Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân Khối THCS - Phạm Minh Tuấn - Trường THCS Trương Định

Môn Giáo dục Công dân trong nhà trường nói chung và ở trường THCS nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định trong đó môn Giáo dục Công dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ. Nhờ được cung cấp hệ thống những tri thức, tình cảm, kĩ năng hành vi phù hợp với những yêu cầu . tiêu chuẩn của cuộc sống xã hội mà học sinh của chúng ta có thể sống hòa nhập trong xã hội với tư cách là một công dân thực thụ, đầy năng động và sáng tạo, có đủ bản lĩnh để sống hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay với những năng lực cơ bản của con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như: năng lực tự hoàn thiện, tự khẳng định mình; năng lực giao tiếp ứng xử; năng lực tổchức quản lí; năng lực họat động xã hội; năng lực hợp tác.

Ở trường THCS, nhiều môn học được tập huấn kế hoạch lồng ghéo giáo dục bảo vệ môi trường trong từng tiết học, trong đó có môn Giáo dục Công dân. Ngoài việc giúp học sinh hiểu được những quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực, có ý thức tuân thủ Pháp luật và có khả năng thực hiện đúng những quy định của Pháp luật. Học sinh ngày càng có ý thức đối với tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, có kĩ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh, có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, biết tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, cộng đồng đồng thời biết nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Luật bảo vệ môi trường.

Vì vậy, cùng với nhiều môn học khác, môn Giáo dục Công dân cấp THCS đã góp phần trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường, đây là sự cần thiết và không thể thiều trong quá trình góp phần bảo vệ môi trường của chúng ta.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục công dân Khối THCS - Phạm Minh Tuấn - Trường THCS Trương Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo dục: Trách nhiệm bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người chứ không phải riêng ai . Trong mọi lúc mọi nơi, chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. Trích đọc điều 15 Luật BVMT: “Tổ chức cá nhân phải bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp thoát nước, cây xanh, công trình vệ sinh, thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng ở đô thị, nông thôn, khu dân cư, khu du lịch, khu sản xuất” - Khi dạy Bài 15. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (GDCD Lớp 8) giáo viên có thể cho học sinh sắm vai tình huống: “Hai học sinh đi chăn trâu nhặt được quả đạn pháo, 2 bạn tìm cách đập quả đạn để lấy thốc nổ và lấy vỏ đạn bán phế liệu” + Hành vi của hai bạn có thể gây nguy hiểm gì? + Nếu là em, em sẽ xử lí như thế nào? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên kết hợp giáo dục ý thứcbảo vệ môi trường, không nên làm việc có thể gay nguy hiểm cho tính mạng, dễ gây cháy, nổ làm ảnh hưởng môi trường. Giáo viên có thể nêu thêm một số ví dụ: + Đánh bắt cá bằng thuốc nổ gây ô nhiễm môi trường nước. + Các tai nạn cháy nổ khác gây ô nhiễm bầu không khí. + Các chất độc hại (thuốc trừ sâu cho rau quả, cây cối ) gây Ô nhiễm nguồn thực phẩm, ô nhiễm đất và không khí.( GV kết hợp tranh ảnh minh họa) Hoặc giáo viên có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm sau khi cung cấp thông tin ở phần đặt vấn đề: + Các em có suy nghĩ gì khi nghe các thông tin trên? + Tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại đã gây hậu quả như thế nào? + Cần làm gì để hạn chế tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại? + Những quy định, những điều luật nào có liên quan đến vấn đề này ở nước ta? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung, đặc biệt là giới thiệu những hình ảnh do tai nạn, vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây nên, cho học sinh đọc những quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ à giáo dục: Tai nạn do cháy, nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người, về của mà còn gây ô nhiễm môi trường. - Khi dạy Bài 17. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng (GDCD Lớp 8) giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai theo các tình huống sau: Tình huống 1: Trên đường đi học, em phát hiện có mấy người đang đốt rừng làm rẫy. Tình huống 2: Em cùng bạn đi nhặt củi. Trời lạnh, mấy đứa rủ nhau đốt lửa sưởi, chẳng may lửa cháy lan sang cả những cây xung quanh. Yêu cầu học sinh thảo luận sau tình huống, rút ra trách nhiệm bản thân. Giáo viên kết hợp giáo dục: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, trách nhiệm của chúng ta là phải tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Học sinh cần phải thể hiện bằng những hành vi, việc làm cụ thể. - Khi dạy Bài 18: Quyền khiếu nại tố cáo của công dân (GDCD Lớp 8) giáo viên giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường, cho học sinh thảo luận tình huống: + Nếu biết một công ty xả trộm nước thải chưa qua xử lí vào môi trường em sẽ thực hiện quyền gì? Vì sao? Sau khi học sinh trình bày ý kiến giáo viên kết hợp kể một số câu chuyện vi phạm pháp luật trong lĩnh vựt này như Công ty Vidan Việt Nam, giới thiệu một số hình ảnh vi phạm à giáo dục: Công dân có quyền và trách nhiệm tố cáo với cơ quan có trách nhiệm về những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hại tài nguyên thiên nhiên. - Khi dạy Bài 6. Hợp tác cùng phát triển (GDCD Lớp 9) giáo viên có thể sử dụng phương pháp dự án : Tổ chức cho HS thực hiện các dự án tìm hiểu về sự hợp tác của Việt Nam với các nước khác trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Giáo viên kết hợp giáo dục về sự hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc qua hoạt đông công ty Vinasin tại Ninh Hòa, Khánh Hòa, vi phạm của công ty này làm ô nhiễm môi trường do sử dụng hạt nix gây nên và những phương án khắc phục. - Khi dạy Bài 18. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật (GDCD Lớp 9) giáo viên có thể cho học sinh thảo luận: + Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh lớp ta, trường ta tốt chưa? + Mỗi em tự liên hệ bản thân về việc thực hiện bảo vệ môi trường tại trường mình, phương hường trong thời gian tới? Sau khi học sinh trình bày, giáo viên bổ sung, chỉ rõ những hạn chế của học sinh, giáo dục học sinh luôn có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện của người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đồng thời vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện đặc biệt là môi trường nơi mình sinh sống, bắt đầu từ trường học, lớp học của mình. 4. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu, thực hiện: Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ cung cấp kiến thức về môi trường mà điều quan trọng là hình thành thái độ tích cực và làm thay đổi hành vi của học sinh nên trong quá trình thực hiện cần chú ý: - Tạo những cơ hội để học được tự do bày tỏ, trao đổi quan điểm, tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề mà bài học đặt ra và lựa chọn cách ứng xử đúng đắn, tối ưu bằng cách sử dụng các phương pháp cùng tham gia như động não, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích xử lí tình huống, sắm vai..... - Cần tạo môi trường trong lành để học sinh phát triển toàn diện, phát huy mọi năng lực sáng tạo của mình, yên tâm, phấn khởi học tập. Nếu môi trường xung quanh ô nhiễm nó ảnh hưởng đến học sinh về mọi mặt, dẫn đến các mặt giáo dục sẽ hạn chế. Vì vậy mỗi nhà trường cần tổ chức phong trào thi đua bảo vệ môi trường trong tập thể và toàn thể học sinh, lấy bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá thi đua giữa các lớp, điều đó sẽ tạo thêm khí thế trong phong trào, vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường sẽ đạt hiệu quả cao hơn. - Giáo dục bảo vệ môi trường chỉ là hoạt động lồng ghép, do đó thời gian giành cho việc lồng ghép không kéo dài. Tình huống mà giáo viên đưa ra phải luôn gắn liền với nội dung kiến thức bài học, có tính thực tế sẽ có hiệu quả giáo dục cao - Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học làm tăng tính hấp dẫn của giờ học và sử dụng III. KẾT LUẬN: 1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài SKKN. Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề tài “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân THCS” đã mang lại những hiệu quả đáng kể: - Học sinh đã hiểu được bản chất của môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và môi trường; Những điều tốt đẹp mang lại từ những nỗ lực bảo vệ môi trường của bản thân và những người xung quanh. - Học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ , tình cảm yêu quý, tôn trọng môi trường – thiên nhiên; có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng di sản văn hoá; có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh; có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí; biết giữ gìn vệ sinh trường lớp, không vứt rác bừa bãi, biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây cối trong sân trường, không bẻ cành vặt lá mà còn góp phần bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống... - Có kĩ năng đánh giá hiện trạng môi trường, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; kĩ năng tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia; kĩ năng phát hiện, ngăn chặn những hành vi làm ô nhiễm môi trường. 2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, vận dụng. - Qua 3 năm tiến hành thực hiện lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường tôi nhận thấy rằng ‎nhận thức ‎‎của học sinh về môi trường ngày càng được cải thiện, từ việc tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường như : phong trào giữ vệ sinh phòng học, phong trào xanh - sạch - đẹp ở trường học, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh trường học, không vứt rác nơi công cộng ngoài ra các em còn tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường , làm tuyên truyền viên tích cực cho gia đình và mọi người xung quanh biết cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống , bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của bản thân và gia đình. - Nhận thức của các em về môn Giáo dục Công dân cũng có nhiều thay đổi, không phải là môn khô khan, khó học mà còn là môn học có nhiều ý nghĩa giúp các em có những hiểu biết nhiều hơn về môi trường từ đó càng em còn hăng hái xây dựng bài, nhất là những bài có tích hợp bảo vệ môi trường, các em rất hăng hái thảo luận, đưa ra ý kiến, các nhóm tích cực đưa ra ý kiến về việc bảo vệ môi trường, làm cho các buổi học thường đạt hiệu quả cao. - Giáo dục bảo vệ môi trường ở nhà trường phổ thông nói chung và ở trường THCS Trương Định nói riêng đã trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường thông qua việc tích hợp trong từng nội dung bài giảng. Bản thân tuy đã cố gắng nhưng chắc hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp chia sẻ, quan tâm. Để đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy ở bộ môn GDCD ngày càng tốt hơn. 3. Những kiến nghị, đề xuất: Để đảm bảo cho việc dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số kiến nghị với Ban giám hiệu nhà trường THCS Trương Định và các cấp lãnh đạo như sau: - Tạo không gian và môi trường sư phạm Xanh- Sạch- Đẹp: bê tông sân trường, trồng thêm cây xanh, đầu tư nguồn nước sạch... - Quan tâm đầu tư các phương tiện, trang thiết bị dạy học (máy tính, đèn chiếu), tư liệu tuyên truyền bảo vệ môi trường. Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy những bài có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường của bản thân đã tích lũy được, trong quá trình thực hiện không sao tránh khỏi sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài được hoàn thiện tốt hơn. Trân trọng cám ơn! Ninh Phú, ngày 15 tháng 3 năm 2012 Người thực hiện PHẠM MINH TUẤN

File đính kèm:

  • docSKKN Tich hop GD BAO VE MOI TRUONG.doc