Đề tài Những định hướng để hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp 1

Năm học 2007 - 2008, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 1.

 Xuất phát từ đặc điểm tình hình lớp nói riêng: lớp học đa số học sinh không qua mẫu giáo, nề nếp cần phải uốn nắn nhiều, ý thức tự giác chưa cao, nhiều gia đình hoàn cảnh éo le dẫn đến các em chưa xây dựng - chưa xác định được cho mình một hướng đi đúng trong học tập và kỉ luật, còn rất tự do đồng thời kết hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi lớp 1 lần đầu tiên cắp sách tới trường, rất ngây thơ lại lạ trường lạ lớp, bạn bè chưa quen

 

doc27 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những định hướng để hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, vì vậy trong các giờ học trên lớp, tôi uốn nắn các em từ những động tác ngồi ngay ngắn, không nằm bò ra bàn, vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ, vừa gây không khí uể oải trong lớp học. Trong từng tiết học, từng công việc cụ thể các em đều được rèn tính ngăn nắp, tính khoa học, nhanh nhẹn, khẩn trương để các em chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới. ************ Những định hướng này góp phần hình thành cho học sinh lớp một có nề nếp trong học tập giúp các em học tập tốt hơn và từ đó các em cũng có hứng thú say mê trong học tập. ************ D - KẾT QUẢ Xuất phát từ thực tiễn của lớp, tôi đã thực hiện các biện pháp trên, qua một thời gian tôi thấy lớp tôi có chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng như chất lượng học tập. Trong giờ học sự kết hợp của cô giáo và học sinh rất nhịp nhàng, các em tiếp thu bài tốt, không khí học tập sôi nổi, thực sự tiết học trở thành “ học mà vui, vui mà học”. Các em rất hứng thú say mê trong học tập. Như vậy rõ ràng việc rèn nếp học tập cho học sinh lớp một không những làm cho các em luôn có thói quen chuẩn bị tốt, đầy đủ đồ dùng học tập, có ý thức nề nếp trong từng môn học mà còn giúp các em chủ động sáng tạo hơn khi học tập. Xếp loại các mặt : Học tập, Kỷ luật, Vệ sinh qua các tháng trong năm học như sau: (Sĩ số lớp: 32 học sinh) Tháng Học Tập Kỷ Luật Vệ Sinh Ghi chú Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt Tốt Chưa tốt 9+ 10 20 12 23 9 22 10 HS chưa hình thành nếp trong học tập. 11+12 23 9 25 7 24 8 Đã có tiến bộ. 1+ 2 27 5 31 1 30 2 Chuyển biến rõ rệt. 3 28 4 32 0 31 1 4 5 Kết quả kiểm tra nề nếp của nhà trường lớp tôi đều đạt loại tốt. Kết quả hai mặt đạo đức và trí dục của lớp như sau: (Sĩ số lớp: 32 học sinh) Thời gian Hạnh kiểm Học lực VSCĐ Giữa học kỳ I Thực hiện đầy đủ: 26 HS = 81,4% Chưa đủ : 6 HS = 18,6% Giỏi: 10 = Khá: 17 = TB: 5 = 31% 53,5% 15,5% A: 26 = 81,4% B: 6 = 18,6% Cuối học kỳ I Thực hiện đầy đủ: 31 HS = 96,9% Chưa đủ : 1 HS = 3,1% Giỏi: 17 = Khá: 12 = TB: 3 = 53,5% 37,2% 9,3% A: 28 = 87,6% B: 4 = 12,4% Giữa học kỳ II Thực hiện đầy đủ: 32 HS = 100% Chưa đủ : 0 HS = 0 % Giỏi: 22 = Khá: 8 = TB: 2 = 69% 24,8% 6,2% A: 29= 90,9% B: 3 = 9,1% Cuối học kỳ II Thực hiện đầy đủ: HS = % Chưa đủ : HS = % Giỏi: = Khá: = TB: = % % % A: = % B: = % ` Trong tập thể lớp 1B có một trường hợp đặc biệt là một học sinh khuyết tật tham gia hoà nhập cộng đồng. Đó là em Nguyễn Diệu Ly với khuyết tật về thần kinh, mức độ phát triển trí tuệ chỉ bằng 60-70% trẻ em bình thường cùng lứa tuổi (theo kết quả xét nghiệm của bệnh viện nhi Trung Ương). Ngoài việc lập kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật một cách cụ thể cùng những ý kiến đề xuất với các cấp lãnh đạo (có sự chỉ đạo cụ thể của Ban Giám Hiệu nhà trường, bản kế hoạch được gửi lưu tại Phòng Giáo Dục Đào Tạo Quận Đống Đa), tôi cũng áp dụng các biện pháp giáo dục nề nếp như đối với học sinh bình thường có điều làm mẫu và uốn nắn em Ly kĩ hơn các bạn để em có thể nắm bắt được và làm theo yêu cầu. Kết quả cũng thật đáng mừng là từ chỗ em Ly không biết tự đứng lên chào cô còn phải để các bạn nhắc nhở, trong lớp luôn nghịch ngợm, trêu chọc bạn xung quanh hay xé sách vở thì nay em đã biết ngồi trật tự nghe giảng, biết làm theo các quy định trong giờ học, tham gia giờ truy bài, biết lấy đồ dùng theo các bạn, biết đánh vần và viết theo các chữ đã học tuy chưa đúng hết. Các bạn cán bộ lớp cũng luôn chú ý nhắc nhở và giúp đỡ Ly tạo thói quen giúp đỡ nhau học tập và kỷ luật, nâng cao tính cộng đồng trong lớp.Tôi nghĩ đó cũng là một thành công khi áp dụng những định hướng để hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp mình chủ nhiệm. Ngoài ra, lớp tôi còn tham gia rất tốt các hoạt động của nhà trường, hoàn thành vượt mức các hoạt động như: - Ủng hộ đoàn nghệ thuật tình thương về trường biểu diễn: 105 000đ - Nộp hơn 80 Kg giấy vụn. - Mua 264 gói tăm ủng hộ người mù. - Giải tập thể thi vẽ tranh theo chủ đề “ Cô giáo người mẹ hiền” (chào mừng ngày 20/11) - Giải ba môn thi “Chuyền bóng” trong Hội Khoẻ Phù Đổng cấp trường. - Đạt lớp VSCĐ. - Đạt lớp tiên tiến. ************ PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ A. Kết luận: Qua một quá trình thực hiện theo những định hướng để hình thành nề nếp học tập cho học sinh và áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi thấy học sinh trong lớp có chuyển biến rõ rệt về nề nếp học tập cũng như nếp sinh hoạt tập thể đã trở thành thói quen của mỗi học sinh. Từ đó, chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên, các em luôn chủ động trong việc học tập. Bản thân giáo viên, chính thói quen về nề nếp học tập của học sinh làm cho cô giáo cảm thấy say sưa, hứng thú trong giảng dạy, chú ý chuẩn bị đồ dùng dạy học kỹ lưỡng và sinh động trong các tiết dạy của cả chín môn học trong chương trình. Học sinh có điều kiện để học tập tốt và thấy được niềm vui khi đến trường học, được bộc lộ những suy nghĩ và việc làm của mình trước cô giáo và các bạn. Tình bạn, tính cộng đồng trong tập thể lớp 1B được xây dựng và củng cố bền vững để các em có điều kiện nuôi dưỡng những ước mơ tốt đẹp về mái trường, về thầy cô và bạn bè. Kỷ niệm thân yêu dưới mái trường tiểu học sẽ còn in đậm trong tâm trí và cũng sẽ đi theo các em trong suốt cả cuộc đời. ********* B. Khuyến nghị: 1/ Trong việc giáo dục nề nếp cho học sinh hiện nay, ngoài việc giáo viên cần làm gương tốt : ‘‘Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo’’ thì việc nêu gương – khen thưởng những học sinh thực hiện tốt nề nếp là rất cần thiết. Vậy tôi thiết nghĩ việc này nên tổ chức thường xuyên trong các giờ chào cờ đầu tuần có sự tham gia của học sinh toàn trường để các em được biết những tấm gương sáng ở ngay gần mình mà học tập, noi theo. Có như vậy hiệu quả giáo dục nề nếp mới tăng cao, học sinh chắc chắn sẽ vui vẻ thực hiện, đua nhau thực hiện tốt các quy định mà ban thi đua nhà trường đưa ra. 2/ Trong chương trình sách giáo khoa đạo đức lớp 1 tuy bài học và tranh minh họa rất phù hợp với đối tượng học sinh nhưng tôi cũng mong ban chỉ đạo thay sách giáo khoa có thể bổ sung thêm những câu chuyện đạo đức về những tấm gương sáng trong cuộc sống thường ngày với việc thực hiện các hành vi đạo đức đúng để các em học sinh dễ nắm bắt, học tập và noi theo. Học tập qua những tấm gương, những nhân vật trong các câu chuyện có thật hẳn các em sẽ thấy rất thú vị và gần gũi, từ đó giúp các em định hướng tốt hơn nữa trong việc thực hiện đúng các hành vi đạo đức của mình. 3/ Theo tôi việc để học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng là rất tốt nhưng chỉ với những trường hợp ở mức độ nhẹ. Còn với những trường hợp nặng, sau một thời gian nhập học khi giáo viên phát hiện ra thì đề nghị nhà trường sẽ có quy định với phụ huynh học sinh để cho em học sinh đó được chuyển đến những trường dành riêng cho các trường hợp đặc biệt này, có như vậy các em mới được giáo dục đúng với mức độ yêu cầu về thể chất cũng như trí tuệ của mình đồng thời còn kiểm soát được mức độ tật tiến triển ra sao để chữa trị. Ở Hà Nội hiện nay đã có những nơi riêng dành cho trẻ em khuyết tật như lớp thiểu năng ở trường chuẩn quốc gia Trung Tự, hay bệnh viện tâm thần tại nhà ở Hoàng Mai.v.v. Vậy kính đề nghị các cấp lãnh đạo xem xét và kết hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường để giúp các em học sinh khuyết tật có khả năng hòa nhập cộng đồng tốt hơn và thiết thực hơn. ********* ***** Trên đây là những định hướng để hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp một của tôi. Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp và giảng dạy ở lớp một, tôi chân thành mong được Ban Giám Hiệu và các bạn đồng nghiệp nhiệt tình góp ý bổ sung thêm để công tác giảng dạy cũng như chủ nhiệm lớp của tôi ngày một tốt hơn, góp phần vào thành tích chung của nhà trường! Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày 6 tháng 4 năm 2008 Người viết Đinh Thị Thanh Loan DANH MỤC CÁC SÁCH THAM KHẢO 1.Trẻ em Việt Nam - HỒ CHÍ MINH - 1942 - NXB Chính trị Quốc gia. 2. Đôi mắt trẻ thơ - L.T.GƠ RI GÔ RIAN - NXB Văn hoá Thông tin Hà Nội - năm 2000. Người dịch: Phạm Đăng Quốc - Lê Khánh Trường. 3. Con sẽ nên người - L.P.Ô.XTÔRÔPXCAIA - NXB Văn Hoá Thông tin Hà Nội - năm 2000. Người dịch: Lê Khánh Trường. 4. Những phương pháp giáo dục hiệu quả trên thế giới - NXB Tư Pháp Hà Nội - năm 2006. * Tập 1+2: Phương pháp giáo dục thiên tài của JAMES SIDER. * Tập 3 : Phương pháp giáo dục đặc thù của MONTESSORI. * Tập 4 : Phương pháp giáo dục thực tiễn của HIRAKO. * Tập 5 : Phương pháp giáo dục gia đình của CHÂU TIẾT HOA và THI TÚ NGHIỆP 5. Những tấm lòng cao cả - EDOMONDO DE AMICIS -NXB Phụ nữ- Hà Nội năm 1998. ************ MỤC LỤC TÊN ĐỀ TÀI ...............................................................................................................1 PHẦN I :LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................2 PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI : A - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT……………………………………………….....4 1/ Rèn nề nếp học tập trên lớp…………………………………………….....4 2/ Rèn nếp học tập ở nhà………………………………………………….....5 3/Rèn nếp giữ gìn sách vở đồ dùng học tập……………………………….....6 B - PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT……………………………….……………………...7 C - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1/ Đối với giáo viên chủ nhiệm…….………………………………………...8 2/ Đối với học sinh……………….………………………………………......9 3/ Kiểm tra nề nếp học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp….....10 4/ Kết hợp với giáo viên bộ môn…………………………………………....11 5/ Kết hợp với phụ huynh học sinh……………………………………….....12 6/ Nêu gương - khen thưởng…………………………………………….......12 D - KẾT QUẢ……………………………………………………………………………......15 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..……….………………………………...….18 DANH MỤC CÁC SÁCH THAM KHẢO..................................................................….21 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TRƯỜNG : NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP QUẬN : NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP THÀNH PHỐ :

File đính kèm:

  • docNHUNG DINH HUONG DE HINH THANH .doc
Giáo án liên quan