng hợp, có phân tích, hệ thống…nhưng mạch tư duy lại dựa nhiều vào hứng thú hay cảm xúc. 6. Tình hình sử dụng các phương tiện dạy học Địa lý ở THCS Việc sử dụng các phương tiện dạy học Địa lý ở THCS ngày càng nhiều và hiệu quả, nhất là ứng dụng CNTT. Tuy nhiên trong thực tế những phương tiện dạy học đang có chưa đủ để đáp ứng được việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. 7. Sử dụng phần mềm Macromedia để thiết kế một số mô hình động phục vụ cho dạy học Địa lý lớp 6 THCS. 7.1. Giới thiệu phần mềm Macromedia Flash Flash dùng kỹ thuật đồ họa vectơ và đồ họa điểm (raster graphics). Ngoài ra Flash còn có một ngôn ngữ văn lệnh riêng gọi là ActionScript và có khả năng truyền và tải luồng âm thanh hoặc hình ảnh. Flash là công cụ để phát triển các ứng dụng như thiết kế các phần mềm mô phỏng. Sử dụng ngôn ngữ lập trình ActionScript để tạo các tương tác, các hoạt cảnh trong phim. Điểm mạnh của Flash là có thể nhúng các file âm thanh, hình ảnh động. Một số hiệu ứng của phần mềm Macromedia Flash cơ bản mà chúng ta thường sử dụng là tạo biến hình chuyển động, biến hình hình dạng, chuyển động theo đường dẫn, tạo mặt nạ. 7.2. Sử dụng phần mềm Macromedia Flash để xây dựng các mô hình động trong dạy học chương trình Địa lý 6 - THCS Chương I. Bài 1: Mô hình các hành tinh trong hệ Mặt Trời Bài 7: Mô hình hướng tự quay của Trái Đất Mô hình hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất Bài 8: Mô hình sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu. Bài 9: Mô hình vị trí của Trái đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày hạ chí và đông chí Mô hình hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các địa điểm có vị trí khác nhau. Chương II Bài 12: Mô hình cấu tạo bên trong của núi lửa Bài 13: Mô hình núi già, núi trẻ 4 Bài 24: Mô hình thủy triều lên xuống ở bài biển ngày và đêm 7.3. Cách xây dựng một số mô hình động trong dạy học Địa lý lớp 6 THCS Trong quá trình xây dựng các mô hình động phục vụ cho giảng dạy chương trình Địa ý lớp 6 - THCS, chúng tôi đã sử dụng các kĩ thuật Flash để xây dựng các mô hình. Nhìn chung các mô hình này đều sử dụng các kĩ thuật sau: - Biến hình chuyển động - Biến hình hình dạng - Chuyển động theo đường dẫn - Tạ lớp mặt nạ Do khuôn khổ có hạn, chúng tôi chỉ xin trích ra dưới đây một cửa sổ làm việc của Mô hình sự vận động của Trái Đất quanh Mặt trời và các mùa ở Bắc bán cầu. KẾT LUẬN Qua quá trình thực hiện, chúng tôi nhân thấy Macromedia Flash là một phần mềm không khó sử dụng nhưng lại có thể đạt được hiệu quả cao nhờ việc áp dụng các ứng dụng của nó để xây dựng các mô hình động - một phương tiện dạy học Địa lý hiện đại, hiệu quả. Việc xây dựng các mô hình động trong dạy học bằng Macromedia Flash sẽ tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh dễ dàng hơn trong việc dạy và học các kiến thức liên quan đến phần Địa lý tự nhiên đại cương, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2006. Lí luận dạy học Đía lí, NXB ĐHSP. [2] Nguyễn Dược, Phạm Thị Thu Phương, 2005. Sách giáo khoa Địa lý 6, NXB Giáo dục. [3] Đặng Văn Đức, 2007. Bài giảng Lí luận dạy học Địa lí, NXB ĐHSP. [4] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực, NXB ĐHSP [5] Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004. Phương pháp dạy học Địa lí ở THCS. NXB ĐHSP.

File đính kèm:

  • pdfXay dung cac bai toan nhan thuc thong qua kenh hinh trongday hoc Dia ly lop 12.pdf
Giáo án liên quan