Đề tài Nâng cao kỹ năng sử dụng computer cho cán bộ, giáo viên nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp quản lý và giảng dạy ở trường THCS Hai Bà Trưng

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, coi đó là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Trong thời gian qua, giáo dục và đào tạo Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nhưng nhìn chung chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, còn yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực trong xu thế phát triển chung của thế giới và nhu cầu chủ động hội nhập quốc tế. Hội nghị lần thứ IX của ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX nhấn mạnh “Tiếp tục triển khai mạnh trong thực tiễn quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Tập trung chỉ đạo quyết liệt việc nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực”.( Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 91-92).

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao kỹ năng sử dụng computer cho cán bộ, giáo viên nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp quản lý và giảng dạy ở trường THCS Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áy: Giúp cho giáo viên tra cứu được chi tiết cụ thể lý lịch, quá trình rèn luyện và kết quả học tập của học sinh một cách hệ thống từ lớp dưới. Việc nhập điểm và máy tính hỗ trợ làm điểm tổng kết cho học sinh giúp cho giáo viên có kết quả chính xác và không tốn thời gian. Khi cần thiết giáo viên chỉ cần tra cứu trên máy là có đầy đủ các thông tin về học sinh mình quan tâm. 5 - Tăng hiệu quả của giờ dạy: Điều này được phản ánh rất rõ. Khi lên lớp, giáo viên dùng giáo án điện tử soạn bằng chương trình Power Point nên bài giảng được hệ thống hoá ngay từ đầu tiết học để học sinh nắm được và học sinh hình dung bài học một cách logic. - Hệ thống bài tập được đưa lên màn hình, tiết kiệm được thời gian vì giáo viên không mất thời gian viết lên bảng, học sinh không phải theo dõi đọc trong sách giáo khoa mà cả lớp cùng đọc. Như vậy, hướng được sự chú ý của cả lớp vào bài tập. - Bài giảng được kết hợp cả hình ảnh, âm thanh nên thu hút được sự chú ý của học sinh, kích thích tính sáng tạo và dễ hiểu, dễ nhớ. - Giáo viên có thể chữa bài tập của học sinh trên máy đa vật thể. Việc này có tác dụng rút kinh nghiệm chung cho cả lớp vì cả lớp cùng tham gia chữa bài tập. Cách chữa này đặc biệt có hiệu quả với dạng bài tập trắc nghiệm nói chung và bài tập viết đoạn của môn ngữ văn nói riêng. - Chất lượng giờ học tăng rõ rệt. Học sinh được thu nhận lượng kiến thức nhiều hơn so với cách dạy truyền thống (Giáo viên giảng – Học sinh nghe). - Không khí lớp học hào hứng, giáo viên và học sinh làm việc nhiều hơn, kiểm tra được nhiều học sinh hơn, số lượng học sinh tham gia xây dựng bài học cũng nhiều hơn. Như vậy , giáo viên đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. 6 - Giúp người giáo viên sáng tạo hơn trong việc giảng dạy: Khi soạn bài, giáo viên phải đầu tư suy nghĩ cách thể hiện bài giảng của mình trước học sinh sao cho sinh động, luôn mới mẻ không bị trùng lặp sự trình bày giống những bài trước. Việc này đòi hỏi giáo viên luôn suy nghĩ tìm tòi sáng tạo khi lên lớp. Computer giúp giáo viên rất nhiều vì bản thân nó cùng chương trình Microsof Power Point luôn biến hoá linh hoạt giúp người giáo viên thực hiện được ý tưởng của mình. Con nhiều tác dụng tích cực mà con người khai thác được ở computer trong quá trình sử dụng. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng khi đã sử dụng thành thạo computer thì người giáo viên sẽ làm việc có hiệu quả hơn không chỉ trong các tiết dạy chính khoá trên lớp mà cả ở những hoạt động ngoài giờ lên lớp và ở các hoạt động phục vụ cho công tác giáo dục. Phần iii Kết luận và kiến nghị Kết luận: Sau khi triển khai thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng computer cho cán bộ, giáo viên nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp quản lý và giảng dạy ở trường THCS Hai Bà Trưng, việc quản lý nhân sự, quản lý học sinh, quản lý tài chính và giảng dạy của cán bộ và giáo viên có hiệu quả hơn. Cụ thể: - Ban giám hiệu quản lý chuyên môn chặt chẽ và khoa học hơn. Các đề thi, đề kiểm tra, các nội dung ôn tập được lưu giữ đầy đủ… - Vấn đề tài sổ sách và theo dõi tài chính cũng rõ ràng, rành mạch và chính xác. - Qua các giờ học có sử dụng computer được học sinh nắm được bài và biết vận dụng kiến thức hơn hẳn cách dạy cũ. Đặc biệt khi sử dụng phần mềm “Quản lý học sinh” và “Quản lý cán bộ”, mọi vấn đề thuộc về quản lý trong nhà trường an toàn, vững chắc và khi cần được tra cứu rất nhanh. - Hồ sơ, giáo án của giáo viên hiện đại hơn. Việc soạn giáo án điển tử có tác dụng làm giảm thời gian soạn bài của giáo viên và giúp người giáo viên sáng tạo hơn trong soạn và giảng… Việc quản lý và làm điểm cho học sinh cũng nhanh, chính xác… Những kết quả đó đã khẳng định lợi ích và sự cần thiết của việc áp dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Vấn đề mà tôi trình bày trên là vấn để đang rất được quan tâm ở các trường phổ thông. Nó phù hợp với thực tế trong ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng việc sử dụng computer của giáo viên nhiều trường cũng giống như ở trường trung học cơ sở Hai Bà Trưng của tôi. Ai cũng nhìn thấy tiện ích của công nghệ thông tin trong nhà trường. Nhưng việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng computer cho cán bộ giáo viên cũng không phải tổ chức trường học nào cũng làm được. Nó phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng trường. Qua nghiên cứu này, tôi cũng sẽ có kế hoạch tiếp tục tổ chức việc bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên của trường mình, để vào năm học 2007 – 2008, tất cả mọi người sẽ thành thạo trong việc sử dung computer và áp dụng nó vào công việc. Tuy nhiên, tự tôi cũng thấy được hạn chế của đề tài này. Đó là nó chỉ phù hợp với trường phổ thông ở khu vực thành phố, nơi có cơ sở vật chất đầy đủ để thực hiện kế hoạch. Một số kiến nghị: Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục và đào tạo trong bối cảnh bùng nổ của cách mạng công nghệ thông tin, với mục tiêu hiện đại hoá trường học, hiện đại hoá phương pháp và phương tiện dạy học. Qua nghiên cứu thực tế, tôi thấy rằng nhiều giáo viên của trường mới chỉ biết sử dụng máy tính nhưng chưa thành thạo. Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính cho cán bộ giáo viên trong nhà trường là hết sức cần thiết. Đó là một yếu tố quyết định đến kết quả làm việc của người thầy trong giai đoạn hiện nay. Cũng qua nghiên cứu, tôi thấy hầu hết cán bộ giáo viên đều hiểu được tầm quan trọng của việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường, thấy rõ tầm quan trọng của việc người cán bộ quản lý và người giáo viên , nhân viên của trường phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính để phục vụ cho công việc của mình. Họ sẵn sàng học để nâng cao kỹ năng sử dung máy tính. Vấn đề còn lại là việc tổ chức bồ dưỡng cho cán bộ giáo viên và có chính sách khuyến khích học học và tự học. Để làm tốt việc này, tôi có một số kiến nghị sau: - Tiếp tục tuyên truyền để cán bộ giáo viên thấy rõ nhiệm vụ của mình trong gian đoạn mới. Từ đó nâng cao nhận thức của từng cá nhân về việc hiện đại hoá giờ dạy kết hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học: Lấy người học làm trung tâm để phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh. Có như vậy, hiệu quả công việc quản lý và tiết dạy của giáo viên mới được nâng cao. - Tăng số lượng phòng chức năng cho các trường. Có như vậy mới tạo điều kiện cho mọi giáo viên thực hiện được các tiết dạy soạn trên máy tính. Bởi nếu như hiện nay, trường chỉ có một phòng chức năng lắp đặt máy thì giáo viên phải luân phiên nhau dạy. Việc này dẫn đến tình trạng khó xếp thời khoá biểu và không đảm bảo số tiết tối thiếu dạy trên máy tính mà trên yêu cầu với mỗi giáo viên. - Vào các dịp nghỉ hè, mở lớp bồi dưỡng , nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính cho cán bộ giáo viên. Có chính sách hỗ trợ về kinh phí để cán bộ giáo viên đi học và mua tài liệu tự học. - Chính thức đưa việc sử dụng thành thạo máy vi tính và đưa vào phục vụ công việc giảng dạy thành một tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên. - Có biện pháp kiên quyết với những giáo viên không có năng lực, không theo kịp xu thế đổi mới dạy học, hiện đại hoá dạy học. - Phần mềm cung cấp cho nhà trườngg để quản lý cán bộ và giáo viên nên thật hoàn chỉnh, dễ sử dụng. - Mỗi trường nên có một hợp đồng kỹ thuật để phụ trách phòng máy, sẵn sàng sử lý sự cố của máy. Tránh tình trạng phụ thuộc vào dịch vụ khách hàng của các công ty kinh doanh máy tính như hiện nay vừa mất thời gian mà trách nhiệm của kỹ thuật viên lại không cao. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2007 Người viết Tô Thanh Lương Tài liệu tham khảo Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. (Ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ - TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng chính phủ). Báo Giáo dục và thời đại Việt Nam ( Các số từ năm 2004 đến 12/2006). Tạp chí Giáo dục Việt Nam ( Các số từ 8/2004 đến 1/2007) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Đặng Quốc Bảo & Nguyễn Khắc Chung - Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp – Nhà xuất bản Chính trị và quốc gia – Hà Nội, 2004. Các văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo từ năm học 2003 – 2004; đến 2006 – 2007. Kế hoạch các năm học từ 2004 – 2005 đến 2006 – 2007 của trường trung học cơ sở Hai Bà Trưng. Các số liệu sẵn có của trường. Các số liệu điều tra khi thực hiện nghiên cứu đề tài. Mục lục Phần I. Đặt vấn đề. Lý do chọn đề tài. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu. Một số thuận lợi và khó khăn của đề tài. Phần II: Giải quyết vấn đề: Một số cơ sở lý luận và thực tế có liên quan đến đề tài. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam Năm 2001 – 2010. Yêu cầu của ngành Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng công nghệ thông tin trong nhà trường thông qua các văn bản. Kế hoạch các năm học từ 2003 – 2004 đến 2006 – 2007 của trường THCS Hai Bà Trưng. Sự cần thiết sử dụng công nghệ thông tin trong trường học. Một số biện pháp triển khai thực hiện mục tiêu. Thực trạng của việc sử dụng computer của cán bộ giáo viên trường THCS Hai Bà Trưng. Về cơ sở vật chất nói chung. Điều kiện ở trường để giáo viên có thể sử dụng công nghệ thông tin cho giảng dạy. Về đội ngũ giáo viên. Thực trạng của việc sử dụng computer của cán bộ giáo viên trường THCS Hai Bà Trưng. Những nguyên nhân dẫn đến một số giáo viên chưa thành thạo trong việc sử dung computer. Một số giải pháp nhà trường đã làm để bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng của giáo viên về tin học. Xây dựng kế hoạch. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên. Tổ chức học tập, rút kinh nghiệm chung. Ban giám hiệu đôn đốc, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện qua quản lý chuyên môn. Khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên thực hiện kế hoạch đã triển khai. Đánh giá kết quả việc thực hiện việc nâng cao kỹ năng sử dụng computer của giáo viên đã đem lại hiệu quả trong việc quản lý và giảng dạy cho học sinh tại trường THCS Hai Bà Trưng. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Kết luận . Một số kiến nghị. Phụ lục: Tài liệu tham khảo

File đính kèm:

  • docNang cao ky nang su dung Computer cho giao vien.doc
Giáo án liên quan