Đề tài Nội dung phương pháp giảng dạy giáo dục dân số trong địa lý

Giáo dục dân số là một lĩnh vực khoa học và giáo dục rất mới mẻ trong hệ thống những kiến thức và kĩ năng, thái độ và hành vi cần thiết cho mọi người và xã hội. Do đó được dạy và học trong các trường học của hệ thống giáo dục quốc dân. Lĩnh vực khoa học và giáo dục này hình thành và phát triển đáp ứng sự đòi hỏi cấp bách trong thực tế cuộc sống xã hội loài người. Mặt khác nhằm tích cực góp phần khắc phục hiện tượng dân số tăng nhanh, hiện tượng"bùng nổ dân số" và giảm sút chất lượng cuộc sống của xã hội,gia đình và cá nhân

Chúng ta đã kịp thời bắt đầu đưa giáo dục dân số vào nhà trường. Đối với ngàng giáo dục đây là một trong những đổi mới quan trọng đúng mục tiêu của cải cách giáo dục, nhằm làm cho nhà trường gắn chặt hơn nữa với cuộc sống xã hội.Đưa giáo dục dân số vào nhà trường là một trong nhữnh yêu cầu cấp bách của việc điều chỉnh cải cách giáo dục, đồng thời là một biểu hiện cụ thể của sự đổi mới tư duy giáo dục.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nội dung phương pháp giảng dạy giáo dục dân số trong địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏ: mỗi cặp vợ chồng chỉ có một hoặc hai con mà thôi, mỗi " gia đình hạt nhân" chỉ có bốn người. Đây là vấn đề rất cơ bản trong chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình của nhà nước ta. Giáo viên nên lưu ý với học sinh rằng: Nế còn nhiều người cứ đẻ em thứ ba trở nên thì dân số sẽ tăng rất nhanh và cảnh nghèo khổ chung sẽ chưa biết kéo dài đến bao giờ. Số người thiếu đói, suy dinh dưỡng ngày càng nhiều ( Hiện tại có đến gần 1/3 số trẻ em ở nước ta bị suy dinh dưỡng). - Chất lượng cuộc sống gia đình. Cần phân tích đầy đủ trong những bài học có liên quan để học sinh thấy được: cần nghĩ đúng, làm đúng để đảm bảo được cuộc sống gia đình thật hạnh phúc. Chất lượng cuộc sống gia đình thường thể hiện ở những mặt sau: Đảm bảo mức lương thực và thực phẩm tối thiểu cần thiết, đảm bảo về dinh dưỡng, sức khoẻ khá con cái được học hành, cha mẹ có thời gian và trình độ giáo dục con cái, kinh tế gia đình ổn định, có điều kiện tối thiểu vui chơi,. Giải trí, lành mạnh, có văn hoá…. Từ những điều này, học sinh có luận chứng đầy đủ về chất lượng cuộc sống gia đình: chất lượng cuộc gia đình chỉ có khi mỗi gia đình thực hiện đúng kế hoạch hoá gia đình (chỉ có một hoặc hai con). Nội dung giáo dục dân số là một lĩnh vực khoa học quan trọng. Song trong nhà trường giáo dục dân số không đặt thành môn học riêng biệt. Tất cả những nội dung cơ bản nói trên được cụ thể hoá, chi tiết hoá và nồng vào các môn học theo nguyên tắc tích hợp,đặc biệt là môn Địa lý. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, để đảm bảo mục tiêu và yêu cầu về giáo dục dân số tôi cần có những phương pháp giảng dạy nhất định,để đảm bảo truyền thụ đầy đủ những kiến thức cơ bản về dân số cho học sinh - thế hệ trẻ - người chủ tương lai của đất nước. B phương pháp Giáo dục dân số được đưa vào nhà trường nhằm phát huy vai trò của nhà trường trong việc giáo dục học sinh tham gia thực hiện chính sách dân số của đất nước. Thậy vậy, về mục đích lâu dài thế hệ trẻ ngày nay cần được giáo dục để khi lớn lên trở thành những cặp vợ chồng, những người làm cha, làm mẹ biết xây và tổ chức gia đình hạnh phúc. Tự giác thực hiện những chủ trương và chính sách dân số, vì sự phát triển và phồn vinh của đất nước. Vì chất lượng của từng người, từng nhà và toàn xã hội. Chính vì vậy giáo dục dân số được tổ chức ở các cấp học trong nhà trường từ mẫu giáo đến đại học, đương nhiên phương pháp giảng dạy phải phù hợp trình độ và lứa tuổi của người học. Đối với cấp THCS- nhất là đối với môn Địa lý, kiến thức về giáo dục dân số có thể là những bài riêng, những chương riêng hoặc có thể nồng vào kiến thức các bài học trong chương trình. Đối với những bài riêng, chương riêng về giáo dục dân số đòi hỏi người giáo viên khi soạn bài cần nghiên cứu kĩ bài. Đặc biệt cần có sự chọn lọc kiến thức để nguồn thông tin không quá rườm rà làm loãng nội dung bài học. Và nhất là nên làm cho nội dung bài học càng thêm gắn với đời sống thực tế. Đối với kiến thức giáo dục dân số lồng trong nội dung bài học thì càng cần chú ý để có thể liên hệ tới các chủ đề về dân số. Có thể bằng cách: Khi giảng cho thêm ví dụ về sự kiện dân số hoặc thay những ví dụ có sẵn trong bài bằng những ví dụ với chủ đề dân số. Ví dụ: Khi học về cách lập biểu đồ, sơ đồ của những bài học Địa lý ta có thể lấy ví dụ về tỉ lệ và tốc độ tăng dân số của các lứa tuổi qua các thời kì. Có thể lấy tỉ lệ, tốc độ tăng lương thực, tăng xây nhà cửa, bệnh viện, trường học công việc làm…So sánh với mức tăng dân số qua các thời kì. Phương pháp lồng như vậy sẽ không làm cho nội dung và khối lượng kiến thực nặng thêm đối với học sinh. Nhưng cần chú ý tránh sự lạm dụng quá làm giảm hiệu quả và tác dụng giáo dục. Tuy nhiên, giáo dục dân số trong Địa lý có nhiều phương pháp nhưng để có hiệu nhất cần chọn phương pháp giảng dạy thích hợp. Do giáo dục dân số không chỉ nhằm mục đích truyền thụ kiến thức mà còn làm cho người học có thái độ và hành vi đúng đắn với các vần đề dân số, nên nế chỉ dùng phương pháp giảng dạy đơn thuần thì kết quả giáo dục bị hạn chế. Cần có phương pháp phát huy tối đa tính tích cực chủ động của học sinh trong khi học tập để tự giác tìm ra những kêt luận. Đó là phương pháp hướng dẫn gợi mở Trong phương pháp hướng dẫn gợi mở, học sinh làm chủ quá trình tìm tòi học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.Học sinh tự khai thác vấn đề, tự tìm tòi phát hiện ra kiến thức, giáo viên giúp học sinh hình thành khái niệm và các quan điểm khoa học. Nghoài ra phương pháp này còn phát huy được tinh thần cởi mở của học sinh, giáo viên khuyến khích sự tìm tòi, uốn nắn những nhận thức chưa đúng đắn hoặc chưa phù hợp của các em. Và đặc biệt giáo viên nên gắn sự giảng dạy với thực tiễn đời sống xã hội và đời sống riêng của từng người thì nội dung kiến thức càng dễ nhớ, dễ hiểu. Chẳng hạn khi dạy về bài" Sự gia tăng dân số" Địa lý 9 căn cứ vào nội dung bài giảng, giáo viên xác định mục đích yêu cầu của bài gắn liền với nội dung giáo dục dân số, chọn những điểm cần nêu cho học sinh suy nghĩ, thảo luận về các vấn đề dân số học: sinh, tử, gia tăng tự nhiên, nguyên nhân, hậu quả của sự gia tăng dân số … và chính sách dân số. Giáo viên sử dụng phương pháp hướng dẫn, gợi mở. Dạy học "lấy học sinh làm trung tâm", chuẩn bị những vấn đề trong bài được thể hiện cụ thể ở khâu soạn giáo án. ậ trên lớp, sau khi cung cấp những số liệu về dân số ở nước ta, giáo viên lần lượt nêu từng vấn đề để học sinh thảo luận. Việc thảo luận xoay quanh chủ đề: -Dân số nước ta gia tăng như thế nào? (có thể dựa vào sơ đồ nhận xét). Vì sao lại gia tăng như vậy?( so sánh với các nước đã học trong chương trình Địa lý 7) Về hậu quả, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh suy nghĩ tìm ra những vấn đề ngiêm trọng của thế giới, của nước ta do con người gây ra. Ví dụ:+Hiện nay môi trường bị ô nhiễm do nguyên nhân nào? +Tình hình môi trường ô nhiễm thường thấy ở những đâu? +Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì? Đối với nứơc ta: +Dân số tăng nhanh gây ra những hậu quả gì? + Chúng ta có thể hạn chế sự tác đông của ô nhiễm môi trường bằng cách nào? Các biện pháp để khắc phục hậu quả là gì? Bằng những câu hỏi gợi mở hướng dẫn học sinh cân nhắc, suy nghĩa để có tác dụng phát huy kiến thức. Sau mỗi một chủ đề được nêu ra trong bài học mà học sinh đã thảo luận, đã tư duy. Giáo viên hệ thống hoá kiến thức, khích lệ ý kiến đúng, bổ sung ý kiến còn thiếu để các em tiếp tục nắm bắt đượcvấn đề một cách hoàn chỉnh. Kiến thức dân số rất gắn liền với thực tế đời sống xã hội. Vì vậy trong bài học" Sự gia tăng dân số" giáo viên cần lấy dữ kiện từ tình hình dân số ở địa phương, nơi học sinh cư trú để ra bài tập, như vậy bài học sẽ sinh động hơn, kiến thức được khắc sâu hơn, nhận thức của các em đúng đắn hơn. Ví dụ về một số bài tập được rút ra khi học về "Sự gia tăng dân số " giáo viên yêu cầu học sinh điều tra, tìm hiểu về vấn đề dân số của khu vực, của gia đình. Có thể sử dụng hình thức thảo luận nhóm, mỗi nhóm điều tra, tìm hiểu một vấn đề như vậy sẽ đảm bảo hoàn thiện kiến thức dân số của địa phương mình: Nhóm 1:Tìm hiểu tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm: -Số dân từng khu vực( xóm, thôn) -Tỉ lệ nam, nữ từng độ tuổi. Số lượng trẻ em sinh ra mỗi năm( lấy số liệu của 5 năm trở lại đây). Số lượng người chết trong khu vực. Nhóm 2:Điều tra về những khó khăn do sự gia tăng dân số gây ra: -Vấn đề lương thực( lương thực bình quân, giá lương thực). -Vấn đề ruộng đất( diện tích đất canh tác bình quân, diện tích nhà ở). Vấn đề an ninh( trộm cáp, cờ bạc, ngiện hút…). Nhóm 3: Tìm hiểu sự gia tăng dân số với chế độ dinh dưỡng: -Thống kê kế hoạch chỉ tiêu ăn uống trong gia đình. -So sánh chỉ tiêu ăn uống ở một gia đình đông người với một gia đình ít người. -Rút ra kết luận. Nhóm 4: Nguyên nhân và phương hướng khắc phục những hậu quả do dân số tăng nhanh gây ra: -Tư tưởng, quan niệm. -Đặc điểm kinh tế. -Biện pháp. Trên đây là phương pháp giảng dạy chủ yếu của giáo dục dân số trong nhà trường phổ thông. Chúng ta có thể coi đây là con đường hữu hiệu nhất, nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh khi tiếp thu về các vấn đề dân số. Đối với bộ môn địa lý phương pháp hướng dẫn gợi mở cần được vận dụng linh hoạt, hợp lý và có chọn lọc để có tác dụng tích hợp những nội dung và kiến thức giáo dục dân số trong từng bài học để cung cấp cho học sinh một cách kịp thời và có hiệu quả nhât. Đồng thời sẽ tạo ra cho người học sự chuyển biến về thái độ và hành vi một cách rõ nét nhất. Đó là sự tự giác về chính sách dân số khi người học đã thông hiểu một cách đầy đủ, khoa học về các hiện tượng dân số, và cuối cùng rút ra được kết luận về phương án tối ưu trong suy nghĩ và hành động. III/ Kết luận. Nói chung giáo dục dân số trong nt phổ thông cơ sở và nhất là trong bộ môn địa lý, đảm bảo các nội dung trên và theo phương pháp hướng dẫn gợi mở như tôi trình bày ở trên là nhằm giúp cho học sinh có cơ sở khoa học và có kỹ năng thực hành về hoạt động dân số, để góp phần tích cực và thiết thực vào việc xây dựng cuộc sống văn minh và hạnh phúc cho cộng đồng xã hội, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho từng gia đình, cho mỗi các nhân. Giáo dục dân số với nội dung phong phú và đa dạng, với phương pháp gắn liền với thực tế, sẽ giúp cho thế hệ trẻ, nắm vững những kiến thức kỹ năng, những giá trị văn hoá xã hội cần thiết để: 1. Học sinh thông hiểu và biết đánh giá đúng đắn tình hình dân số hiện nay ở nước ta và trên thế giới. Nhận thức rõ ràng mối quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế, xã hội. ảnh hưởng của sự gia tăng dân số với chất lượng cuộc sống xã hội, gia đình hiện tại và tương lai. 2. Học sinh có niềm tin dựa trên cơ sở khoa học về khả năng của con người nói chung và của chính bản thân mình nói riêng trong việc điều khiển quá trình tái sản xuất con người theo đúng những mục tiêu kế hoạch hoá dân số đã được đề ra trong chiến lược dân số của đất nước ta. 3. Học sinh sẽ tự giác tự nguyện đề ra cho mình những quyết định đúng đắn trong việc kế hoạch hoá gia đình sau này, có ý thức trách nhiệm, có thái độ và hành động hợp lý về dân số để tích cực và thiết thực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và xã hội.

File đính kèm:

  • docDia liNguyen Thi Thoan.doc