Đề tài Một số danh lam thắng cảnh của Đà Nẵng

PHỤ LỤC

 Danh lam Trang

- Phụ lục .2

- Bà Nà Hill 3

- Bãi tắm Bắc Mĩ An .6

- Bãi tắm Mĩ Khê. . 8

- Cầu Rồng . . .9

- Cầu Sông Hàn . .11

- Chùa Tam Thai .13

- Chùa Linh Ứng .16

- Đỉnh Bàn Cờ .19

- Đá Nhảy-Ngầm Đôi .23

- Đình Làng Hải Châu . .25

- Hầm đường bộ hải vân 28

- Làng đá mĩ nghệ Từ Hưng – Ngũ Hành Sơn .30

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số danh lam thắng cảnh của Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tại Bảo tàng Chăm nổi tiếng, thăm danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Non Nước, chùa Linh Ứng, thoát tục với Bà Nà hill, mơ màng với biển, rộn rã với Sơn Trà hay tham gia Open tới Cù Lao Chàm, Phố Cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn....Bạn có thể tận hưởng một thời gian vui vẻ tại bãi biển Mỹ Khê. CẦU RỒNG Cầu Rồng là cây cầu thứ 7 và là cây cầu mới nhất bắc qua sông Hàn. Vì cây cầu có hình dáng giống 1 con rồng nên được gọi là Cầu Rồng  Cầu Rồng dài 666m và rộng 37.5m với 6 làn xe chạy. Nó được chính thức thông xe ngày 29 tháng 3 năm 2013, kinh phí xây cầu gần 1,5 nghìn tỷ đồng  Cầu được thiết kế bởi Ammann & Whitney Consulting Engineers với tập đoàn Louis Berger. Việc xây dựng được thực hiện Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1. Cây cầu hiện đại này bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương/Bạch Đằng, tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các đường chính trong thành phố Đà Nẵng, và một tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê và Bãi biển Non Nước ở rìa phía đông của thành phố. Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước như thật Hiện tại, thời gian phun lửa và phun nước bắt đầu vào lúc 21 giờ các ngày Thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần và các ngày Lễ lớn.[5] Theo thiết kế, con rồng trên cầu có thể phun lửa trong hai phút và kế tiếp là 3 phút phun nước khiến cầu đã trở thành một điểm nhấn ấn tượng, độc đáo và hấp dẫn ở Thành phố Đà Nẵng.[4] Theo yêu cầu của lãnh đạo TP Đà Nẵng về việc phun lửa: [4] Phải phun ngắt đoạn, tạo thành từng quầng lửa với đường kính từ 2-3 mét và đi xa từ 8-10 mét, quầng lửa phải đạt tính thẩm mỹ cao, hài hòa với cảnh quan môi trường, tuyệt đối không làm hư hại đến bề mặt và kết cấu các công trình kiến trúc. Ngọn lửa phải phun theo góc nghiêng từ 15-45 độ, hướng lên trên so với phương dọc cầu và không có tàn hoặc dầu rơi xuống. Dầu được đốt cháy hoàn toàn, tạo ra lửa và khói; tiện lợi cho việc vận hành, bảo trì, bảo dưỡng; các thiết bị phải hiện đại, an toàn tuyệt đối và hoạt động được trong các điều kiện thời tiết khác nhau... Trên thực tế, trong lần phun thử ngày 6/3/2013, cầu phun được 9 quả cầu lửa với đường kính của từng quả cầu lửa đạt từ 3 tới 4 mét và các quầng lửa đi xa từ 10 tới 15 mét. Qua đo đạc thử nghiệm, cây cầu trong một đêm diễn, tiêu thụ từ 54-81 lít dầu và khoảng 2kWh điện cho việc phun lửa. Tổng chi phí theo thời giá lúc đó từ 2-2,5 triệu đồng. Trong tương lai, hệ thống thiết bị phun lửa sẽ được cải tiến theo kiểu "Rồng ngậm ngọc", khi phun lửa, nửa phần phía trước của viên ngọc sẽ mở ra và khi phun xong, viên ngọc sẽ tự động đóng lại. Không như phun lửa, chi phí cho một đêm Rồng phun nước (3 phút) chỉ tốn khoảng 200-250 ngàn đồng theo thời giá lúc thử nghiệm. Một lần phun (3 phút), cần 20m3 nước và 40kWh điện. Con Rồng không phun dòng nước đặc mà phun nước thành luồng hơi cực mạnh và đẹp, thể hiện khát vọng vươn xa của Đà Nẵng. Để làm điều này, cầu được thiết kế bồn chứa 20 mét khối nước và 325 mét khối khí nén, tao ra hàng vạn mét khối hơi lẫn nước phun với lưu tốc 1.944 l/s. Cuối năm 2005: Đà Nẵng tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Rồng với sự tham gia của 8 đơn vị tư vấn thiết kế (gồm 4 công ty Việt Nam, 2 công ty Nhật Bản, 1 công ty Đức và 1 công ty Mỹ). Các công ty này đã trình bày 17 phương án thiết kế. Tháng 10/2007: Chọn phương án thiết kế cầu Rồng của liên doanh The Louis Berger và Ammann & Whitney (Mỹ). 17 tháng 12 năm 2008: UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt dự án Ngày 19 tháng 7 năm 2009. Cầu được khởi công tại bờ đông sông Hàn (cùng ngày với lễ khánh thành cầu Thuận Phước gần đó). Đến dự buổi lễ khánh thành có thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhiều quan chức chính phủ cấp cao. Cầu do liên doanh The Louis Berger và Ammann & Whitney thiết kế và hoàn thành vào năm 2013 Nhịp chính được hoàn thành vào ngày 26 tháng 10 năm 2012. Cây cầu được chính thức thông xe, đưa vào sử dụng ngày 29 tháng 3 năm 2013, nhân kỷ niệm lần thứ 38 ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng.[8] CẦU SÔNG HÀN Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Cầu được khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1998, khánh thành ngày 29 tháng 3 năm 2000[2]. Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhânViệt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay[3]. Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 12,9mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 02 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7 mét, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằngthép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép[2]. Hằng ngày, vào khoảng 1 giờ khuya, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 4 giờ cầu sẽ quay trở lại như cũ[4] Cầu nằm giữa UBND thành phố Đà Nẵng và Bưu điện thành phố Đà Nẵng tại đầu đường Quang Trung, được bắc ngang sông Hàn nối hai bờ Đông Tây, nối bán đảo Sơn Trà với trung tâm thành phố. Cầu quay sông Hàn có chiều dài 487,7 mét, rộng 12,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 02 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7 mét, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép.  Mỗi ngày cầu sẽ quay một lần trong khoảng từ 2g45 – 4g00, với thời gian vận hành khoảng 15 - 20 phút. Du khách du lịch tại cầu sông Hàn vào khoảng thời gian này sẽ được nhìn thấy cầu sông hàn quay và sẽ hứng thú với việc này. Tuy nhiên do lượng tàu thuyền lớn qua lại không nhiều và không thường xuyên, nên để tiết kiệm kinh phí, cầu chỉ vận hành theo yêu cầu của Cảng vụ Đà Nẵng. Do đó nếu bạn muốn xem được cảnh cầu quay bạn phải là người kiên trì và có sự may mắn. Một số du khách nói rằng đi du lịch đến thành phố Đà Nẵng, không xem cầu quay và chụp ảnh ghi lại khoảnh khắc cầu quay, có nghĩa là đã chưa đến thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, khi bạn đi du lịch Đà Nẵng, bạn hãy chứng kiến ​​và ghi lại khoảnh khắc thú vị về cây cầu quay này nhé. Cuộc sống ở đôi bờ sông Hàn nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm, nhiều dịch vụ mới hiện đại sẵn sàng đáp ứng khách du lịch. Hiện nay, đi du lịch bằng thuyền trên sông Hàn là dịch vụ giải trí phổ biến. Hiện thành phố đã có thêm vài cây cầu mới bắc ngang sông Hàn. Tuy nhiên sẽ không có cây cầu nào tạo được nhiều cảm xúc đối với người dân thành phố như những gì mà cầu Sông Hàn đã đem lại. Để việc khám phá cầu quay sông hàn thêm thú vị, bạn thể tìm các khách sạn gần sông Hàn Đà Nẵng như White Snow Hotel để tiện cho việc tìm hiểu và nhìn ngắm cầu sông Hàn quay. CHÙA TAM THAI Đến với Đà Nẵng ta đến với một trong những ngôi chùa cổ đó là chùa Tam Thai có tên chữ “Tam Thai tự”. Chùa Tam Thai tọa lạc trên ngọn núi Thủy Sơn, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) thuộc quần thể danh thắng Non Nước – Ngũ Hành Sơn. Du lịch Đà Nẵng bạn không thể bỏ qua địa danh du lịch nổi tiếng Chùa Tam Thái. Theo tấm bia bi ký lưu tại chùa cho biết, chùa Tam Thai được khởi dựng năm 1630 vào thời đô thị cổ Hội An vừa được hình thành. Vào cuối thế kỷ 17, thiền sư Hưng Liên, từ Trung Quốc sang Đại Việt, đã trụ trì chùa Tam Thai. Ông là người đầu tiên đưa phái Thiền Tào Động vào Đàng Trong và đã lập đạo tràng tại chùa này. Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), nhà vua đã cho xây dựng lại chùa Tam Thai. Dưới triều Nguyễn, chùa Tam Thai được sắc chỉ là Quốc Tự. Những biến cố giao tranh binh hỏa trong nhiều thế kỷ đã làm thay đổi diện mạo cảnh quan và kiến trúc xưa của Tam Thai. Từ năm 1907 đến 1995, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu. Hiện nay, chùa còn lưu giữ tấm biển Tam Thai tự và tấm kim bài hình trái tim lửa khắc theo ngự bút của vua Minh Mạng, ngợi ca Phật pháp vô lượng từ bi phổ độ chúng sinh.Từ chân ngọn Thủy Sơn, du khách theo đường tam cấp phía tây, đến quãng giữa có những trụ đá to là cửa ngoài của chùa Tam Thai. Bên trái đường, trên vách đá cao có khắc hai chữ Hán “Thủy Sơn”. Đến đây, du khách cảm thấy có sự thay đổi khác biệt về khí hậu. Những luồng gió mát thổi nhẹ làm tinh thần chúng ta trở nên sảng khoái, bỏ lại đằng sau bao mệt mỏi, quên hết nhọc nhằn. Trước mắt du khách không còn cảnh người, xe chen chúc, quán xá ồn ào... Tất cả mọi sự nhốn nháo của đời thường dường như khép lại, nhường chỗ cho cảnh trí thiêng liêng cổ kính của thế giới bồng lai tiên cảnh. Thật là: “Núi chen sắc đá pha màu gấm, chùa nức hơi hương khói lộng mây”. Kiến trúc chùa Tam Thai bao gồm: cổng tam quan, chùa chính, Hành Cung nhà thờ tổ và các công trình nghệ thuật khác. Phía trước chùa là một khoảng sân rộng, có cây cao tỏa bóng mát khắp mặt sân. Cổng tam quan được làm theo kiểu lầu chuông lợp mái trông rất cổ kính. Bước vào cổng tam quan là sân trong, chính giữa sân thờ tượng Phật Di Lặc bằng sa thạch, vị Phật thứ năm trong hiền kiếp, hiện thân của ước nguyện thái bình. Hai bên sân là Hành Cung, nơi vua Minh Mạng cho xây dựng làm chỗ nghỉ ngơi mỗi khi đến vãng cảnh chùa (hiện nay chỉ còn cổng và bức tường gạch bao quanh). Qua khoảng sân trong là chùa chính. Ngôi chùa được xây bằng gạch, mặt quay về hướng nam, hai tầng mái lợp ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt, các cột đều trang trí rồng - phụng. Hai bên vách tiền đường tạc phù điêu Tả Phù và Hữu Bật, là hai vị thần canh giữ cửa chùa. Bên trong chánh điện thờ Phật A Di Đà Như Lai, Bồ tát Quan Thế Âm và Đức Đại Thế Chí. Du ngoạn Tam Thai là một hành trình tiếp nối chùa chiền và hang động. Cảnh trí thiên nhiên gợi tưởng cho tâm linh tín ngưỡng của con người, tạo dựng không gian thưởng ngoạn và cầu nguyện. Đến Tam Thai, du khách có thể vào thăm các động Hoa Nghiêm, Huyền Không và Linh Nham... Nơi đây còn có Vọng Giang Đài, là điểm có vị trí cao nhất tại ngọn Thủy Sơn. Đứng ở Vọng Giang Đài du khách có thể buông tầm mắt nhìn bao quát cả một vùng đồng ruộng bao la bát ngát của xứ Quảng Đà, với những con sông Cổ Cò, sông Hàn, sông Cẩm Lệ quanh co tựa như một bức tranh thủy mặc sống động. Thật là “Đỉnh non buông mắt xa trông, nước trời man mác hồng mong một vùng”.

File đính kèm:

  • docMot so danh lam thang canh da nang Phan 1.doc
  • docMot so danh lam thang canh da nang Phan 2 cat thanh 2 phan vi qua tai .doc
Giáo án liên quan