Đề tài Một vài kinh nghiệm về biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học hát trong môn âm nhạc lớp 2

Những năm gần đây, các thành tựu của khoa học công nghệ và sự bùng nổ về công nghệ thông tin đã làm thay đổi một bước lớn về xã hội. Đứng trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự phát triển nhanh và mạnh của kinh tế xã hội đã có tác động rất lớn đến sự nghiệp đổi mới trong giáo dục. Điểm mới của việc đổi mới giáo dục nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả của người học.

 

doc12 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài kinh nghiệm về biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học hát trong môn âm nhạc lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sẽ tìm được đúng hoặc gần đúng chủ đề bài hát. - Các em quan sát bức tranh và cho biết trong tranh có những con vật nào? (Có chú ếch, dế mèn) - Hình ảnh con vật nào trong bức tranh đang ngồi học bài? (Con ếch đang ngồi học bài) Sau đó giáo viên thuyết trình: Có rất nhiều bài hát nói về các con vật có ích, gần gũi với chúng ta như: chú gà trống vào mỗi buổi sáng cất tiếng gáy vang đánh thức mọi người, còn chú mèo đáng yêu thì bắt chuột rất giỏi- Nhạc sĩ Phan Nhân đã nhân cách hoá hình ảnh chú ếch đáng yêu, chăm học giống như các bạn học sinh chúng mình đấy. Giờ học hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu về bài hát “Chú ếch con”. * Qua thực tế giảng dạy tôi thấy cách giới thiệu vào bài này tạo ra sự hồi hộp, hứng thú cho các em. - Hát mẫu: Có tác dụng truyền cảm xúc của bài hát, gây hứng thú cho học sinh, đồng thời bước đầu học sinh sẽ học tập được cách biểu hiện của giáo viên. Để làm tốt việc này có thể dùng các cách sau đây: + Giáo viên tự trình bày với yêu cầu thật mẫu mực như một ca sỹ trình bày trước công chúng. Đây là cách làm phổ biến. + Dùng đĩa ca nhạc: Hiện nay mỗi lớp đều có đĩa ca nhạc những bài hát trong chương trình. Qua nghe băng với chất lượng ca hát và đệm của chính các bạn lứa tuổi của mình, ta sẽ kích thích hứng thú học hát để đạt kết quả như đĩa nhạc. - Đọc lời ca: Khi dạy bài hát mới, đọc lời ca giúp phát triển khả năng tập đọc của học sinh (tích hợp với môn Văn - Tiếng Việt) và giúp các em hiểu nội dung bài hát sẽ học. Giáo viên cho học sinh đọc theo tiết tấu lời ca, sẽ làm việc học hát được thuận lợi, rèn luyện cảm giác về nhịp điệu, đồng thời tạo không khí vui học. Tuy nhiên giáo viên cần sự sáng tạo ở từng bài hát cụ thể, không nên thực hiện một cách máy móc. Ví dụ: - Bài Hoa lá mùa xuân: Bài hát này ở mỗi câu, tiết tấu liên tục lặp lại những nốt móc đơn. Nếu gõ theo tiết tấu lời ca sẽ tạo thành chuỗi âm thanh lặp lại kéo dài, làm giảm tính thẩm mỹ âm nhạc. Vì thế, giáo viên không nên yêu cầu học sinh đọc lời theo tiết tấu lời ca. - Bài Cộc cách tùng cheng: Bài hát này gồm hai đoạn đơn. Không nên cho học sinh đọc và gõ theo tiết tấu lời ca, học sinh sẽ khó nhớ tiết tấu ở tất cả các câu. Nếu học sinh tập trung đọc tiết tấu, có thể nhiều em lại không đọc được lời ca. Vì vậy phần gõ đệm tiết tấu nên để sau khi học hát. Với những bài hát ngắn gọn và có tiết tấu đặc trưng, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc lời theo tiết tấu lời ca. Cách tiến hành cũng đa dạng. Có thể giáo viên gõ tiết tấu của bài hát rồi đọc mẫu, học sinh thực hiện theo. Có thể giáo viên gõ một vài tiết tấu đơn giản khác để học sinh tập gõ lại rồi mới vào tiết tấu của bài. Ví dụ: Tiết 2 bài hát “Thật là hay” - Luyện thanh: cũng như tập thể dục, phải có bước khởi động trước khi tập vào phần trọng tâm. Việc luyện thanh có nhiều "khởi động" về thanh đới trước khi học sinh hát chính thức giúp các em tránh được những lỗi trong ca hát. Ví dụ: Tập cho học sinh phát âm nẩy, gọn trước khi học bài hát: "Chim chích bông " - Nhạc: Văn Dung, lời thơ: Nguyễn Viết Bình a a a a a Hoặc phát âm luyến và ngân dài để tập hát bài: "Chú chim nhỏ dễ thương" - Nhạc: Pháp, lời: Hoàng Anh. a. Dạy hát: vẫn dạy theo phương pháp chung: theo phương pháp móc xích, nhưng nên đàn giai điệu để học sinh nghe và hát lời theo. Trong quá trình dạy tôi thường đan xen gọi theo dãy, tổ, nhóm thay nhau hát tránh mệt mỏi cho các em. Khi học sinh hát giáo viên không hát theo mà tập trung nghe để sửa chữa, uốn nắn chỗ hát sai. *Chính vì vậy sau khi dạy phần lớn các em hát rất tốt giai điệu của bài hát, giúp tiết sau ôn luyện, kiểm tra đạt hiệu quả cao. Lưu ý: Khi học sinh hát sai giáo viên cho học sinh dừng lại, hát mẫu hoặc đàn cho học sinh nghe lại giai điệu câu hát đó, động viên các em hát đúng. Khi đa số học sinh hát sai một chỗ mà khó sửa thì nên tiếp tục dạy hết bài, sau đó trở lại sửa tiếp. + Cần phát huy trí lực khi học hát bằng cách đàn cho học sinh nghe để hát theo và chuẩn bị hát những câu hát có giai điệu giống nhau hoặc tự hát lời hai khi đã học xong lời một. Ví dụ: Tiết 28 bài "Chú ếch con " - Nhạc và lời: Phan Nhân - Trong khi học hát giáo viên hướng dẫn, gợi ý các em thể hiện sắc thái từng bài. Ví dụ: Bài "Thật là hay" - giai điệu vui tươi, bài "Trên con đường đến trường" - giai điệu vừa phải, nhịp nhàng. Sau khi học xong bài hát giáo viên nên đàn giai điệu hoặc thổi kèn Melodion giai điệu một vài câu hát trong bài cho học sinh nhận xét đó là giai điệu câu hát nào trong bài. b. Dạy hát kết hợp gõ đệm Những năm trước đây tình trạng dạy chay - học chay khá phổ biến. Ngày nay chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng không thể thiếu của thiết bị dạy học trong môn học Âm nhạc. Đàn oóc-gan, những nhạc cụ gõ như: Thanh phách, song loan, mõnhằm giúp các em hát đúng nhịp, phách, hát hài hoà, tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi, học sinh hào hứng luyện tập. Sử dụng nhạc cụ giúp học sinh phát triển tai nghe nhạc, giúp giáo viên dạy hát không vất vả mà lại hiệu quả. Nhạc cụ còn là chỗ dựa, đồng thời còn nâng cánh cho tiếng hát hay hơn. + Đối với học sinh lớp 1 giáo viên nên hướng dẫn học sinh sử dụng nhạc cụ Ví dụ: cầm song loan tay phải. Khi thực hiện đồng loạt học sinh quan sát bạn và tự điều chỉnh mình để giáo viên dễ quan sát kiểm tra. + Đối với học sinh lớp 2 tuỳ bài hát ta cho học sinh vận dụng các cách gõ đệm mà ta nên chú trọng tới chất lượng tiếng hát khi gõ đệm. Thông thường khi hát có gõ đệm thì học sinh hay hát nhanh dần. Vì vậy giáo viên phải chú ý giữ vững tốc độ suốt bài. Sau khi hát kết hợp gõ đệm tôi thường động viên từng tổ, dãy bàn lên thực hiện gõ đệm theo các cách, các em sẽ được quan sát và nhận xét, tạo cho các em phát huy hết khả năng sẵn có, mạnh dạn, tự tin với kiến thức của mình. Nếu câu hát nào các em thực hiện gõ đệm chưa tốt thì giáo viên nên gọi một học sinh làm tốt thực hiện lại cho cả lớp quan sát – nếu học sinh vẫn chưa gõ được, giáo viên phải phân tích hoặc dùng những thủ pháp khác nhau: Giáo viên có thể gõ đệm cùng học sinh, hoặc xuống làm mẫu bên cạnh học sinh. Sau khi các em đã sử dụng nhạc cụ gõ kết hợp với bài học tốt rồi thì giáo viên lưu ý học sinh gõ phách, phải thể hiện đúng phách mạnh, nhẹ của bài. Ví dụ: ở nhịp 2/4 bài "Múa vui" – Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước "Cùng nhau múa xung quanh vòng" x x x x (Phách) mạnh nhẹ mạnh nhẹ c.Vận động phụ hoạ: - Giáo viên nêu định hướng vận động sao cho phù hợp với từng bài, từng nội dung, không nên lạm dụng quá các động tác khiến cho học sinh khó nhớ các động tác. - Đối với học sinh, nên để các em phát huy triệt để khả năng sáng tạo của mình trên cơ sở định hướng của giáo viên. Luôn luôn khích lệ động viên các em thể hiện tốt nội dung bài hát, giúp các em tự tin hào hứng khi được trình diễn trước mọi người, tạo hạt giống cho phong trào văn nghệ. Trong quá trình dạy, giáo viên có thể kết hợp một số trò chơi để tạo không khí thoải mái, không gò bó với mục đích tạo cho các em có trí nhớ tốt, rèn luyện tai nghe âm nhạc và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc thông qua các trò chơi. Ví dụ: Có thể cho các em hát lại bài hát theo nguyên âm, hoặc kết hợp trò chơi "Hát to, hát nhỏ", nghe tiết tấu đoán câu hát * Củng cố: Giáo viên hướng dẫn các tổ, dãy, cá nhân hát luân phiên và thành lập Ban giám khảo đánh giá nhận xét bạn hát tạo không khí học tập tích cực. * Phần liên hệ với thực tế sau mỗi tiết dạy là rất quan trọng với mỗi bài hát mang tính giáo dục rất lớn qua nội dung, ca từ, giai điệu. Ví dụ: Bài hát "Chú ếch con" - Nhạcvà lời: Phan Nhân. "Học chăm, vui chơi lành mạnh, khiến ai cũng ngợi khen chú ếch ngoan nhất nhà. Cô hi vọng sau khi học xong bài hát này, các em sẽ trở thành những em bé ngoan như chú ếch con ". * Để có được những thành công và hiệu quả trong tiết dạy hát thì giáo viên cần phải nắm vững kiến thức và kết hợp giữa phương pháp truyền thống với phương pháp mới. * Sau đây tôi xin trình bày một giáo án minh hoạ có sự trợ giúp của phần mềm Power point. (Đi kèm với đĩa giáo án điện tử khi thực hiện) III. Kết quả thực hiện Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tài liệu tham khảo, tôi đã mạnh dạn vận dụng những biện pháp nêu trên vào các giờ dạy và đã đạt kết quả hết sức khả quan. Chất lượng học tập của các em được nâng cao một cách rõ rệt. Các lớp tôi dạy đều đạt 100% A và A+. - Không khí giờ học luôn sôi nổi, các em đều được làm việc không bị nhàm chán, căng thẳng. - Học sinh rất yêu thích giờ học Âm nhạc của tôi bởi vì trong giờ học các em được hoạt động, phát biểu những ý kiến và được bộc lộ khả năng, năng khiếu của mình. - Qua học hát các em được giáo dục tình cảm trong sáng, lành mạnh. Phát triển năng lực cảm thụ và thẩm mỹ về âm nhạc. - Các em tích cực tham gia các hoạt động ca hát ngoại khoá trong và ngoài nhà trường. IV. Bài học kinh nghiệm Từ những việc làm cụ thể trên tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: - Giáo viên cần trau dồi cho mình vốn hiểu biết chung về âm nhạc và nghiệp vụ sư phạm. - Không ngừng nâng cao trình độ thẩm mỹ cập nhật vốn kiến thức về công nghệ thông tin, khả năng tổ chức thực hiện, tạo uy tín của giáo viên đối với học sinh. - Kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức tổ chức dạy học để thúc đẩy các em học tập, tạo cho các em phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. - Giáo viên luôn luôn luyện giọng, tập đàn đồng thời trong giờ dạy phải sử dụng đàn và các loại nhạc cụ gõ thì giờ học mới có hiệu quả cao. V. Một số ý kiến đề xuất - Sở giáo dục - Phòng giáo dục nên tổ chức thường xuyên hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi, trao đổi về nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới. - Tạo điều kiện để giáo viên tập huấn và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại: như đàn Óc-gan và áp dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục phổ thông. Trên đây là một số ý kiến trao đổi của tôi về một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học hát trong môn Âm nhạc. Xin trân trọng cảm ơn.!. Nam Định, ngày ... tháng năm 2007 Ban giám hiệu Người viết Trần Thị Kim Ngân

File đính kèm:

  • docam nhac 5(7).doc
Giáo án liên quan