Đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Trung Nghĩa huyện Thanh Thuỷ

 

PHẦN I : MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 2

 1.1. Cơ sở lý luận 2

1.2. Cơ sở thực tiễn 2

1.3. Lịch sử nghiên cứu 2

1.4. Mục đích nghiên cứu 3

1.5. Các luận điểm cơ bản 3

1.6. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

1.7. Đối tượng nghiên cứu 3

1.8. Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN II: NỘI DUNG

Chương I : Cơ sở lý luận 4

I. Vị trí, vai trò, tác dụng của môn học 4

Chương II : Thực trạng dạy học phân môn chính tả. 4

1. Nguyên nhân của thực trạng trên 5

2. Đề xuất các biện pháp 6

Chương III: Tổ chức thực nghiệm và đề ra giải pháp 8

 1. Chuẩn bị thực nghiệm 8

 2. Tiến hành thực nghiệm 8

 3. Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp 8

 4. Đề xuất các giải pháp 9

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 1. Kết luận 10

 2. Kiến nghị 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Trung Nghĩa huyện Thanh Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện bằng chữ viết, quy luật Tiếng – Chữ. 1. Nguyên nhân của thực trạng trên: a. Về giáo viên: - Có một số giáo viên chữ viết còn chưa được đẹp, dẫn đến chữ viết của một số học sinh còn chưa đẹp - Chưa chú trọng đến sự kết hợp giữa dạy học chính tả với dạy học các môn học khác. b. Về học sinh: - Do các em mới viết chữ cỡ nhỏ “ một li” và viết bút mực còn chưa quen. - Một số em còn chưa chú ý về chữ viết nên chữ viết còn cẩu thả - Các em hầu hết đều viết theo cảm nhận, chưa khắc sâu vào tư duy, chưa biết sử dụng quy tắc chính tả. c. Về phía phụ huynh: - Một số phụ huynh chỉ quan tâm đến dấu hiệu bên ngoài của học tập đó là biết đọc, biết viết chưa đi sâu xem xét, kèm cặp đến hiện trường viết sai chính tả, cách câu văn Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc học sinh lớp 5 còn mắc lỗi chính tả sai nhiều. Mặc dù có một số giáo viên có năng lực giảng dạy tốt, nhiệt tình xong chữ viết còn hạn chế. Để khắc phục tình trạng này trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đã vận dụng một số biện pháp trong giảng dạy và thu được kết quả khả quan. 2. Đề xuất các biện pháp: 2.1. Gợi nhu cầu nhận thức cho học sinh: Do đó trong dạy học chính tả cần khéo léo sử dụng các phương pháp thích hợp có tác dụng khêu gợi và kích thích sự chú ý, tích cực hoá hoạt động tư duy của học sinh, làm cho học sinh nhận thức được đầy đủ ý nghĩa thực tiễn của giờ đang học. Đồng thời xây dựng niềm tin vào khả năng cho học sinh, làm cho học sinh cảm thấy rằng nếu mình tập trung, chịu khó học tập thì sẽ thu lượm được những kết quả tốt đẹp có ích cho bản thân, vừa lòng thầy cô, cha mẹ. 2.2. Cá biệt hoá từng cá nhân: Nhận thức là hoạt động trí tuệ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà hình thức thể hiện của nó là khả năng tiếp thu. Khả năng tiếp thu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường. Xây dựng môi trường riêng cho mỗi cá nhân trong giờ học chính tả có vai trò quan trọng trong việc giúp các em lĩnh hội các kiến thức bài học. Ta đã biết viết chữ là hoạt động đơn phức của hoạt động trí óc và hoạt động cơ bắp (Sự phối hợp thuần thục giữa ngón tay, bàn tay, cổ tay, tư thế ngồi ). 2.3. Khắc sâu cho học sinh quy tắc chính tả: Trong quá trình dạy giáo viên cần thường xuyên củng cố, khắc sâu cho học sinh các quy tắc chính tả tập trung ở dạng thức viết của cấu trúc âm tiết. Đó chính là con đường hình thành kỹ năng chính tả Tiếng Việt. a. Quy tắc chính tả đối với g / gh: b. Quy tắc chính tả đối với g / gh c. Quy tắc chính tả đối với c / k: d. Quy tắc chính tả đối với i / y: 2.4. Luyện kỹ năng chính tả qua các giờ học khác: Các môn học khác có vai trò rất lớn trong việc rèn luyện kỹ năng viết chính tả như: Tập đọc, Tập viết, Kể chuyện - Khi tập đọc, khả năng phát âm của học sinh, khả năng nghe giọng đọc của giáo viên, hay của bạn bè giúp học sinh hình thành kỹ năng viết thông qua nhận diện chữ và âm. Cụ thể hơn là tạo mối liên hệ giữa âm (khi nghe đọc) và chữ (khi nhìn sách theo dõi) từ đó khắc sâu vào tư duy mối liên hệ. 2.5. Rèn luyện kỹ năng nghe viết: Đây là kiểu bài chính tả tổng hợp so với kiểu bài Nhìn – Chép trong kiểu bài này học sinh phải phối hợp các thao tác : - Trong khi đọc cần đọc to, chính xác, rõ ràng. - Đề cao vốn kinh nghiệm của học sinh đồng thời giúp các em phân biệt giữa từ miêu tả so với từ chỉ tên địa danh. - Trong giờ học giáo viên cần chú ý đến nguồn gốc dân tộc và địa bàn cư trú của học sinh để phát hiện ra những biến thể phát âm của từ so với phát âm chuẩn để có biện pháp uốn nắn và giải thích kịp thời. 2.6. Kết hợp chính âm với chính tả: Trong thực tế giảng dạy việc tập đọc và dạy chính tả có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng nó lại có quy trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản thành âm thanh thì chính tả lại sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. 2.7. Lựa chọn ngữ điệu phù hợp: Để giảm bớt lỗi sai chính tả l / n, ch /tr cho học sinh trước hết thì đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp sao cho phù hợp với khả năng sự tiếp thu từng học sinh đưa ra những tình huống yêu cầu cụ thể, rõ ràng. chẳng hạn phải lựa chọn những bài tập đọc mà trong đó chứa nhiều phụ âm l / n, ch / tr để học sinh đọc được tiếp cận nhiều hơn với các kiểu phụ âm này. 2.8. Xây dựng các bài tập chính tả phương ngữ: Trong môn Tiếng Việt nói chung và chính tả nói riêng việc xây dựng cho học sinh một số những bài tập sao cho phù hợp với yêu cầu cần thiết của môn học là một điều rất cần thiết bởi lẽ nếu xây dựng được một hệ thống bài tập phù hợp thì mới rèn luyện được cái lỗi của chính môn học đó. Do vậy môn chính tả sửa lỗi đặc biệt là sửa lỗi chính tả l/n, ch/tr thì lại là quan trọng hơn vì học sinh được tiếp cận với loại lỗi chính tả mà mình đang mắc. 2.9. Làm tốt công tác phối hợp: Xây dựng mối quan hệ Gia đình – Nhà trường có vai trò quan trọng trong tất cả các môn học. Riêng phân môn Chính tả mối liên hệ có vai trò nổi bật hơn so với các môn học khác giáo viên cần có biện pháp phối, kết hợp cùng gia đình, để rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh, cụ thể: - Đề nghị phụ huynh dành quỹ thời gian hợp lý để các em học môn chính tả. - Khắc phục tư tưởng tả khuynh coi trọng và đề cao môn Toán và cho rằng chỉ cần biết viết còn lỗi chính tả sẽ khắc phụ dần dần khi học sinh lớn lên. - Cung cấp các thông tin về tình hình học tập, sai lầm và lỗi hay gặp của học sinh để phụ huynh phối hợp cùng uốn nắn sửa chữa. - Cung cấp các số liệu về môi trường làm việc của trẻ để phụ huynh nắm được như: Quy cách bàn – ghế phù hợp với trẻ, khoảng thời gian hợp lý để học môn chính tả Chương III : Tổ chức thực nghiệm và đề ra giải pháp 1. Chuẩn bị thực nghiệm: Dạy thực nghiệm bài : Chính tả (Nghe - viết) : Hũ bạc của người cha - Tuần 15 (Sách Tiếng Việt 3 tập 1). 2. Tiến hành thực nghiệm : ở lớp 3A dạy theo phương pháp mà giáo viên vẫn thường dạy. ở lớp 3C áp dụng theo các giải pháp mới. Kết quả Lớp Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 4-5 TS % TS % TS % TS % 3A 2 10 7 35 10 50 1 5 3C 4 20 10 50 6 30 0 0 3. Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp: Qua thời gian tôi đã áp dụng các biện pháp nói trên trong quá trình dạy học môn chính tả và đã thu được kết quả đáng khích lệ. So với những năm học trước, nhiều em học sinh lớp 3 còn hay nhầm lẫn giữa các nguyên âm ng/ngh; ch/tr; l/n. Nay nhiều em đã viết đúng hoặc ít mắc lỗi, biết cách trình bày một khổ thơ, một đoạn văn sạch đẹp , ấn tượng cho người đọc. Từ chỗ các em có kỹ năng viết chính tả như vậy cho nên kết quả các môn học khác cũng được nâng cao. Nhìn chung kỹ năng viết chính tả của các em đã chuyển biết vượt bậc. Kết quả cho thấy nhiều em đã đạt loại A. Giờ đây phân môn Chính tả góp phần để môn Tiếng Việt chiếm được ưu thế của mình so với các môn học khác. Nhìn vào bảng trên ta thấy kết quả của phân môn chính tả được nâng lên rõ rệt. Phòng giáo dục đã ghi nhận sự cố gắng của nhà trường trong công tác giáo dục. Để đạt được thành tích trên ngoài nỗ lực trong công tác giảng dạy của cá nhân còn phải kể đến những kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 3. 4. Đề xuất và các giải pháp. Qua quá trình giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn. Tôi đã đề xuất một số biện pháp phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 3 để các em nắm chắc quy luật viết chữ, hình thành kỹ năng viết chính tả góp phần nâng cao chất lượng môn Chính Tả. Trên cơ sở những kinh nghiệm đã áp dụng và kết quả thu được tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: - Cải tiến phương pháp luyện viết chính tả cho học sinh. Đây là khâu then chốt quyết định chất lượng dạy và học trong nhà trường. Cần kết hợp tốt giữa dạy chính tả với các phân môn Tiếng Việt và môn học khác. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động trong giờ chính tả, chú trọng đến việc gợi nhu cầu nhận thức cho học sinh trong quá trình dạy học. - Với các cấp quản lý chuyên môn : Cần cung cấp tài liệu tham khảo về nội dung và phương pháp dạy học Chính tả cho giáo viên tiểu học. + Cần tăng cường đồ dùng, thiết bị để phục vụ giảng dạy phân môn chính tả cho đầy đủ hơn. - Đối với giáo viên : Cần nghiên cứu kỹ bài dạy, tham khảo các quy tắc Chính tả, từ điển chính tả Việt Nam. - Đối với học sinh : Cần nắm chắc quy tắc chính tả đã học, xem trước bài viết chính tả ở nhà. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đi đến một số kết luận và kiến nghị sau: 1. Kết luận: Đề tài đã làm sáng tỏ một số biện pháp sư phạm để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Chính Tả cho học sinh. Để đạt được điều đó không chỉ đòi hỏi mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy phải nhiệt tình, yêu nghề mà luôn cần phải bổ xung hoàn thiện phương pháp giảng dạy phân môn. Phân môn Chính tả có quan hệ chặt chẽ đến các môn học khác như : Tập đọc, kể chuyện Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả giảng dạy môn Chính Tả, không chỉ dừng lại ở những biện pháo giảng dạy mà còn cần đến sự phối hợp kiến thức và phương pháp trong các môn học khác. 2. Kiến nghị: Phụ huynh học sinh cần trang bị đầy đủ đồ dùng học tập, đôn đốc việc học tập ở nhà của con em mình. Nhà trường cần trang bị một số bàn ghế đa tư thế nhằm phục vụ cho môn Tập Viết cho những em có ngoại hình đặc biệt. Giáo viên cần nâng cao nhận thức về phương pháp giảng dạy phân môn. Yến Mao, ngày 20 tháng 12 năm 2007 Người viết Nguyễn Thị Dung Tài liệu tham khảo 1. Pôlya: Tâm lý học - NXB giáo dục, 1990 (Bản dịch Tiếng Việt). 2. Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo : Dạy học Chính tả ở tiểu học, NXB giáo dục 2003). 3. Nguyễn Bá Kim , Lý luận dạy học, NXB giáo dục 1992. 4. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Thị Hạnh, Trần Hoàng Tuy, Nguyễn Trại: Tiếng Việt 3, NXB giáo dục 2002. 5. Thái Duy Tuyên, nghiên cứu quy luật quá trình dạy học chính tả, tạp chí khoa học giáo dục số 66/1998. 6. Nguyễn Thị Như Mai, đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt, Tạp chí khoa học giáo dục số 69/2000. 7. Sách giáo viên Tiếng Việt 3 - Tập 1 - 2 nhà xuất bản giáo dục năm 2002.

File đính kèm:

  • docSKKN Ren KN viet chinh ta cho HS lop 5.doc
Giáo án liên quan