Đề tài Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn địa lí ở trường phổ thông dân tộc nội trú

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm và chủ thể của nhận thức. Nhằm giúp học sinh tự tin hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức và tăng cường các mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa trò và trò,giữa trò và thầy trong giờ học để học sinh có thể mạnh dạn bộc lộ quan điểm của mình vì vậy phương pháp dạy học sát đối tượng là một yêu cầu rất cần thiết nhất là đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú.

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp dạy học sát đối tượng đối với môn địa lí ở trường phổ thông dân tộc nội trú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SÁT ĐỐI TƯỢNG ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ -----@&?----- Người thực hiện: Trần Thị Đào Tổ chuyên môn: Khoa học xã hội Nhiệm vụ chuyên môn : Giảng dạy môn địa lí I.ĐẶT VẤN ĐỀ ` Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm và chủ thể của nhận thức. Nhằm giúp học sinh tự tin hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức và tăng cường các mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa trò và trò,giữa trò và thầy trong giờ học để học sinh có thể mạnh dạn bộc lộ quan điểm của mình vì vậy phương pháp dạy học sát đối tượng là một yêu cầu rất cần thiết nhất là đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú. Tại sao vấn đề dạy học sát đối tượng lại đặt ra dối với các trường PTDTNT? Vì đối tượng HS DTNT chủ yếu là HS các dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa các em rất hay tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp thường hay thụ động trong các hoạt động học tập và kĩ năng ghi nhớ các kiến thức đã học còn yếu. Chính vì những lí do trên mà trong dạy học ở các trường PTDTNT người dạy phải rất quan tâm đến các phương pháp dạy học để phù hợp với khả năng tư duy, tiếp nhận các kiến thức cơ bản của học sinh. II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SÁT ĐỐI TƯỢNG ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PTDTNT Các phương pháp dạy học địa lí rất phong phú và đa dạng đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng sáng tạo linh hoạt và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh mới mang lại được hiệu quả cao. Sau đây là một số phương pháp được áp dụng tại trường PTDTNT đối với bộ môn địa lí: Giảng dạy kiến thức mới phải gắn liền với thực tiễn nhất là thực tiễn ở địa phương nơi các em đang sống. đối với môn địa lí có rất nhiều kiến thức gắn liền với thực tế cuộc sống như: Khí hậu, sông ngòi, đất đai, địa hình, tinh hình sản xuất nông nghiệp vv… Hình thành các khái niệm mới nhất thiết phải gắn liền với việc sử dụng các đồ dùng và phương tiện dạy học nhất là ứng dụng công nghệ thông tin càng tốt. Trong dạy học bài mới phải biết kích thích tư duy độc lập suy nghĩ sáng tạo cho học sinh. Đây là kĩ thuật dạy học mà giáo viên dựa trên cơ sở những hiểu biết có sẵn của HS để đặt ra các câu hỏi gợi mở nhằm kích thích tò mò tìm hiểu của HS với vấn đề được đặt ra. Với phương pháp này áp dụng với đối tượng HS DTNT tương đối khó vì bản thân các em thường có thái độ thụ động trong tiếp nhận kiến thức vì vậy giáo viên cần phải đưa ra các câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu và càng cụ thể càng tốt Khuyến khích, động viên , khích lệ các em phát biểu ý kiến của mình . Các ý kiến các em nêu ra phải được GV đánh giá cùng với sự đánh giá của các HS khác trong lớp. Những ý kiến trả lời đúng cần cho điểm tốt để động viên các em Những em trả lời chưa đúng GV cần khen sự nổ lực cố gắng của các em và động viên lần sau cố gắng hơn cô sẽ cho điểm tốt. Sau các hoạt động của HS GV đề nghị cả lớp hoan nghênh các bạn có nhiều có gắng bằng các tràng pháo tay để khích lệ các em giúp các em tự tin mạnh dạn trong học tập. 4. Để giáo dục các em có kĩ năng làm việc theo nhóm trong các bài dạy nếu có điều kiện GV cần tổ chức cho các em hoạt động nhóm : - Cần phân công cụ thể công việc cho từng nhóm: +Ra các câu hỏi cần tìm hiểu, + Hướng dẫn các nhóm cần dựa vào phần nào của SGK, dựa vào tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ hay bảng số liệu nào để tìm hiểu và thu thập thông tin . + Phát các phiếu học tập để HS điền các nội dung của bài tập vào. Cử nhóm trưởng thư kí cho mỗi nhóm Yêu cầu các nhóm báo cáo Giáo viên cho HS các nhóm tự đánh giá kết quả của nhau Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của các nhóm cho điểm. Sử dụng các phương tiện trong dạy và học địa lí: Đây chính là phương pháp đặc trưng của bộ môn địa lí:” Mở đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ.”Việc sử dụng các đồ dùng và phương tiện trong dạy và học môn địa lí chủ yếu tập trung vào việc sử dụng các kênh hình có trong SGK, đồ dùng dạy học của giáo viên, khai thác các kênh hình trên mạng, và ứnn dụng CNTT trong dạy học để mang lại hiệu quả cao. Đối với môn địa lí do các đối tượng (Sự vật, hiện tượng, quá trình địa lí…) đều được phân bố cố định trong một khong gian lãnh thổ rộng lớn không phải lúc nào HS cũng có thể tiếp xúc trực tiếp với chúng một cáh dễ dàng. Chính vì lí do đó mà trong dạy học địa líviệc sử dụng các phương tiện dạy học trực quan như : Tranh ảnh, bản đồ, mô hình, sơ đồ, lược đồ để tái tạo lại các sự vật hiện tượng mà các em không được quan sát trực tiếp là rất cần thiết và không thể thiếu. Với đối tượng HS các trường PTDTNT rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học địa lí cũng gặp nhiều khó khăn vì vậy yêu cầu GV phải có phương pháp hướng dẫn các em biết cách sử dụng các phương tiện đó trong việc học môn địa lí để đạt được hiệu quả cao(Vì bản đồ là con đường ngắn nhất để truyền thụ tri thức và tiếp thu các tri thức địa lí): Khi sử dụng kênh hình GV cần chú ý tập trung vào việc coi kênh hình như một nguồn cung cấp kến thức chứ không phải chỉ dùng để minh hoạ. Để có thể sử dụng tốt kênh hình GV phải có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình, nghiên cứu kĩ kênh hình, chọn ra các nội dung cần khai thác trong bài dạy để hướng dẫn HS tìm hiểu. Khi soạn bài GV cần phải xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối chuẩn xác, rõ ràngđể HS có thể dễ dàng làm việc được với các loại kênh hình để lĩnh hội các kiến thức va rèn luyện được kĩ năng làm việc với kênh hình: + Hướng dẫn các em hiểu được bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, hình vẽ, biểu đồ…. biểu hiện cái gì? (Đọc tên kênh hình) + Hướng dẫn HS Dựa vào bảng chú giải để hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ từ đó hiểu được ND bản đồ muốn biểu hiện gì. + Hướng dẫn HS biết cách xác định được vị trí của các đối tượng được biểu hiện trên bản đồ + Hướng dẫn HS biết cách tìm hiểu được đặc điểm của các đối tượng được biểu hiện trên bản đồ. + Hướng dẫn HS biết phân tích và giải thích được sự phân bố của các đối tượng địa lí và tìm hiều mối quan hệ giữa các đối tượng được biểu hiện trên bản đồ. 6. Tổ chức các trò chơi trong dạy học môn địa lí: Việc tổ chức các trò chơi trong dạy học không những tạo hứng thú cho HS trong giờ học mà còn có tác dụng phát huy được tính độc lập sáng tạo nâng cao được các hiểu biết về địa lí tạo niềm tin lòng say mê tinh thần tập thể cho các em. Trong môn địa lí có thể sử dụng các trò chơi vào phần củng cố bài học như: - Trò chơi giải đáp ô chữ địa lí. - Trò chơi tìm kẻ dấu tên - Trò chơi tiếp sức vv…. 7.Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá sẽ thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Trong trường PTDTNT việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá rất cần thiết. Do khả năng ghi nhớ và học thuộc kiến thức cũ của HS trường DTNT còn yếu nên các bài kiểm tra đánh giá môn địa lí cần hạn chế việc học thuộc bài một cách máy móc. Sau đây là một số phương pháp kiểm tra đánh giá được áp dụng: Kiểm tra bài cũ: +Các câu hỏi nhất thiết phải gắn liền với kênh hình như: Bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ hoặc số liệu thống kê để tránh cho học sinh cách ghi nhớ máy móc. + Khi kiểm tra các khái niệm địa lí nên cho HS quan sát hình ảnh trực quan từ đó yêu cầu các em trình bày các khái niệm nhất là đối với HS lớp 6. + Hình thức kiểm tra bài cũ không nhất thiết phải là đầu giờ mà có thể kiểm tra trong cả quá trình dạy bài mới. Các bài kiểm tra viết cần gắn với kênh hình. Tuỳ theo thời gian của bài kiểm tra mà đề ra yêu cầu khai thác các kênh hình ở mức độ cao hay thấp. Các câu hỏi kiểm tra phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu tránh các câu hỏi chung chung . Yêu cầu kiến thức tối thiểu cần đạt được trong các bài kiểm tra đánh giá là chuẩn kiến thức và kĩ năng cần có của của bộ môn địa lí. III. KẾT LUẬN Để nâng cao được chất lượng dạy và học môn địa lí ở trường PTDTNT thì yêu cầu cả giáo viên cũng như học sinh phải có sự nỗ lực rất lớn. Đối với giáo viên cần phải có sự chuẩn bị bài giảng kĩ càng công phu và phải có tâm. Đối với học sinh cần nỗ lực vượt qua sự tự ti mặc cảm và tập thói quen giao tiếp trước chỗ đông người, tạo được khả năngbiết cách tự học tự nghiên cứu. Thời gian qua ở trường PTDTNT Vĩnh Linh rất chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng này thông qua các chương trình giao lưu văn hoá đầu tuần do các lớp tổ chức vào sáng thứ 2. Vì vậy đã góp phần rất lớn cho công việc đổi mới phương pháp dạy và học ở trường. -----@&?-----

File đính kèm:

  • docPhuong phap day hoc sat doi tuong.doc
Giáo án liên quan