Đề tài Sử dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng môn Mĩ thuật THCS

Trong xu thế phát triển chung của xã hội, mọi người, mọi ngành, mọi nghề đều phải tự đổi mới để phát triển, ngành giáo dục cũng không năm ngoài xu thế đó, trong những năm gần đây, ngoài việc đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học, ngành GD cũng động viên, khuyến khích sự phát triển đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy và học, vì CNTT không chỉ giúp ta tiếp cận nhanh hơn với thế giới mà còn giúp ta làm những việc rất khó khăn, tưởng chừng không làm được, trong đổi mới phương pháp dạy và học, từ những phương pháp truyền thống như thày giảng trò chép rồi đến phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, coi học sinh là trung tâm, để đạt được mục tiêu đổi mới trên, người giáo viên cần có nhiều cách để tiến hành một tiết dạy sao cho có hiệu quả, nhưng theo tôi để tiết kiệm thời gian, để học sinh tự tìm tòi, chủ động trong việc học và đặc biệt là gây hứng thú học tập cho học sinh trong một tiết học thì việc ứng dụng CNTT là một biện pháp rất có hiệu quả, nhất là trong những môn học cần nhiều đến tư liệu minh hoạ như: Lịch sử, Sinh học, Điạ lý, Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật , riêng đối với môn MT, việc sử dụng tư liệu trực quan để gây hứng thú học tập, kích thích trí tưởng tượng là không thể thiếu vì vậy tôi cũng mạnh dạn suy nghĩ, tìm tòi và thử nghiệm ứng dụng CNTT đối với môn học MT trong trường THCS.

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2971 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng môn Mĩ thuật THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG CNTT VÀO SOẠN GIẢNG MÔN MT THCS -  Trong xu thế phát triển chung của xã hội, mọi người, mọi ngành, mọi nghề đều phải tự đổi mới để phát triển, ngành giáo dục cũng không năm ngoài xu thế đó, trong những năm gần đây, ngoài việc đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học, ngành GD cũng động viên, khuyến khích sự phát triển đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy và học, vì CNTT  không chỉ giúp ta tiếp cận nhanh hơn với thế giới mà còn giúp ta làm những việc rất khó khăn, tưởng chừng không làm được, trong đổi mới phương pháp dạy và học, từ những phương pháp truyền thống như thày giảng trò chép rồi đến phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, coi học sinh là trung tâm, để đạt được mục tiêu đổi mới trên, người giáo viên cần có nhiều cách để tiến hành một tiết dạy sao cho có hiệu quả, nhưng theo tôi để tiết kiệm thời gian, để học sinh tự tìm tòi, chủ động trong việc học và đặc biệt là gây hứng thú học tập cho học sinh trong một tiết học thì việc ứng dụng CNTT là một biện pháp rất có hiệu quả, nhất là trong những môn học cần nhiều đến tư liệu minh hoạ như: Lịch sử, Sinh học, Điạ lý, Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật …, riêng đối với môn MT, việc sử dụng tư liệu trực quan để gây hứng thú học tập, kích thích trí tưởng tượng  là không thể thiếu vì vậy tôi cũng mạnh dạn suy nghĩ, tìm tòi và thử nghiệm ứng dụng CNTT đối với môn học MT trong trường THCS.  Trong phạm vi hội nghị hôm nay, tôi xin có một số ý kiến về “Sử dụng công nghệ thông tin trong bộ môn MT” như sau; Như chúng ta đã biết, mỗi môn học trong trường phổ thông đều có tầm quan trong riêng, đối với môn MT, đây là môn học mang tính nghệ thuật, để đáp ứng được mục tiêu của giáo dục mà trong Luật GD đã đề ra là “ Giáo dục học sinh trở thành con người với đầy đủ : Đức, trí, thể, mỹ” thì môn MT có một vị trí quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho các em. Song tình hình thực tế ở một số địa phương, sự quan tâm còn chưa đúng mức cho môn học này, ngay ở huyện ta, cũng có những điều còn bất cập : VD: Thực hiện chương trình đổi mới SGK, mấy năm gần đây ta thấy có rất nhiều đồ dùng thiết bị dạy học của các môn được đưa về, nhiều đến lỗi, có nhiều trường còn phải xây thêm kho, hoặc chuyển một số phòng học sang để chứa đồ thi nghiệm, nhưng bên cạnh đó, môn MT đồ dùng rất ít, thậm chí có khối lớp không có đồ dùng (lớp 9) chứ chưa nói đến chất lượng của chúng, bên cạnh đó phải kể đến là hầu hết các trường chưa  có phòng học riêng cho môn học, các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến môn học này của các em, hầu hết các em đều thiếu đồ dùng học tập dù chỉ là một hộp sáp màu hoặc chì màu chứ chưa nói đến các loại màu khác như bột màu, màu nước, hay sơn dầu. Về phía giáo viên do lực lượng ở các trường còn mỏng, (mỗi trường chỉ có 1) Địa bàn lại cách xa nhau nên ít có điều kiện giao lưu học hỏi, hơn nữa Đông Triều nằm xa trung tâm nên việc sưu tầm tài liệu giảng dạy còn nhiều hạn chế, về CSVC thì không phải trường nào cũng đủ ( Phòng bộ môn, phòng máy chiếu) Không phải giáo viên nào cũng có máy tính, hoặc có máy nhưng chưa dùng thành thạo, chưa có mạng Internet, chưa có máy Scaner, máy ảnh…   Từ những thực tế trên, để ứng dụng CNTT vào giảng dạy MT tôi đã tìm, nghiên cứu và thử nghiệm một số tiết trong chương trình ở tất cả các khối lớp, tất nhiên là ở môn nào cũng vậy, không phải tiết học nào cũng có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy được, đối với môn MT gồm có 4 phân môn: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh theo đề tài và giới thiệu MT nhưng phương pháp này chỉ có thể áp dụng được ở một số tiết như: giới thiệu MT, vẽ tranh, một số tiết vẽ trang trí, còn VTM thì khó áp dụng được,(nhìn lại toàn bộ chương trình tôi thấy số tiết có thể áp dụng được chiếm khoảng 60% nhưng ở mỗi tiết thời lượng dùng máy cũng không phải là tất cả; có tiết chỉ khoảng 30%, có tiết đến 50%, một số ít tiết có thể dùng tới 100%) những bài hiệu quả nhất là bài giới thiệu MT hoặc vẽ tranh theo đề tài, những bài này việc sử dụng tư liệu làm đồ dùng trực quan là rất quan trọng, để cho các em nhìn thấy rõ sự thay đổi của màu sắc, sự chuyển động của đường nét, sự thay đổi của bố cục sẽ có hiệu quả như thế nào, điều này giáo viên có thể thao tác ngay trên máy (bằng những phần mềm đồ hoạ)       Từ những suy nghĩ trên tôi đã áp dụng ở một số tiết nằm trong chương trình; Ví dụ bài 27- SGK chương trình lớp 7: Vẽ tranh về cảnh đẹp đất nước , nội dung ở bài này gồm 4 phần: phần tìm hiểu đề tài, cần cho học sinh nhìn và nhớ lại một số cảnh đẹp của trong và ngoài nước, đặc biệt là gắn với một số cảnh đẹp ở địa phương để gây trí nhớ, trí tưởng tượng của học sinh, đây là bước quan trọng để tạo cảm hứng học tập của học sinh, phần thứ 2 là cách vẽ tranh , phần này ở các bài trước các em đã được học, chỉ cần nhắc lại và minh hoạ trên màn hình các bước tiến hành cho các em nhớ, phần thứ 3 là thực hành, trước khi thực hành cần cho các em xem một số tranh của các hoạ sỹ và học sinh về cảnh đẹp đất nước để các em dễ hình dung cách làm, phần cuối cùng cũng là phần rất quan trọng, đó là cho các em xem và nhận xét bài của nhóm mình và nhóm bạn bằng cách chiếu ngay lên màn hình các bài của các nhóm, đây là khâu quan trọng vì các em được tự nhận xét và nhận xét bài của người khác, nghe ý kiến của người khác để rút kinh nghiệm những cái được và chưa được, đẹp, chưa đẹp về hình, màu, đường nét, bố cục…    Qua nghiên cứu mục tiêu của bài, tôi nghĩ việc cho các em nhìn thấy nhiều tranh ảnh là điều rất cần thiết, các em sẽ thích vẽ hơn, rèn cho các em tình yêu quê hương hơn đặc biệt là biết trân trọng vẻ đẹp của địa phương mình, qua việc sử dụng một số phần mềm như Corel Draw; Adobe Photo shop, tôi thấy học sinh xác định rất nhanh các bước tiến hành và cảm nhận được ngay vẻ đẹp của tranh khi ta thay đổi góc nhìn hoặc thay đổi màu sắc, đường nét… điều này nếu dùng phương pháp cũ sẽ mất nhiều thời gian, hiệu quả của việc dùng máy chiếu đã rõ khi tôi kiểm tra : kết quả 100% các em nhận thức được bài trong thời gian rất ngắn.   Qua quá trình thực hiện một số tiết dạy như vậy, tôi đã rút ra cho mình một vài kết luận đó là:       Việc đầu tiên là đối với các giáo viên trực tiếp giảng dạy là cần phải đầu tư nhiều hơn về CSVC (VD: máy tính, máy ảnh và đặc biệt là phải đầu tư nhiều cho việc tự bồi dưỡng trình độ tin học vì nếu không sử dụng thành thạo máy tính thì không thể soạn giảng được một bài trên máy) việc thứ hai là đầu tư nhiều hơn về thời gian trong công tác soạn giảng, từ trước đến nay, việc soan bài là công việc rất quen thuộc và thường xuyên của mọi giáo viên, nhưng khi bắt tay vào việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy cho phù hợp với đổi mới PP dạy và học thì quả thật là khó, ngay đối với những giáo viên chuyên giảng dạy tin học thì việc thiết kế một tiết dạy trên máy cũng đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và công sức để sưu tầm tài liệu, với bản thân tôi, việc không được đào tạo một cách bài bản về tin học đã ảnh hưởng rất nhiều khi tôi thực hiện một tiết dạy có ứng dụng CNTT, nhưng qua thực tế, tôi có một số kinh nghiệm cho bản thân như sau:            Thứ nhất người GV cần chịu khó tìm tòi nghiên cứu các phương pháp, các ý tưởng mới cho việc giảng dạy vì trong một bài dạy dù người giáo viên có sử dụng phương pháp truyền thống hay đổi mới, có ứng dụng CNTT hay các phương tiện hiện đại khác thì ý tưởng của người GV vẫn chính là chủ đạo để làm cho tiết dạy đạt được hiệu quả và cuối cùng là học sinh có tiếp thu được bài, có hiểu bài hay không.      Thứ hai: khi sử dụng CNTT  vào giảng dạy thì không phải bài nào, tiết nào cũng có thể dùng được vì vậy người GV phải biết “chọn bài” khi muốn dùng CNTT. Và ngay trong một bài cũng không phải lúc nào cũng có thể dùng được, có những chỗ nếu lạm dụng hình ảnh sẽ làm giảm sự tập trung của các em, từ đó dẫn đến không đảm bảo nội dung của bài dạy.      Thứ ba: ngoài những kiến thức cơ bản về máy tính, GV cần phải biết một số phần mềm ứng dụng để hỗ trợ cho công tác soạn giảng VD: Violet, PowerPoint riêng với môn MT tôi thấy cần phải biết thêm một số phần mềm đồ hoạ như: Corel Draw;  Adobe Photo shop; Ilustrater…     Thứ tư: khi soạn giảng một GAĐT, GV cần phải dành nhiều thời gian cho việc sưu tầm tài liệu, nhất là tranh ảnh, hiện nay hầu hết các trường đều đã nối mạng Internet, đây là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú đối với mọi giáo viên.      Thứ năm: Khi sử dụng máy tính như một phương tiện trợ giảng, người GV phải hết sức trách việc quá lạm dụng các hiệu ứng, coi hiệu ứng chỉ là phương tiện trợ giúp khi cần thì mới dùng, điều đặc biệt cần tránh là việc dùng máy chiếu lên màn hình toàn bộ giáo án,      Thứ sáu: Đối với các cấp lãnh đạo, các ban ngành, mọi lực lượng trong xã hội cần quan tâm nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất để tiến tới các trường đều có đủ máy chiếu cho các phòng học, mỗi trường ít nhất phải có một máy Scaner, một Camera KTSố  và điều quan trọng là cần tổ chức được nhiều hội thảo từ cấp trường đến cấp cụm, cần tổ chức trao đổi hàng tuần giữa các nhóm trong huyện. Khuyến khích động viên các giáo viên tích cực tham gia vào diễn đàn trao đổi về GAĐT và SKKN thông qua hệ thống tác nghiệp của phòng GD.

File đính kèm:

  • docSu dung CNTT vao giang day mon MT.doc