Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vai trò của giáo dục. Đảng ta khẳng định mục tiêu của giáo dục là : “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” để mục tiêu đó được thực hiện có hiệu quả thì việc cải tiến phương pháp dạy học nhằm:

“ Phát huy tính tích cực cho học sinh ” “ Lấy học sinh làm trung tâm ” là rất quan trọng và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Sự nghiệp giáo dục rất cần đổi mới về mục tiêu và phương pháp đào tạo. Đào tạo thế hệ trẻ sau này có chất lượng cao và sáng tạo, có khả năng tự học, tự nghiên cứu cho tương lai và đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn đổi mới. Một vấn đề đặt ra để thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có:“Đức, trí,thể, mỹ ”

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vở. + Nề nếp đồng phục hóa luôn được duy trì,quần áo chỉnh tề khi đến lớp + Tuyên dương khen thưởng kịp thời cá nhân, tổ có nhiều cố gắng trong việc học tập, giữ gìn nề nếp lớp tốt, để nhân ra diện rộng và cũng thật nhẹ nhàng nhắc nhở, động viên, phân tích việc nên và không nên làm đối với những em còn mắc phải sai phạm ảnh hưởng đến nề nếp chung của lớp. Tóm lại : Lớp học có nề nếp tốt chắc chắn lớp học đem lại hiệu quả tiết dạy cao. Vì vậy học sinh phải trật tự lắng nghe cô giáo giảng bài, phải biết tự sửa chữa và giúp bạn sửa sai, nhắc nhở bạn cùng nhau học tập tiến bộ. 4 . Hỗ trợ kiến thức và kỹ năng cho học sinh: Trong giảng dạy và học tập, trình độ của các em không đồng nhất, không phải em nào cũng tiếp thu bài nhanh. Vì vậy việc hỗ trợ kiến thức và kỹ năng cho học sinh là rất cần thiết. Để làm tốt việc này ngay từ đầu năm học tôi nhận lớp, kiểm tra trình độ học sinh bằng cách kiểm tra các chữ cái, chữ số các em đã nhận dạng được bao nhiêu em, bao nhiêu em lưu ban, em nào có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con mồ côi, con dân tộc… Đối với học sinh lưu ban, học sinh có khó khăn về mặt học tập, tôi điều tra để nắm rõ nguyên nhân khiến học sinh lưu ban, tiếp thu chậm có khó khăn về mặt học tập để có biện pháp giáo dục tốt nhất. - Đối với học sinh này, thì giáo viên sắp xếp thời gian đến thăm hỏi gia đình, trao đổi trực tiếp hoặc thông tin qua sổ liên lạc về tình hình học tập, đồng thời hỗ trợ phụ huynh cách giáo dục con em mình. Về phía giáo viên tôi đầu tư công tác soạn giảng sao cho phù hợp với những em này, giảm số lượng bài tập để các em có thể làm được. Thường xuyên sử dụng trực quan, liên hệ thực tế dẫn dắt học sinh vào bài một cách chính xác, ghi nhớ bài học lâu hơn.Tuy nhiên với học sinh cả lớp giáo viên vẫn lấy chuẩn kiến thức và kỹ năng để làm thước đo và mục tiêu phấn đấu. - Để có tác dụng thúc đẩy các em học tập tốt, tôi tăng cường hỗ trợ và ưu tiên cho các em này học bài, trả lời câu hỏi nhỏ, ngắn gọn, dễ hiểu mặc dù câu trả lời còn sai sót, chưa hoàn chỉnh. - Trường hợp các em có khó khăn trong việc trả lời câu hỏi của bài học,tôi đề cập bạn hỗ trợ, để các em được học tập từ bạn như: Tập đọc theo bạn, nhắc lại câu trả lời của bạn. Với hình thức này giúp các em mạnh dạn dần dần và tự tin hơn. Nói chung việc tổ chức dạy học sao cho các em này luôn cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng, thích thú và tự tin. Nội dung kiến thức tôi chỉ dạy cho các em một lượng kiến thức phù hợp như: Môn Tập viết chỉ viết một số dòng còn học sinh khá, giỏi có thể viết hết số dòng. Môn toán cũng được giảm số lượng bài làm… 5 . Xây dựng đôi bạn học tập: Tôi sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh trung bình, yếu và ngồi ở vị trí thuận tiện nhất cho việc quan sát, dễ kiểm soát và uốn nắn, tránh cho các em cùng học chậm ngồi với nhau và ngồi ở bàn cuối lớp. Đôi bạn này giúp nhau trong học tập, 15’ đầu giờ, giờ ra chơi hoặc trong giờ sinh hoạt mục đích nhắc nhở việc học bài, làm bài, kiểm tra bài tập về nhà, đổi vở cho nhau để tự kiểm tra…Thông báo cho cô giáo kịp thời giúp đỡ. Tuy nhiên cũng cần sự hỗ trợ từ phía gia đình học sinh để giúp đỡ các em học bài, làm bài ở nhà khi cô giáo yêu cầu, bài viết đúng qui trình, đúng cỡ chữ, đúng ly, soạn sách vở, đồ dùng học tập như: Bảng con, phấn, khăn xóa bảng. hộp chữ thực hành toán và Tiếng việt, kéo, hồ dán, thủ công, bút chì, bút mực, tẩy, màu tô… được sắp xếp theo thời khóa biểu tránh tình trạng mang sách vở thiếu hoặc quá tải ảnh hưởng đến việc học tập hằng ngày cũng như sức khỏe: Cong vẹo cột sống, gù lưng, đi khập khiễng, lệch vai. Trong quá trình học tập, khi phát hiện sự tiến bộ của học sinh, tôi kịp thời tuyên dương bằng nhiều hình thức như: Ghi điểm vào sổ, khen ngợi bằng một tràng pháo tay, tặng bông hoa điểm chín, điểm mười. Giữa và cuối mỗi kỳ tôi ghi nhận sự tiến bộ của học sinh vào sổ liên lạc để gia đình thấy được sự tiến bộ của con em mình…Tạo sự phấn khởi cho phụ huynh,đồng thời giúp các em tự tin hơn. 6 . Hình thành nhân cách cho học sinh: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vì thế tôi luôn hình thành nhân cách cho học sinh giúp các em có kỹ năng sống không phải là ngày một, ngày hai mà cả một quá trình đào tạo con người. Công việc này còn tùy thuộc vào ba yếu tố: Nhà trường – Gia đình – Xã hội, trong đó yếu tố gia đình và xã hội chiếm vị trí ưu thế. Vì vậy tôi kết hợp Nhà trường – Gia đình – Xã hội để giáo dục các em. - Về nhà trường: Kết hợp 15’ đầu giờ, làm công tác chủ nhiệm lớp: tôi luôn căn dặn, nhắc nhở, đồng thời liên hệ thực tế bài học có liên quan giáo dục kỹ năng sống để hình thành nhân cách cho các em ngay từ bé. - Về Gia đình: Tôi trao đổi gia đình bàn biện pháp giáo dục con cái “ Vừa dạy, vừa dỗ ” là tốt nhất. - Về xã hội: Hòa đồng cùng tập thể, học tập“gương người tốt, việc tốt” 7 . Hoạt động khác : Tôi triển khai nghiêm túc các phong trào thi đua do Nhà trường vàTổng phụ trách đội phát động tổ chức vào các ngày lễ lớn như: + Sinh hoạt sao nhi. + Luyện viết chữ đẹp. + Văn nghệ. + Kể chuyện. + Thắp sáng ước mơ. + Kế hoạch nhỏ. + Áo ấm tặng bạn. + Vệ sinh trường, lớp, cá nhân… Muốn đạt được kết quả trên đòi hỏi các em phải nỗ lực thi đua học tập, có ý thức kỷ luật cao để tham gia các phong trào, Kết hợp giáo dục, đánh giá kết quả chung, so sánh sự tiến bộ của từng tổ, từng em. Uốn nắn phong trào, rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng. Qua mỗi đợt thi đua tôi tổng kết tuyên dương, khen thưởng đánh giá đúng mức chẳng những có tác động duy trì mà còn thúc có tác dụng thúc đẩy phong trào. III . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua một thời gian ngắn rèn luyện với những biện pháp trên, lớp tôi thật sự đi vào nề nếp, việc giảng dạy của giáo viên được thuận lợi. - Tập thể lớp là một khối đoàn kết, được hình thành thói quen chung. phong trào học tập thi đua sôi nổi.Các em tự tin trong việc học tập. - Nhiệt tình, tự giác trong mọi phong trào, ý thức tự quản tốt. - Lớp có phong trào vở sạch, chữ viết đẹp. - Phong trào văn nghệ xếp loại A được biểu diễn trước quần chúng. - Được phụ huynh và học sinh tin tưởng quý mến. - Chất lượng học tập tiến bộ rõ nét. Kết quả cuối học kỳ I như sau: - Sĩ số học sinh : 37 em - Trong đó nữ : 17 em Các mặt Đạt ( Giỏi ) Chưa đạt(Khá) Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % Hạnh kiểm 37 100% 0 0% Học lực 28 75,7% 7 18,9% 1 2,7% 1 2,7% Với kết quả trên tuy chưa phải là cuối năm, nhưng đã đem lại kết quả học tập tốt cho mỗi tiết học. Học sinh đã tập trung chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài, tiếp thu bài nhanh, nắm chắc bài, trả lời câu hỏi dõng dạc không e dè sợ sệt, đọc bài thành thạo đó là động lực thúc đẩy mỗi giáo viên đứng lớp có thêm nghị lực và đem hết khả năng hiểu biết của mình để giảng dạy các em học tốt hơn nữa. IV . BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Để thành công trong công tác chủ nhiệm lớp tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho mình: 1 . Người giáo viên phải thật sự yêu nghề mến trẻ, phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, luôn thể hiện mình là người mẹ hiền thứ hai. 2 . Vận dung linh hoạt, xử lý khéo léo trong mọi tình huống, sắp xếp chỗ ngồi phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Phân công đôi bạn cùng tiến, tạo mọi điều kiện để học sinh tập trung cao, tham gia học tập tốt. 3 . Duy trì sĩ số học sinh, đi học đúng giờ, nghỉ học phải có phép. kết hợp 15’ đầu giờ, giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp, tôi luôn căn dặn nhắc nhở và duy trì việc làm của cán bộ lớp về việc kiểm tra bài viết, bài làm, bài học của học sinh để nề nếp lớp luôn được duy trì. 4 . Ưu tiên cho học sinh có khó khăn về mặt học tâp. Câu hỏi được hình thành từ dễ đến khó, luôn quan tâm đến việc chấm chữa bài của học sinh để uốn nắn kịp thời và củng cố niềm tin. 5 . Điều quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm lớp làm việc gì cũng xuất phát tự lòng yêu thương, tôn trọng trẻ, nắm bắt và giải quyết các vấn đề thật tế nhị, phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh mà đề ra phương pháp giáo dục hay nhất . 6 . Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giáo dục học sinh mọi mặt, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Giáo dục học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, đối xử công bằng, không gây tổn thương cho phụ huynh và học sinh. 7 . Trong quá trình giảng dạy các bài học có nội dung liên quan tôi thường gắn vào nội dung giáo dục, liên hệ thực tế vừa mang tính tuyên truyền , tuyên dương vừa mang tính giáo dục nhân ra diện rộng cho cả lớp noi gương. V . KẾT LUẬN: Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp sẽ giúp các em học tập tốt, hoàn toàn có khả năng tự phát hiện kiến thức, có khả năng sáng tạo, biết vận dụng kiến thức hiểu biết của mình vào cuộc sống hằng ngày để trở thành người toàn diện. Vì vậy mỗi giáo viên cần xác định rõ vai trò và phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp. Việc quan tâm của giáo viên đến từng học sinh là phương pháp giảng dạy sát từng đối tượng học sinh, động viên khích lệ kịp thời, đáp ứng đúng, đủ sẽ giúp các em dần dần theo kịp chương trình. Song nhiệm vụ chính của người giáo viên vẫn là sự tiến bộ chung của toàn lớp. Vì thế trong các khâu soạn, giảng cần chú ý đến nhiều đối tượng học sinh, nhất là những em học chậm có khó khăn về học tập, luôn dành cho các em một sự ưu ái, một thái độ khích lệ động viên, những lời chỉ bảo ân cần …và sự tiến bộ của các em trong học tập đó là phần thưởng vô giá đối với mỗi giáo viên chúng ta . Trên đây là một vài biện pháp nhỏ tôi đã áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp có hiệu quả . Rất mong sự góp ý và trao đổi của các thầy cô giáo, bạn đồng nghiệp để giúp các em học tốt hơn nữa trong nhiều năm học sau. An Khê, Ngày 15 tháng 2 năm 2011 Người viết Dương Thị Nuôi MỤC LỤC STT MỤC LỤC SỐ TRANG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm 2. Duy trì sĩ số học sinh 3. Xây dựng nề nếp lớp 4. Hỗ trợ kỹ năng và kiến thức cho HS 5. Xây dựng đôi bạn học tập 6. Hình thành nhân cách học sinh 6. Hoạt động khác 3 3 4 4 8 9 10 11 III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 12 IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM 13 V KẾT LUẬN 14

File đính kèm:

  • docMOT SO BIEN PHAP NHAM NANG CAO CHAT LUONG CONG TACCHU NHIEM LOP.doc
Giáo án liên quan