Đề tài Rèn luyện chữ - Giữ vở

Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ em là được được đến trường được học và được viết. Biết đọc, biết viết sẽ giúp các em phát hiện ra nhiều điều mới lạ và hấp dẫn. Ngoài ra viết đúng và đẹp còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, kiên trì, tính kỉ luật, óc thẩm mỹ. Đúng như ngày xưa ông cha ta đã từng nói: “ Nét chữ- nết người”, dạy viết chữ là dạy làm người. Dạy cho các em viết đúng, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với chính bản thân mình cũng như đối với thầy cô và bạn bè khi đọc bài vở của mình.

 

doc7 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn luyện chữ - Giữ vở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h. + Khảo sát chất lượng chữ viết. + Biện pháp rèn chữ + Đánh giá kết quả. Phương pháp nghiên cứu : + Khảo sát. +Điều tra. + Đánh giá. Những đóng góp mới: Đơn giản hóa cách viết bằng cách dạy từ đơn giản đến phức tạp, từt ít đến viết nhiều, từ viết đúng đến viết đẹp. II. Nội dung đề tài: Cơ sở khoa học: Mái trường tiểu học là môi trường đầu tiên hình thành thói quen chữ viết cho học sinh. Một khi việc dạy chữ viết ở bậc tiểu học đươc quan tâm đúng mức thì sẽ tạo nên những thế hệ viết chữ đẹp. Chữ viết đẹp là thứ chứ có hoa, mềm mại, thoáng đạt và giàu chất thẩm mĩ, có nét thanh nét đậm làm cho người đọc, người viết tâm hồn thêm phong phú, sảng khoái. tư duy thêm sáng tạo.Chữ viết đẹp là sự sáng tạo ra cái đẹp và nhiều phẩm chất khác cung được hình thành và hoàn thiện hơn như lòng say mê, ham học hỏi ham đọc sách Học sinh tiểu học là nền tảng của nền giáo dục phổ thông. Đọc thông viết thạo là cơ sở, là cái gốc để học sinh tiếp thu kiến thức. Được tiếp cận với chữ đẹp, được viết chữ đẹp, viết nhanh , đọc nhanh giúp cho học sinh khái quát, phân tích tổng hợp tốt, đó là yêu cầu của con người mới XHCN. Phong trào rèn chữ giữ vở cần được giữ gìn và phát huy, thể hiện sáng tạo hơn trong cuộc sống. Khoa học càng phát triển thì tâm hồn con người càng phong phú và tràn đầy niềm tin. Nội dung: Nội dung chính: Kinh nghiệm đề cập đến những hoạt động của chuyên môn nhằm xây dựng phong trào “Rèn chữ - giữ vở” theo quy định của Bộ GD và ĐT gồm có: - Đối với giáo viên: + Học tập chuyên đề giới thiệu chữ mới . + Tổ chức thực hiện vở tập viết, vở rèn chữ ,viết bảng. + Trao đổi kinh nghiệm “ Rèn chữ- giữ vở” với các giáo viên có kinh nghiệm và thành tích trong các cuộc thi chữ đẹp. + Tổ chức thi đua, kiểm tra, hỗ trợ và động viên. Những việc đã làm: - Tôi đã tiếp thu chuyên đề của cấp trên, học hỏi kinh nghiệm để tìm hiểu mẫu chữ mới, tìm ra những nét chữ cơ bản. Các nét chữ viết hoa cơ bản là các nét cong mềm mại lượn sóng. - Tự rèn luyện bản thân: với chữ đứng nét đều tôi luôn tập viết bảng, viết vở nhiều lần cho thành thạo, đúng cỡ từ điểm đặt bút, điểm dừng bút. - Chuẩn bị mẫu chữ: Trên lớp có một bộ mẫu chữ treo theo quy định. - Lên kế hoạch công tác rèn chữ - giữ vở trong kế hoạch chuyên môn của năm học. Đồng thời sẵn sàng trao đổi cùng đồng nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra. *Tổ chức chuyên đề : Giới thiệu tài liệu tham khảo. Giáo viên đưa mẫu chữ để cho học sinh tham khảo để có điều kiên nhận biết, đưa ra ý kiến nhận xét và tiến hành viết trên bảng, trên giấy. VD: Giáo viên ra từng nhóm mẫu chữ gần giống nhau như “h,k” hay “H, K” để học sinh trao đổi tìm ra những nét giống và khác nhau giữa các con chữ để khi viết tránh nhầm lẫn. Trao đổi với học sinh về luật chính tả và cách trình bày bài viết. - Giới thiệu các tập vở của học sinh khóa trước, các quyển vở chữ đẹp của học sinh các tỉnh bạn trong các bài thi viết chữ đẹp để học sinh tham khảo và học tập. * Tổ chức thực hành - Đối với học sinh tiểu học, giáo viên làm mẫu là rất quan trọng nên nếu cô làm đúng, làm thường xuyên sẽ giúp các em thực hiện thường xuyên và đầy đủ hơn. Vì vậy bản thân tôi đã tự đề ra cho mình các qui định sau: + Điều chỉnh thói quen viết chữ mẫu cũ. + Rèn theo mẫu chữ trong vở luyện chữ theo qui định của ngành. + 100% chữ viết trên bảng theo chữ mẫu mới. + Luôn tự học hỏi, tự rèn luyện hàng ngày bằng cách viết chữ đúng cỡ, đúng mẫu, đúng quy định - Đối với học sinh: Rèn chữ viết trong vở tập viết, vở chính tả, vở ghi đầu bài - Phương háp rèn: + Phân loại đối tượng học sinh trước khi lập kế hoạch rèn chữ. + Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh viết chữ đẹp, rèn học sinh viết chữ yếu. + Tìm hiểu nguyên nhân viết sai của học sinh như: Viết thiếu dấu, thiếu nét, sai âm đầu và tìm biện pháp khắc phục. + Tăng cường rèn học sinh viết đúng mẫu đối với học sinh viết yếu. + Nhắc nhở, động viên, khuyến khích, tuyên dương học sinh kịp thời. + Chấm chữa bài tay đôi. + Tổ chức trò chơi liên quan đến viết chữ đẹp. * Biện pháp cụ thể - Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức khảo sát chữ viết của học sinh. Kết quả thu được như sau: a. Tỷ lệ viết của học sinh ở đầu năm học. Tổng số HS Loại A Loại B Loại C 27 10 12 5 b. Chuẩn bị điều kiện về CSVC - ánh sáng: Phòng học phải có đủ ánh sáng theo quy định. - Bảng lớp: Được treo ở độ cao vừa phải. - Bàn ghế học sinh: Phải phù hợp với độ cao trung bình của học sinh - Bút viết: Chọn loại bút viết chấm mực. Cần lưu ý ngòi bút phải gọn nét, không thanh quá cũng không đậm quá, mực xuống đều. Kích thước thân bút phải tương ứng với kích thước bàn tay học sinh. Mực viết đảm bảo không loãng, không cặn. Khi chấm mực lượng mực chỉ đến 1/3 hoặc 1/2 ngòi bút. - Vở viết: Lề phải kẻ rõ, đúng quy định, giấy không nhòe mực. c. Hướng dẫn viết: + Chuẩn bị tư thế ngồi viết : Khi ngồi viết học sinh phải ngồi ngay ngắn,lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở 25 đến 30 cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải một cách dễ dàng. + Cách cầm bút: Khi viết, học sinh cầm bút và điều khiển bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón tay cái giữ lên tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Ngoài ra động tác viết còn có sự phối hợp của cổ tay, khuỷu tay và cả cánh tay. + Vị trí đặt vở khi viết: Vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30 độ (nghiêng về bên phải). + Kỹ thuật lia bút: Để đảm bảo tốc độ viết trong quá trình viết một chữ cái hay nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục. + Hướng dẫn quan sát mẫu chữ: - Giáo viên viết mẫu: Phân tích kỹ điểm đặt bút, điểm dừng bút, độ cao, độ rộng từng con chữ. + Điểm đặt bút là điểm bắt đầu khi viết một nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong 1 chữ cái. - Quan sát chữ mẫu học sinh sẽ phát hiện được sự giống nhau và khác nhau của chữ đang học với chữ đã học, từ đó khắc sâu biểu tượng về chữ đang học. - Viết âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn: Luyện viết từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình rèn viết tôi đã chú ý đến các nét khó bằng cách phân tích và viết mẫu ra bảng phụ. Ví dụ: Khi viết chữ “b”: Chữ b gồm hai nét cong biến dạng nối liền nhau. Hoặc khi nối “c” với “a” kỹ thuật “lia bút” cần thực hiện như thế nào để chữ viết liền mạch. - Lúc đầu là học sinh cần viết đúng hình dáng, kích thước các chữ sau đó là viết đúng dòng, đúng tốc độ quy định. - Ngoài ra đối với học sinh viết khá tốt tôi lại hướng cho các em viết chữ có nét thanh, nét đậm để tạo độ mềm mại của chữ. Sau đó cho các em so sánh hai kiểu chữ nét đều và nét thanh đậm để thấy được độ đẹp, độ thẩm mỹ của chữ nét thanh, nét đậm. - Song song với việc rèn chữ trong vở rèn chữ tôi luôn chú trọng đến việc rèn chữ cho học sinh trong các vở ghi đầu bài, vở chính tả,Không những hướng dẫn các em viết đẹp mà phải biết trình bày sao cho hài hòa, cân đối. - Ví dụ: Hướng dẫn các em ghi thứ, ngày, tháng, tên phân môn hay tên đề bài học để lề mấy ô cho cân đối, hớp lý. - Việc trình bày bài cân đối, hài hòa cũng góp một phần đáng kể làm cho bài viết đẹp hơn. d. Công tác kiểm tra, thi đua. * Kiểm tra bằng nhiều hình thức: + Kiểm tra nề nếp sách vở thường xuyên. + Theo dõi đánh giá cụ thể cho từng học sinh: Phần chấm chữa bài đòi hỏi giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, chữa tỉ mỉ cho các em. Chấm chữa bài tay đôi với học sinh giúp các em nhận ra lỗi sai của mình để sửa chữa. Qua chấm bài, giáo viên có điều kiện rút ra nhận xét, kịp thời tuyên dương học sinh có tiến bộ đồng thời có biện pháp kèm cặp học sinh yếu để các em theo kịp các bạn. * Kiểm tra định kỳ: - Công tác thi đua: Thi đua giữa các tổ và thi đua giữa cá nhân học sinh có đánh giá cụ thể, xếp loại học sinh để học sinh có sự cố gắng và phấn đấu. e. Tổ chức viết thi chữ đẹp theo lớp: Mỗi học sinh viết một bài tập viết và một bài viết chính tả. Sau mỗi bài viết, giáo viên cần động viên kịp thời và nêu gương tốt để học sinh học tập. g. Kết quả: Sau mỗi kỳ, kết quả chữ viết của học sinh tiến bộ rõ rệt. Kết quả cuối năm có nhiều em đạt giải chữ đẹp cấp trường. Kết quả cuối năm như sau: Tổng số HS Loại A Loại B Loại C 27 27 0 0 III. Bài học kinh nghiệm: - Từ những việc làm cụ thể của phong trào “Rèn chữ - Giữ vở” cho học sinh tôi nhận thấy đây là một phong trào thi đua học tập và rèn luyện sôi nổi, góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh. Để đạt được kết quả ấy thì người giáo viên cần đạt các yêu cầu sau: - Phải kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận, tận tình. - Mẫu mực trong mọi hoạt động. - Mềm dẻo trong giảng dạy, luôn có ý thức khuyến khích động viên học sinh kịp thời. - Nêu gương tốt để học sinh noi theo và học tập. - Quan tâm hướng dẫn cho học sinh cách chọn bút và vở viết phù hợp. Cơ sở vật chất đảm bảo để học sinh có điều kiện phát huy chữ viết. IV. Kết luận chung: Để có chất lượng dạy và học như hiện nay, tôi nhận thấy là cả một quá trình rèn luyện và phấn đấu không mệt mỏi. Sự nhiệt tình, chu đáo của giáo viên là một trong các yếu tố đảm bảo sự thành công của giờ dạy. Không những thế việc rèn chữ còn phải được diễn ra thường xuyên và ở mọi môn học. Với học sinh tiểu học, sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học. Có như thế việc luyện chữ mới được củng cố thường xuyên. Việc làm này đòi hỏi ở người giáo viên ngoài hiểu biết về chuyên môn cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ. V. ý kiến đề xuất: Tôi mong muốn có cơ hội để trao đổi kinh nghiệm để học tập và hoàn thiện hơn trong công tác rèn chữ viết cho học sinh tiểu học. Xuân Trường, ngày 30 tháng 5 năm 2008 Người viết Cao Thị Thúy Hội đồng khoa học trờng tiểu học A Xuân Tân đánh giá - Xếp loại Hội đồng khoa học phòng GD & ĐT huyện Xuân Trờng đánh giá - Xếp loại

File đính kèm:

  • docKNRen chuGiu vo cho HS lop 4.doc
Giáo án liên quan