Đề tài Một số kinh nghiệm xây dựng thư viện trường học tiên tiến

Thư viện trường học là một công tác quan trọng của ngành giáo dục. Là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường .Thư viện “ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào viềc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm xây dựng thư viện trường học tiên tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm Xây dựng thư viện trường học tiên tiến Phần I : đặt vấn đề Thư viện trường học là một công tác quan trọng của ngành giáo dục. Là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường .Thư viện “ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào viềc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường.’’ ( Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông- Bộ giáo dục và Đào tạo). Quá trình đổi mới phương pháp dạy - học và quá trình nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông tuỳ thuộc khá nhiều vào công tác thư viện trường học.Bởi vì,thư viện nhà trường là nơi bổ sung, cung cấp những tư liệu cần thiết cho giáo viên và học sinh để họ tự làm giàu thêm vốn tri thức của mình. Riêng đối với học sinh, nếu làm tốt công tác thư viện trường học thì sẽ tạo ra một môi trường giáo dục vô cùng thuận lợi, giúp cho các em đến với một "sân chơi" rất bổ ích và lý thú. Và từ sân chơi này, các em có thể tự mình khám phá ra bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách hoặc rèn luyện cho mình phương pháp tự học, chiếm lĩnh các tri thức một cách chủ động và sáng tạo. Nghị quyết Trung ương 2(khoá VIII) chỉ rõ: “ Tất cả các trường phổ thông đều có tủ sách, thư viện và các trang thiết bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chương trình. Sớm chấm dứt tình trạng dạy chay.’’ Trong quy định của Hội đồng Chính phủ về công tác thư viện cũng khẳng định : “ Thư viện là một tổ chức bảo đảm việc dùng sách báo hợp lý nhất, tiết kiệm nhất. Nước ta còn nghèo, trình độ văn hoá, kiến thức khoa học của nhân dân ta còn chưa cao cho nên chúng ta cần tổ chức và sử dụng tốt mạng lưới thư viện.’’ Đối với các trường phổ thông, thư viện chính là nơi cung cấp nguồn tri thức phong phú, tạo điều kiện cho học sinh và giáo viên bổ sung, mở rộng , nâng cao kiến thức. Làm tốt công tác thư viện trường học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đổi mới phương pháp dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Xây dựng một thư viện đạt chuẩn đã khó, phấn đấu để có một thư viện tiên tiến càng khó hơn.Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thư viện trong trường học, những năm qua, trường Tiểu học Khánh Hồng luôn duy trì và giữ vững các tiêu chuẩn của một thư viện trường học tiên tiến. Là một giáo viên có nhiều năm phụ trách công tác thư viện ,góp phần cùng nhà trường xây dựng thư viện nhà trường trở thành thư viện trường học tiên tiến, tôi chia sẻ một số kinh nghiệm về việc xây dựng thư viện trường học tiên tiến. Phần II : Giải quyết vấn đề Việc tổ chức tốt thư viện trong nhà trường có một ý nghĩa kinh tế to lớn, bởi vì thư viện chính là nơi đảm bảo việc sử dụng sách một cách hợp lý nhất và tiết kiệm nhất. Hoạt động của thư viện phải gắn liền với chương trình nội dung học tập, gắn liền với việc đào tạo con người mới, con người toàn diện. Đối tượng phục vụ là toàn thể giáo viên học sinh, cán bộ viên chức nhà trường. Để xây dựng một thư viện tiên tiến, trước hết, ta phải xây dựng được một kho sách tốt, đúng với yêu cầu của việc giảng dạy và học tập. Công tác này đòi hỏi phải có kế hoạch khoa học, phải đảm bảo phù hợp với các nội dung: - Mục tiêu đào tạo, nội dung giáo dục và phương hướng kế hoạch phát triển giáo dục. - Kinh phí của thư viện. - Kế hoạch xuất bản và phát hành hằng năm. ở trường Tiểu học Khánh Hồng hai năm gần đây đang phấn đấu vươn lên trở thành trường xuất sắc, tuy vậy, cơ sở vật chất vẫn còn nhiều khó khăn. Câu hỏi đặt ra làm thế nào để duy trì và xây dựng thư viện tiên tiến ngày càng hoàn chỉnh hơn đã thôi thúc tôi đi sâu về vấn đề này. Thực hiện đúng quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông, ngay từ đầu năm học, tôi đã lên kế hoạch cụ thể bằng văn bản gửi Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt và quyết định thành lập một tổ công tác thư viện gồm : 1/ Đồng chí Phạm Thị Hằng – Phó Hiệu trưởng làm Tổ trưởng. 2/ Đồng chí Phạm Văn Cảnh - Cán bộ thư viện làm Tổ phó. 3/ Đồng chí Trần Thị Hải – Tổ trưởng tổ 1 – làm uỷ viên. 4/ Đồng chí Chu Thị Phấn - Tổ trưởng tổ 2,3- làm uỷ viên. 5/Đồng chí Vũ Thị Thuỷ - Tổ trưởng tổ 4,5- làm uỷ viên 6/ Đồng chí Nguyễn Thị Thuý – Ban chấp hành Công Đoàn- làm uỷ viên 7/ Đồng chí Nguyễn Quốc Toản – Bí thư Đoàn - làm ủy viên 8/ Đồng chí Tống Công Cẩn – Tổng phụ trách đội- làm uỷ viên 9/ Đồng chí Nguyễn Quốc Toản – Bí thư Đoàn - làm ủy viên. 10/ Ông Phạm Văn Nghĩa - Đại diện hội cha mẹ học sinh- làm uỷ viên Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu nhà trường,tổ công tác thư viện đã hoạt động ngay,góp phần tuyên truyền , phát triển phong trào đọc sách , báo, các tài liệu của nhà trường. Tôi lên kế họach hàng tháng, hàng tuần cho thư viện theo từng chủ đề ,từng đợt, phù hợp với nội dung giáo dục toàn diện, với công việc của giáo viên, và tâm lý của lứa tuổi các em học sinh. Đồng thời đưa ra những biện pháp cụ thể và rút kinh nghiệm sau mỗi đợt thực hiện.Tuyên truyền giới thiệu sách , thông báo sách mới nhập, triển lãm trưng bày sách mới kịp thời cho giáo viên và học sinh nắm bắt được tình hình sách mới của nhà trường.Đồng thời phối hợp với các tổ chuyên môn tổ chức thi kể chuyện theo sách, vận động học sinh làm theo sách.Tham mưu với Ban Giám Hiệu nhà trường huy động các nguồn quỹ ngoài ngân sách cấp để bổ sung sách tham khảo phục vụ sát với chương trình giảng dạy , học tập trong nhà trường. Về cơ sở vật chất của phòng thư viện tôi đã lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho thư viện : đóng thêm bàn ghế, tủ thư viện, giá đựng sách báo, mua sổ sách, bổ xung cho thư viện ngay từ đầu năm học Xuất phát từ việc sách thư viện mang tính giáo dục sâu sắc nên phải căn cứ vào nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh để đăng ký mua các loại sách phù hợp nhất để phục vụ giáo viên và học sinh. Phòng giáo dục đã thực sự quan tâm đến công tác phát triển thư viện nên sách đã được đầu tư kịp thời. Vậy làm thế nào để củng cố và sắp xếp cho thật đẹp, khoa học? Theo tôi cần: + Khi nhập sách vào thư viện, phải vào sổ tổng quát thư viện. Cụ thể, tôi đã cho phân loại sách thành 3 bộ phận chính .Đó là : Sách giáo khoa. Sách tham khảo. Sách nghiệp vụ. + Sau khi phân loại cho đóng dấu, dán số qui ước vào gáy sách theo qui định. Vào sổ cá biệt từng loại sách, xếp lên giá theo thứ tự phích, viết phích theo đúng qui định trong các sách đã hướng dẫn tấm phích thể hiện rõ nội dung cuốn sách đòi hỏi ta phải thận trọng, tỉ mỉ. Do nguồn ngân sách của bậc tiểu học còn hạn chế nên tôi đã sưu tầm những tấm bìa cứng cắt thành những tấm phích theo qui định để sử dụng cho tiết kiệm. Việc vào sổ cá biệt đòi hỏi phải tỉ mỉ, khoa học. Mỗi bản sách thể hiện ở một dòng, không được trùng lặp, ghi, sắp xếp thật sự khoa học. 1/Ghi sổ tổng quát ngay sau khi nhập sách về: Ngày vào sổ stt Nguồn cung cấp Số ngày chứng từ Tổng số Phân loại Ghi chú Sách Tiền Nội dung Ngôn ngữ Tranh ảnh ấn phẩm khác Phát mua Phát mua sgk snv stk anh Pháp Khác 20-11 2003 1 pgd 08 18/11/03 0 100 0 25.600 50 25 25 0 0 0 0 0 2/Vào sổ đăng kí cá biệt: Ngày vào sổ stt Tên Tg và tên sách Kiểm kê Xuất bản Giá tiền Môn loại Số vào sổ tq Ngày và bản xuất 2003 2004 2005 Nhà xb Nơi Năm Phát mua 20/11 2003 1 Vũ Dương Thuỵ -Toán nâng cao lớp 3. 1 gd h 2000 0 3.900 51(083) 1 3/ Trình bày một phích: 51 (083) 01-TK Vũ Dương Thụy 01-TK 1 Toán nâng cao lớp 3/Vũ Dương Thụy, Nguyễn Duy Minh- tái bản lần thứ 2.-H.: GD,2000.- 143 tr.; 20,5 cm Nhìn vào tấm phích ta nhận thấy sách là môn loại toán 51 ở dạng sách tham khảo (083). Số đăng ký cá biệt 01. Sách tham khảo. Ký hiệu xếp giá 01-TK Như vậy ở tủ 1, STT 1 ta dễ tìm thấy đúng 1cuốn sách cần tìm. Đối chiếu vào 2 loại sổ ở trên ta thấy đúng. Như thế đã hình thành một tủ sách đảm bảo tiện lợi cho giáo viên và học sinh mượn trả sách rất thuận tiện. Song nếu nhìn vào kho sách tôi vẫn nhận thấy sách còn nghèo nàn, chưa phong phú. Tôi đã kết hợp với Tổng phụ trách đội cùng tổ công tác thư viện nhà trường vận động học sinh tham gia đóng góp xây dựng tủ sách của nhà trường. Xây dựng được “tủ sách tình bạn’’do học sinh cùng đóng góp được 400 bản sách. Qua quá trình tham mưu với ban giám hiệu đã mua mới cho thư viện được 500 bản sách. Mặt khác đã góp phần tích cực hoàn thành nhiệm vụ trọng trách của ngành học là công tác dạy và học đạt kết quả cao. Phần III: Kết thúc vấn đề “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có CNXH”(V.Lê-nin). Điều này đã trở thành bất hủ trong nhân loại. Mỗi chúng ta đều nhận thức sâu sắc điều đó. Trong nhà trường việc nâng cao chất lượng dạy và học cần phải có nhiều các loại sách báo và các tài liệu khác để giáo viên và học sinh thường xuyên đọc, tham khảo. Mà sách, báo được quản lý tốt và phát huy hơn được tác dụng của nó trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện trường học. Duy trì và phát triển một thư viện tiên tiến là góp phần to lớn vào xây dựng một nhà trường tiên tiến. Tóm lại : Mặc dù điều kiện trường tiểu học còn gặp nhiều khó khăn song việc xây dựng và duy trì phát triển thư viện trường học tiên tiến là việc làm cần thiết của người cán bộ thư viện, đòi hỏi người cán bộ thư viện phải nhiệt tình năng nổ, luôn học hỏi và bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ thư viện, kiên trì tham mưu kết hợp cùng các cấp để hoàn thành nhiệm vụ. Trên đây là một số kinh nghiệm ít ỏi của tôi trong công tác xây dựng thư viện tiên tiến trong nhà trường. Rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ! Khánh Hồng, Ngày 25 tháng 01 năm 2007 Ban giám hiệu duyệt Người viết sáng kiến

File đính kèm:

  • docKN Xay dung Thu vien tien tien.doc