Đề tài nghiên cứu khoa học: Nét độc đáo của Chùa Dơi - Sóc Trăng

CHƯƠNG I:Lịch sử hình thành của Chùa Dơi

 

CHƯƠNG II: Kiến trúc nghệ thuật của Chùa Dơi

 

CHƯƠNG III :Hệ sinh thái Chùa Dơi

 

CHƯƠNG IV: Giá trị Du lịch của Chùa Dơi.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học: Nét độc đáo của Chùa Dơi - Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch và là nơi nghỉ ngơi của các sư, đôi khi nhiều đoàn hành hương cũng nghỉ đêm tại đây. - Hiện nay, ngoài đội đua ghe ngo, Chùa Mã Tộc còn có đội trống Sa Dăm, đội nhạc ngũ âm để giữ gìn và truyền dạy cho con em trong phun sóc sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc như dàn ngũ âm, trống Sa Dăm  để tham gia biểu diễn phục vụ vào những dịp lễ hội truyền thống, cúng phước tại gia đình hoặc các dịp lễ, tết. - Nhìn trên tổng thể, giá trị của Chùa Dơi sự tổng hợp hài hòa của những yếu tố tạo hình, tạo dáng, điêu khắc, trạm trổ, hội họa công phu thể hiện sự kiên nhẩn và đôi tay nghệ thuật đầy sáng tạo của người người thợ điêu luyện lành nghề, am tường văn hóa đặc sắc khmer Nam bộ đã tạo nên một quần thể kiến trúc cân đối hài hòa, độc đáo gần gủi với thiên nhiên. Chính vì thế, Chùa Dơi là chốn thanh tịnh tôn nghiêm của bà con khmer, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật, thi đấu thể thao, là nơi học chữ, học giáo lý, mở mang kiến thức, gìn giữ vốn quý văn hóa dân tộc Khmer của cộng đồng. Chùa Dơi như mọi người biết đến là điểm dừng chân lý tưởng đối với du khách trong nước cũng như quốc tế đến với Thành phố Sóc Trăng  bởi không đâu như ở đây: những cảnh đẹp đặc trưng của ngôi chùa cổ của Phật giáo Khmer Nam tông cùng đàn dơi tự nhiên đông đảo đang ngụ cư yên bình trong không gian tỉnh lặng, chỉ có tiếng bước chân nhẹ nhàng xào xạt trên lá khô để du khách thả hồn cùng gió thoảng, thư giản hòa mình vào thiên nhiên tỉnh lặng cùng ấn tượng khó quên về chùa Dơi, một điểm dừng chân lý tưởng, mới lạ của Thành phố Sóc Trăng - Chùa Dơi với quần thể kiến trúc đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao. Ngoài chức năng thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của đời sống tâm linh, còn hướng con người đến chân - thiện - mỹ, làm điều hay lẽ phải, làm việc thiện, tích phúc cho đời. Ở đây chúng ta thấy rõ nghệ thuật tạo hình Khmer đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chùa Dơi là một minh chứng, mang tính tôn giáo. Nhưng Phật giáo Nam tông trong xã hội Khmer hiện nay không phải là tôn giáo thoát tục, lánh xa cuộc đời mà hoà nhập vào cuộc sống đời thường với phương châm “tốt đạo, đẹp đời”. CHƯƠNG III :Hệ sinh thái Chùa Dơi Dơi Điểm độc đáo nổi bật nhất của của chùa Dơi chính là đàn dơi hàng vạn con. Và cũng chính vì điều này mà có tên gọi Chùa Dơi lưu truyền trong dân gian để gắn với hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên. Thượng tọa Kim Rêne kể, từ khi ông còn nhỏ đã thấy rất nhiều dơi ở chùa. Có những thời điểm có đến cả triệu con tụ tập về đây. Chúng là loài dơi quạ, tên khoa học là Flying fox. Con dơi mới đẻ, sải cánh đã là 50cm; dơi lớn thì sải cánh lên tới 1,5 m, loại dơi có cánh sải từ 1 - 1, 2m thì rất nhiều, còn trung bình là 70-90cm. Dơi ở đây nặng trung bình khoảng 1kg, con con nặng tới 1,5kg. -Chạng vạng tối, dơi rủ nhau đi tìm thức ăn, bay đen kín cả trời đến vài tiếng mới hết. Đến khoảng hừng đông chúng bắt đầu bay về đậu kín các hàng cây trong khuôn viên chùa. Thức ăn của dơi là trái cây ngọt. Dơi bay đi tìm thức ăn ở rất xa, quanh vùng đồng bằng sông Tiền, sông Hậu - nơi có miệt vườn với nhiều loại trái cây ngọt, thơm.Có điều lạ là khuôn viên của chùa rộng hơn 3 ha, có rất nhiều loại cây ăn quả như xoài, vú sữa, sầu riêng, măng cụt... nhưng đàn dơi không bao giờ ăn quả của chùa. Những cành cây quả ngọt từ vườn nhà dân, chĩa qua tường, vào khuôn viên của chùa, dơi cũng không ăn quả ở những cành cây đó. - Điều đặc biệt, những con dơi ở chùa rất nhớ vị trí của mình, nó đã ngủ ở đâu thì sau đêm miệt mài kiếm ăn, sáng ra vẫn về đúng vị trí đó yên giấc trong sự thanh tịnh của ngôi chùa cổ kính. - Vài năm trở lại đây, đàn dơi giảm mạnh. Theo ước tính của Thượng tọa Kim Rêne, đàn hiện chỉ bằng 20% của những năm 90 của thế kỷ trước. Nguyên nhân là do khi dơi đi kiếm ăn đã đã bị giăng lưới bắt để làm thịt. Trung bình một năm, đàn dơi sinh sản được 1.000 con nhưng vẫn không đủ bù đắp số lượng bị đánh bắt. Với tốc độ săn dơi như hiện nay nếu không bị đánh bắt thì phải khoảng 10 năm nữa mới khôi phục được số lượng lúc đông nhất. Heo 5 móng - Ngoài dơi, trong chùa còn có một loài động vật vừa quen mà vừa lạ. Đó là những lợn (mà người miền Nam gọi là heo) 5 móng. Và câu chuyện từ một lợn 5 móng đầu tiên bị bỏ rơi tại cổng chùa cách đây 20 năm đã trở thành một điều kỳ bí và độc đáo ở ngôi chùa vốn quá nổi tiếng này. - Trụ trì chùa kể rằng, một phật tử làm công quả cho chùa phát hiện một con lợn dị thường bị bỏ rơi ngay tại cổng chùa. Thấy lợn con tội nghiệp, người này đã bế nó lên. Sau khi kiểm tra cơ thể lợn con, người này tái mặt vì phát hiện chân nó có đến 5 móng, chứ không phải 3 móng như những con lợn thông thường khác. - Được biết theo người Khơmer thì lợn 5 móng là “cốt tinh” của con người. Có lẽ vì vậy mà chủ nhân của con lợn kỳ lạ đó đã bỏ rơi nó, không dám nuôi tại nhà cũng không dám giết thịt. “Cửa Phật từ bi”, dẫu dị thường nhưng chú lợn con cũng được đem vào chùa nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo. - Hàng ngày những người làm công quả trong chùa đã mua sữa cho uống. Đến giữa trưa, các sư sãi cũng thay nhau cho ăn nên “lớn con 5 móng” lớn rất nhanh. - Thế là sáng sáng lợn 5 móng (mà còn người còn gọi đó là “dị nhân”) chạy khỏi cổng chùa rồi men theo con lộ nhỏ đi ra hướng chợ Mùa Xuân, gần chùa để kiếm ăn, trưa về “ăn cơm giờ ngọ” cùng lúc với các sư rồi lăn ra ngủ. - Những năm sau nhiều người trong vùng có những lợn 5 móng khác cũng mang đến gửi vào chùa Dơi. Vì thế, số lượng các “dị nhân” cứ tăng dần, đến cả chục con. Đối với “dị nhân” 5 móng đầu tiên như nói trên thì “thọ” được 7 năm, qua đời vào năm 1996. Tiếc thương cho lợn 5 móng, nhà chùa đã chôn cất xác và xây mộ giống như con người ngay trong khuôn viên chùa. - Trong số những người khách du lịch từ TP.HCM hay các tỉnh thành khác đến chùa Dơi thấy ngôi mộ lạ của lợn 5 móng nên đã rủ lòng, góp tiền để xây mộ cho nó đàng hoàng, khang trang. Và vì thế các sư trong chùa đã ghi “bảng vàng” tên, địa chỉ của vị khách này lên bia mộ của “dị nhân”. Hồ cá - Phía bên trong nhà chính điện mới được trùng tu có một hồ nước, xung quanh bờ được kè bằng đá, trên bờ là cây, ghế đá... Nơi này, cho người ta cảm giác như đến với rừng nhưng lại có núi và nước, yên lành và thanh tịnh. - Ban ngày, mặt hồ tĩnh lặng, chỉ lăn tăn sóng khi có những đợt gió. Màn đêm buông xuống, mặt hồ bắt đầu chuyển động dưới ánh đèn mờ ảo.... Lúc này, cá dưới hồ mới bắt đầu đi kiếm ăn. Cá ngoi lên bờ đớp đớp nước như xin thức ăn của người đứng xem. -Người ta đứng trên bờ, muốn nhìn cá thì vỗ tay, cá ngoi lên đúng chỗ người đứng và chúng tranh nhau đốp mồi khi khách tham quan thả thức ăn xuống nước. Vườn cây Nằm giữa một không gian cây xanh rộng lớn, có diện tích khoảng 3 ha, um tùm các loại cây ăn quả như xoài, vú sữa, sầu riêng, măng cụt là những cây trái đặc trưng của vùng đất sông nước Cửu Long, đặt biệt là những cây lấy gỗ nhiều năm tuổi. Vườn cây đã trở thành nơi cư ngụ của loài dơi đạt biệt cũng như nhiều loài chim chóc, động vật khác CHƯƠNG IV.Giá trị Du lịch của Chùa Dơi. - Cái đẹp và sức thu hút của Chùa Dơi là cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, với một quần thể kiến trúc mở, hoà quyện với môi trường sống của con người - thực vật - động vật nơi đây đã gắn bó với con người từ lâu đời. Hơn nữa, cộng đồng dân cư ở đây có sự giao lưu giữa ba dân tộc Việt - Khmer - Hoa kết hợp với tinh hoa văn hoá, nghệ thuật trong cuộc sống, học hỏi lẫn nhau cùng phát triển. Ngoài ra, Chùa Dơi còn là trung tâm sinh hoạt giáo dục - văn hoá và các lễ thức cúng kiếng, lễ hội của đồng bào Khmer, vừa là tụ điểm sinh hoạt văn hoá của cộng đồng cư dân địa phương. Ngày 12 tháng 02 năm 1999, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định số 05/1999/QĐ-BVHTTcông nhận Chùa Dơi là di tích nghệ thuật cấp quốc gia. -Du khách đến viếng chùa đông nhất thường là vào dịp Thanh minh (tháng 3 Âm Lich), mùa hè và các dịp lễ Tết, mùng một và ngày rằm hàng tháng. Chùa Dơi là nơi được người dân Khmer sùng bái, tới thờ cúng. Có lẽ vì vậy mà trong mùa hè năm 2007, do có nhiều bà con phật tử tới cúng nến (mỗi cây 10-15kg), nên đêm 15/7/2007, ngôi chánh điện của chùa đã phát hỏa do nến đổ. - Đến với khu du lịch chùa dơi quý khách sẽ cảm thấy thật sự thoải mái bởi cảnh quan cụng như cung cách phục vụ với hệ thống nhà hàng, khách sạn tiện nghi để tìm lại chính mình sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Đối với du khách gần xa khi có dịp đến Sóc Trăng thì Chùa Dơi là một địa chỉ ká nổi tiếng thu hút khá đông khách tham quan, đặc biệt là vào nhựng ngày cuối tần lượng khách đến chùa có khi gây kẹt xe trên tuyến đường vào gần 1km. - Chùa Dơi là một môi trường sinh thái kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên, văn hoá và cuộc sống đời thường. Chùa còn là một thắng cảnh, một địa điểm du lịch, tham quan và hành hương viếng Phật nổi tiếng của du khách trong và ngoài tỉnh. Ngoài những điều kỳ lạ xảy hàng chục năm qua, cộng với những con người nơi đây đã làm cho chùa Dơi càng trở nên huyền bí, lạ lùng mà rất nhiều du khách vì tò mò, tìm hiểu thực hư mà tìm đến ngôi chùa cổ kính độc đáo này ở Sóc Trăng C.KẾT LUẬN Chùa Dơi có tiềm năng du lịch lớn thu hút du khách gần xa vì nét đẹp riêng, độc đáo bởi cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc độc đáo mà không nơi nào khác có được lại tạo được cảm giác thanh tịnh, thoải mái, gần gũi, dễ chịu, ấm áp. Nổi bật nhất trong 4 gồm chùa Đất Sét, chùa Sà Lôn, chùa Khleng thì có thể kể đến chùa Dơi với kiến trúc tuyệt đẹp, cảnh quan trong lành cùng hàng ngàn con dơi treo mình vào ban ngày. -Sự hấp dẫn du khách không chỉ là lối kiến trúc chùa cầu kỳ, nhiều tháp nhỏ trên mái chùa, màu sắc rực rỡ, nổi bật trong khuôn viên xanh, rộng mà còn được chiêm ngưỡng một loại dơi quạ to con hơn dơi thường, trông rất lạ mắt. -Quả thật, đây là một ngôi chùa có sức hấp dẫn du khách khá lớn. Người dân địa phương và chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã khai thác thế mạnh vùng đất nhiều chùa-tháp, lễ hội để phát triển du lịch.chùa Dơi sẽ thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch không chỉ bởi nét đẹp cổ kính của chùa, sự hiện diện của đàn dơi, bởi người dân ở đây vốn thân thiện, hiền hòa và mến khách.

File đính kèm:

  • docDE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CHUA DOI SOC TRANG.doc
Giáo án liên quan