Đề tài Một số biện pháp xây dựng quỹ khuyến học trong nhà trường

 Nhà trường chịu trách nhiệm quản lý địa bàn có học sinh đa số là con nhân dân lao động nghèo, nên việc đặt ra là làm thế nào để có một nguồn quỹ nhằm hỗ trợ dụng cụ học tập cho các em vào đầu mỗi năm học .

 Qua quá trình công tác tại đơn vị, tôi đã thực hiện nhiều biện pháp để xây dựng quỹ khuyến học trong nhà trường, nhằm chủ động dược việc hỗ trợ cho học sinh nghèo trong quá trình học tập .

 Đó là mục đích và yêu câu mà tôi muốn nêu lên để chúng ta cùng tham khảo rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp xây dựng quỹ khuyến học trong nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG QUỸ KHUYẾN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG I.-ĐẶT VẤN ĐỀ : Nhà trường chịu trách nhiệm quản lý địa bàn có học sinh đa số là con nhân dân lao động nghèo, nên việc đặt ra là làm thế nào để có một nguồn quỹ nhằm hỗ trợ dụng cụ học tập cho các em vào đầu mỗi năm học . Qua quá trình công tác tại đơn vị, tôi đã thực hiện nhiều biện pháp để xây dựng quỹ khuyến học trong nhà trường, nhằm chủ động dược việc hỗ trợ cho học sinh nghèo trong quá trình học tập . Đó là mục đích và yêu câu mà tôi muốn nêu lên để chúng ta cùng tham khảo rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa. II.- NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT : 1)- Quá trình phát triển kinh nghiệm : Trước đây vào đầu mỗi năm học, tôi thường tìm những người quen có tâm huyết với trường để xin hỗ trợ một số dụng cụ học tập cho học sinh nghèo , cũng được một số PHHS hỗ trợ nhưng đôi lúc cung cấp dụng cụ cho các em còn thiếu ( như các em lớp 4,5 nhận 4-5 quyển tập, lớp 2,3 chỉ nhận 2-3 quyển tập,.), thời gian cung cấp không chủ động được, có lúc quá trể đối với học sinh ( có khi sau khai giảng năm học, đôi lúc đến đầu tháng 10 hàng năm mới phân phối cho các em được ,) Do đó những năm gần đây , tôi nghĩ ra cách làm khác để làm sao phải cung cấp đây đủ dụng cụ học tập cho học sinh nghèo vào đầu mỗi năm học trước khi khai giảng năm học mới . Tôi thực hiện một số biện pháp như sau : - Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm, đề nghị từng giáo viên phải nắm cho được tình hình lớp mình về trinh độ , về hoàn cảnh của từng học sinh, học sinh lớp mình còn thiếu cái gì ? về cơ sở vật chất trong lớp cần cái gì để phục vụ cho học sinh trong lớp ? - Sau một tuần lễ khảo sát chất lượng học sinh, tôi cho GVCN các lớp tiến hành họp PHHS lớp và giáo viên trình bày các nội dung trên, bầu chi hội lớp , sau đó giáo viên CN cùng với ông trưởng ban chi hội lớp vận động PHHS lớp đóng góp : bổ sung đèn, quạt,trong lớp ( việc này PHHS dễ đóng góp vì con mình đang học ở lớp đó) , hỗ trợ học sinh nghèo trong lớp về dụng cụ học tập, sách GK ( việc này cũng dễ vận động vì thực tế tại lớp, PHHS nhìn thấy tận mắt và trao tận tay học sinh ) - Tất cả số tiền PHHHS lớp đóng góp cho lớp, giáo viên đều giữ ở lớp để lập quỹ khuyến học của lớp . Mặc dù vậy nhưng số học sinh nghèo đông, nên quỹ khuyến học PHHS đóng góp ở lớp cũng không đáp ứng được hết các yêu cầu của học sinh, cần phải có sự hỗ trợ của nhà trường . - Do đó , ngoài việc vận động đóng góp tập, viết vào đầu mỗi năm học hàng năm, nhà trường bàn cùng với Ban Đại diện CMHS trường trong ngày đại hội bầu Ban Đại diện CMHS hàng năm, để ông trưởng ban Đại diện CMHS viết thư ngỏ, trong thư ngỏ nêu tình hình học sinh nghèo, việc hỗ trợ cho học sinh nghèo,và đề nghị sự quan tâm của tất cả PHHS tùy theo sức mình đóng góp bằng hiện vật hoặc bằng tiền để thành lập quỹ khuyến học của trường. - Qua mỗi đợt vận động, gởi thư ngỏ, nhà trường đều làm giấy cảm tạ đối với những PHHS đóng góp từ 50 000 đống , 50 tập trở lên . Và qua những lần họp PHHS lớp lần sau, GVCN phải công khai quỹ khuyến học lần trước thu chi, còn tồn và vận động quỹ khuyến học lớp tiếp tục ; nhà trường cũng công khai quỹ khuyến học vào các lần họp Ban thường trực Ban Đại diện CMHS và trong kỳ Đại hội nhiệm kỳ sau . Qua những việc làm như vậy, trong ba năm gần đây , mỗi năm , nhà trường phân phát khá đầy đủ dụng cụ học tập cho các em vào đầu năm học, và đầu học kỳ 2 (Lớp 1 : 1 tập, lớp 2,3 : 5 tập; lớp 4,5 : 10 tập và còn mua áo trắng cho học sinh nam, nữ ) một cách kịp thời để phục vụ việc học tập của các em. Hiện nay, quỹ khuyến học của trường còn 26 934 600 đồng . Kết quả đạt được như sau : TT Năm học Tiền vận động ở lớp Tiền vận động Cho trường Chi 01 2007-2008 10 450 000 đ 11 751 000 đ 2350 tập+40bút bi 2350 tập+40bút bi cho 250 HS nghèo . 3 957 000 đ mua 178 áo trắng+68 váy nữ cho HS 4760 000đ chi khen thưởng HS giỏi cấp trường 2 540 000 đ chi khen thưởng cho HS viết chữ đẹp 02 2008-2009 14 268 000 đ 11 128 500 đ +2315 tập 2315 tập cho 201 HS nghèo – 2 784 000đ mua 157 áo trắng cho HS nam,nữ - 1 300 000 đ mua 2 chiếc xe đạp thưởng 2HS giỏi – 700 000 đ khen thưởng GV viết chữ đẹp trường 03 2009-2010 23 072 000 đ 14 941 000 đ + 3900 tập 3100 tập + 200 bút bi cho 238 HS nghèo 4 300 000 đ mua 226 áo trắng nam, nữ - 650 000 đ khen thưởng GV viết chữ đẹp cấp trường. Ghi chú : Tiền vận động ở lớp, GV chỉ báo số liệu lên BGH, việc chi là do GVCN và Ban ĐD CMHS lớp lên kế hoạch . Từ năm học 2007-2008 đến nay, cựu học sinh trường Ban công Tân Châu đều tặng cho HS trường 10 suất học bỗng, với tổng số tiền mỗi năm là 2 000 000 đồng . Qua kết quả trên, hiện nay nhà trường đều chủ động , kịp thời việc hỗ trợ học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn không có dụng cụ học tập . Và qua những năm làm như vậy được sự tín nhiệm của PHHS, PHHS đóng gópmột cách thỏa mái hơn, vì họ được góp phần cùng nhà trường lo cho con em họ, cũng như giúp đỡ các em học sinh có khó khăn khác cũng là một điều cần làm rất thực tế . 2)- Kiểm điểm lại kinh nghiệm : Trong quá trình thực hiện các biện pháp trên, nhìn chung là đạt hiệu quả so với những công việc làm trước đây. Sự đóng góp tự nguyện của PHHS ngày càng nhiều tạo điều kiện cho nhà trưỡng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc hạn chế tối đa học sinh bỏ học ( tỉ lệ bỏ học các năm qua không quá 1% ) Phạm vi tác dụng : Tất cả các lớp học trong nhà trường đều thực hiện vận động quỹ khuyến học ở lớp và có kết quả, nhưng đạt kết quả cao hay thấp là do bản lĩnh của từng giao viên chủ nhiệm lớp . Và những biện pháp này tất cả các trường khác đều có thể thực hiện được; và có điều kiện có thể thực hiện tốt hơn nữa . Từ những kết quả trên, chúng tôi rút ra nguyên nhân thành công như sau : + Những công việc làm giúp học sinh nghèo phải minh bạch, rõ ràng từ đó gây được sự tín nhiệm của PHHS . + Phải cho PHHS thấy được lợi ích của việc đóng góp quỹ khuyến học ở lớp, cũng như ở trường là phục vụ lại cho chính con em họ, cũng như đối với học sinh nghèo thật sự. + Phải có sự đồng thuận giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và BGH trường trong việc vận động gây quỹ khuyến học ở lớp, cũng như ở trường . Có thành công nhưng cũng còn một số tồn tại sau : + Một số giáo viên chủ nhiệm lớp ngại việc vận động tiền bạc, nhưng cũng không thuyết phục được với ông trưởng ban Đại diện CMHS lớp nên kết quả một vài lớp có hạn chế. + Một số ít PHHS chưa thấy hết được trách nhiệm của mình đối với lớp con mình đang học, nên việc vận động quỹ khuyến học lớp cũng có khó khăn. Qua những nguyên nhân thành công và tồn tại, chúng tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau : + Cần phải tuyên truyền hơn nữa để mọi PHHS đều phải có ý thức trách nhiệm đóng góp để bổ sung cơ sơ vật chất ở lớp cũng như ở trường; trước mắt là làm sao để mọi PHHS hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực + Làm để PHHS hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng quỹ khuyến học ở lớp, ở trường là rất cần thiết để họ tham gia đóng góp ngày càng tốt hơn. + Việc đóng góp xây dựng quỹ khuyến học phải được công khai minh bạch và kịp thời để mọi PHHS biết , từ đó tạo niềm tin trong PHHS đối với lớp , với nhà trường . III.-KẾT LUẬN : Đây là kết quả bước đầu của việc xây dựng quỹ khuyến học ở lớp, trường ; muốn quỹ khuyến học ngày càng dồi dào hơn, chúng ta cần phải ra sức thuyết phục nhiều PHHS đóng góp hơn nữa . Đối với chúng ta, phải sử dụng quỹ đó đúng mục đích, phải công khai minh bạch, rõ ràng để tất cả PHHS đều biết , từ đó gây được niềm tin về việc làm của mình là có ý nghĩa và họ sẽ tự nguyện đóng góp một cách vui vẻ thỏa mái .Đó là điều mà tương lai tới, chúng ta cần phải có biện pháp thực hiện cho tốt hơn.

File đính kèm:

  • docSKKN Tran Van Lieu.doc
Giáo án liên quan