Đề tài : - Nội dung trọng tâm: Vận động múa “Múa cho mẹ xem ” ( Nhạc và lời: Xuân Giao )

1. Kiến thức

 - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.

 - Trẻ biết vận động múa theo bài hát.

 - Trẻ hát to, rõ lời.

 - Trẻ hiểu được nội dung của bài hát.

2. Kỹ năng

- Trẻ biết vận động múa bài: “Múa cho mẹ xem ” cùng cô.

- Trẻ hứng thú nghe cô hát và thể hiện cảm xúc của mình.

- Nghe và đoán đúng tên bài hát, thể hiện đúng nội dung bài hát đó.

 

docx7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 78373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài : - Nội dung trọng tâm: Vận động múa “Múa cho mẹ xem ” ( Nhạc và lời: Xuân Giao ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Chủ điềm: Gia đình Đề tài: Nội dung trọng tâm: Vận động múa “Múa cho mẹ xem ” ( Nhạc và lời: Xuân Giao ) - Nội dung kết hợp: + Nghe hát: Cho con ( Nhạc: Phạm Trọng Cầu – Lời: Tuấn Dũng) + Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát Độ tuổi: Mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) Thời gian: 30 – 35 phút Ngày soạn: 23/10/2013 Ngày dạy: 31/10/2013 Người dạy: Nguyễn Thị Hoa I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. - Trẻ biết vận động múa theo bài hát. - Trẻ hát to, rõ lời. - Trẻ hiểu được nội dung của bài hát. 2. Kỹ năng - Trẻ biết vận động múa bài: “Múa cho mẹ xem ” cùng cô. - Trẻ hứng thú nghe cô hát và thể hiện cảm xúc của mình. - Nghe và đoán đúng tên bài hát, thể hiện đúng nội dung bài hát đó. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động cùng bạn. - Giáo dục trẻ biết vâng lời, ngoan ngoãn với cha mẹ, thầy cô. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với cô - Chuẩn bị giáo án. - Đĩa nhạc không lời và đĩa nhạc có lời các bài hát: + Múa cho mẹ xem ( Xuân Giao) + Cho con ( Nhạc: Phạm Trọng Cầu – Lời: Tuấn Dũng) + Cả nhà thương nhau (Phan Văn Minh) + Cháu yêu bà (Xuân Giao) + Đi học về ( Hoàng Long – Hoàng Lân) + Ngày đầu tiên đi học ( Nhạc : Nguyễn Ngọc Thiện – Lời: Viễn Phương) + Ngày vui của bé (Hoàng Văn Yến) - Hoa đeo ở tay đủ cho trẻ - 10 Nốt nhạc vàng 2. Đối với trẻ - 3 xắc xô -Trang phục gọn gàng, tâm thế sẵn sàng bước vào hoạt động. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Nhận xét Hoạt động 1 Ổn định, trò chuyện, tạo hứng thú. * Ổn định: -Tập trung trẻ - Cho trẻ đọc bài thơ “ Làm anh” và đi về chỗ ngồi của mình. * Trò chuyện: - Các con vừa đọc bài thơ gì vậy? - Trong bài thơ có nhắc đến ai? - Trong gia đình các con còn có những ai nữa nào? - Trong gia đình ai là người dạy dỗ, chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ, giặt áo quần cho các con? - Các con có yêu mẹ của mình không? - Yêu mẹ của mình thì các con phải làm gì? * Giáo dục: Chúng ta phải yêu thương, kính trọng mẹ của mình nhé ! *Giới thiệu: Để có một món quà thật đặc biệt và ý nghĩa dành riêng tặng mẹ , tặng gia đình chúng mình. Thì bây giờ cô sẽ tập cho các con vận động bài múa, các con có thích không nào? Hoạt động 2 Dạy trẻ vận động múa bài “ Múa cho mẹ xem” - Cô xướng âm bài hát “Múa cho mẹ xem”. - Cô vừa xướng âm giai điệu bài hát gì? - Bài hát do ai sáng tác? - Cô cho cả lớp hát bài hát (1 – 2 lần) Các con ơi! Để bài hát “Múa cho mẹ xem” thêm hay thêm hấp dẫn cô còn có vận động múa rất đẹp nữa bây giờ cô sẽ múa cho các con xem nhé! - Lần 1: Cô múa không phân tích động tác. - Lần 2: Cô múa phân tích từng động tác. + Câu 1: “Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem”. Hai tay đưa ra trước và cuộn tròn, đưa qua bên trái cuộn tròn kéo xuống, đưa qua bên phải cuộn tròn kéo xuống, kết hợp nhún chân. + Câu 2: “Hai bàn tay của em như hai con bướm xinh xinh” Hai tay đưa ra trước cuộn tròn sau đó kéo nhẹ giang rộng hai bên. Vỗ lên, vỗ xuống theo nhịp, kết hợp nhún chân + Câu 3: “ Khi em đưa tay lên là bướm xinh bay múa” Tay trái chống hông, tay phải đưa lên cao tạo thành hình cung ở trên đầu, lòng bàn tay ngửa ra.Sau đó giữ nguyên tay phải đưa tay trái lên tạo thành hình cung trên đỉnh đầu, lòng bàn tay ngửa ra. Hai tay vẫy nhẹ. Kết hợp nhún chân. + Câu 4: “Khi em đưa tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng” Hai tay giang ngang vỗ lên vỗ theo nhịp. Nghiêng người và bỏ hai tay trên đầu, lòng bàn tay ngửa ra. Kết hợp nhún chân. ( Cho trẻ múa hai lần) - Cô múa có đẹp không các con, các con có muốn cùng múa với cô không? - Vậy, cô mời cả lớp đứng dậy và cùng múa với cô nào! - Cô cho cả lớp múa 2 – 3 lần. * Cho trẻ thi đua - Thi đua giữa 3 tổ. - Thi đua giữa nhóm bạn trai với nhóm bạn gái (Bạn trai múa, bạn gái hát và ngược lại) - Nhóm 4 – 5 trẻ múa. - Mời cá nhân.(có thể cho nhiều trẻ múa tùy hứng thú của trẻ). - Cô cho cả lớp múa hát lại lần nữa. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ Hoạt động 3: Nghe hát “Cho con” Nhạc: Phạm Trọng Cầu - Lời: Tuấn Dũng. -Các con biết không, gia đình là cái nôi tình cảm chấp cánh cho chúng ta đến trọn cuộc đời. Đó là tình cảm thiêng liêng của cha, của mẹ,..Điều đó được thể hiện rõ qua bài hát “Cho con” Nhạc: Phạm Trọng Cầu - Lời: Tuấn Dũng là bài hát thể hiện tình cảm cao quý, thiêng liêng, đẹp đẽ nhất mà ba, mẹ trao tặng cho con của mình. Ba là cánh chim đưa con đi thật xa, mẹ là nhành hoa cho con cài lên ngực. Ba, mẹ là lá chắn che chở suốt đời con. Ba mẹ là quê hương của con,.. Vừa rồi cô thấy các con đã tham giá múa hát cùng cô, bạn nào cũng giỏi, bạn nào múa cũng đẹp. Vì thế cô sẽ hát tặng cho các con nhé. -Lần 1: Cô hát thật tình cảm và kết hợp giao lưu với trẻ. + Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Do ai sáng tác? -Lần 2: Cô mời trẻ múa cùng cô +Bạn nào có thể lên múa cùng cô nào? Hoạt động 4 Trò chơi: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát” -Các con học rất giỏi, lại múa đẹp nữa. Vì vậy cô Hoa sẽ thưởng cho các con một trò chơi. - Cô nêu cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội. Mỗi đội chọn ra cho cô 1 bạn đội trưởng. Bạn đội trưởng có nhiệm vụ cầm xắc xô. Khi nghe hết giai điệu bài hát, đội trưởng lắc nhanh xắc xô để giành quyền trả lời cho đội của mình về tên bài hát và tên tác giả. - Luật chơi: Lắc xắc xô khi vừa nghe kết thúc giai điệu. - Cô cho trẻ chơi - Các giai điệu cho trẻ nghe: + Múa cho mẹ xem ( Xuân Giao) + Cho con (Phạm Trọng Cầu- Tuấn Dũng) + Cả nhà thương nhau ( Phạm Văn Minh) + Cháu yêu bà ( Xuân Giao) + Đi học về ( Hoàng Long – Hoàng Lân) + Ngày đầu tiên đi học ( Nguyễn Ngọc Thiện – Viễn Phương) + Ngày vui của bé ( Hoàng Văn Yến) Hoạt động 5 Kết thúc, tuyên dương - Các con ơi, các con vừa vận động múa bài gì nào? - Cô nhận xét, động viên, khen ngợi trẻ. - Cho trẻ múa lại một lần nữa và kết thúc hoạt động. -Trẻ tập trung -Trẻ đọc thơ -Bài thơ “ Làm anh” - Anh, em gái, mẹ. - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe và trả lời -Dạ có ạ. -Trẻ trả lời theo sự hiểu biết -Trẻ lắng nghe và trả lời -Trẻ lắng nghe và trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời - Trẻ hát -Trẻ quan sát cô múa - Trẻ quan sát và lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ múa -3 tổ múa - Nhóm nam, nhóm nữ múa -Nhóm múa -Cá nhân múa -Cả lớp múa -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe và trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Cô và trẻ múa -Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi -Trẻ chơi -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ hát và chào tạm biết các cô.

File đính kèm:

  • docxgiao an am nhac VD Mua cho me xem.docx