Đề tài Một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu lớp 4 trường tiểu học Tân Hiệp

I. Lí do chọn đề tài.

 Đất nước ta đang ở trong thời kì đổi mới. Sự phát triển kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục. Nghị quyết TW4 Khoá VII (11/1993) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo đã chỉ rõ: “Phải xác định lại mục tiêu, thiết kế chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo.” Toàn bộ nền giáo dục phải hướng vào mục tiêu đào tạo những “con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kĩ thuật, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và chuẩn bị cho tương lai”.

 

doc25 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu lớp 4 trường tiểu học Tân Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bước: Bước 1: Nêu cách tính Bước 2: Đặt tính Bước 3: Tính Bước 4: Thử lại (bằng phép tính cộng). Các phép tính khác cũng yêu cầu tương tự như vậy. Đặc biệt trong phép chia học sinh yếu rất lúng túng khi ước lượng thương. Mấu chốt của phép tính này là ước lượng số thương, thường thì học sinh tìm rất lâu và không chính xác. Vậy để giúp cho học sinh tìm nhanh và chính xác ta thực hiện như sau: Làm tròn số chia và số bị chia để dự đoán chữ số của thương, sau đó nhân lại để thử. Nếu tích lớn hơn số bị chia thì phải rút bớt thương đã dự đoán lại, nếu tích kém số bị chia quá nhiều thì phải tăng thương đã dự đoán lên. Ví dụ 1: Thực hiện phép chia: 779 : 18 = ? Lần chia thứ nhất lấy 77 : 18. Ta làm tròn 77 thành 80 và 18 thành 20, nhẩm 80 : 20 = 4, sau đó thử 18 x 4 = 72 mà 72 < 77, nên ta được thương là 4 dư 5 ở hàng chục, hạ 9 xuống ta được 59 : 18. Lần chia thứ hai ta có 59 : 18. Ta làm tròn 59 thành 60 và 18 thành 20 nhẩm 60 : 20 = 3, thử 18 x 3 = 54. thấy 54<59, nên ta tiếp tục được chữ số ở thương là 3 và dư 5. vậy phép chia 779 : 18 = 43 (dư 5). Lưu ý: nguyên tắc làm tròn là các số có hàng đơn vị lớn hơn hay bằng 5 ta làm tròn lên, còn các số có hàng đơn vị nhỏ hơn 5 làm tròn xuống. VD: 25; 26; 27; 28; 29 làm tròn lên 30. Còn: 51; 52; 53; 54 làm tròn xuống 50. Giáo viên cho học sinh thực hiện phép chia nhiều lần, kết hợp thường xuyên kiểm tra bảng nhân, chia bằng cách cho học sinh về nhà viết lại bảng nhân, chia vào vở rèn hằng ngày. Làm như vậy không những khắc phục được tình trạng học sinh lúng túng khi thực hiện phép chia mà còn rèn viết số đúng, đẹp cho các em. Mặt khác, với giải toán có lời văn giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh các bước sau: + Đọc kĩ đề bài. + Phân tích để nắm vững dạng toán gì. Ví dụ: Tìm trung bình cộng của nhiều số, tìm diện tích của một hình..... + Gợi ý cho học sinh tóm tắt đề toán theo cách nào ngắn gọn, dễ hiểu, và giáo viên nên hướng cho học sinh tóm tắt bằng sơ đồ khi có thể. Ví dụ bài toán: Một chuyến xe lửa có 3 toa, mỗi toa chở 16590 kg hàng và có 5 toa xe khác, mỗi toa chở 14523 kg hàng. Hỏi trung bình mỗi toa chở bao nhiêu kg hàng? Có nhiều cách để tóm tắt, nhưng tóm tắt theo sơ đồ là dễ hiểu nhất. Sơ đồ: 3 toa: 16590 kg = ? kg 5 toa: = ? kg 14523kg TB 1 toa:...... kg? ? kg - Nhấn mạnh đề bài cho biết gì, yêu cầu tìm gì? - Chú ý đơn vị của các dữ liệu trong bài toán. - Gợi ý cách giải quyết vấn đề - Gợi ý cách đặt lời giải trong bài toán - Thực hiện giải quyết từng bước đối với các bài toán rắc rối. Giáo viên tổ chức hoạt động học tập sao cho tất cả học sinh đều phải suy nghĩ làm bài; giáo viên cần kiểm tra tất cả các em yếu để kịp thời hướng dẫn nếu còn vướng mắc. Đặc biệt với học sinh hay quên, phải cho các em nhắc lại kiến thức đã học trước khi làm bài vì bất kì kiến thức mới nào cũng đều dựa trên nền tảng của kiến thức cũ. Giúp học sinh nhìn nhận vấn đề theo hướng đã biết, chưa biết, cái mới, cái cũ, cái dễ nhầm lẫn cho các em lưu ý làm bài. Bên cạnh đó, cũng giống như môn Tiếng Việt, việc xây dựng đôi bạn cùng tiến rất quan trọng, nó sẽ tạo được phong trào thi đua sôi nổi giữa các cặp, nhóm. Lớp tôi dạy là lớp 2 buổi ngoài thời gian học buổi sáng ra, thời gian buổi chiều tôi kèm cặp học sinh yếu .Tôi ra một số bài tập phù hợp với khả năng của các em, gọi các em lên bảng làm bài sửa chữa hướng dẫn trực tiếp. Chấm bài thường xuyên, tuyên dương những em làm tốt. Động viên, khuyến khích những em làm bài còn sai. Qua việc chấm bài cho các em hằng ngày đã giúp tôi đánh giá một cách sát sao mức độ hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh, nhìn rõ những điểm yếu, điểm chưa hiểu của các em, từ đó có kế hoạch sử dụng phương pháp, hình thức dạy phù hợp hơn cho tiết học kế tiếp. Như vậy, người giáo viên phải luôn luôn sáng tạo, biến thiên tiết dạy nhằm đạt hiệu quả cao nhất với từng đối tượng học sinh. Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả dạy học, quan trọng nhất là người giáo viên phải tạo cho học sinh niềm say mê môn học, hứng thú trong quá trình học tập. Đây sẽ là biện pháp lâu dài mà người thầy chuyển yêu cầu học tập thành nhu cầu – nguồn gốc của tính tích cực, hứng thú. Khi các em đã có như cầu thì tự bản thân các em sẽ muốn tìm kiếm tri thức. Đó chính là kĩ năng tự học. B. Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp: Có lẽ đối với học sinh tiểu học thì giáo viên được coi như một thần tượng mà học sinh là các phan hâm mộ. Người thầy trong mắt các em cao quý và hoàn thiện, là mục tiêu, lí tưởng để các em phấn đấu hoàn chỉnh bản thân. Nếu như ai đó hỏi “ước mơ sau nay lớn lên các em sẽ làm nghề gì?” tôi thiết nghĩ có đến trên 50% số học sinh sẽ trả lời “em sẽ làm giáo viên để dạy các bạn học sinh”. Đây chính là bằng chứng chứng minh sự hâm mộ giáo viên của học sinh. Vậy đáp lại tình cảm đó, mỗi thầy cô chúng ta cần phải làm gì? Đó là: Gần gũi, cởi mở, đối xử công bằng, tôn trọng học sinh. Yêu nghề, mến trẻ, thực hiện phương châm “Tất cả vì đàn em thân yêu”. Tận tâm, luôn có cái nhìn thiện cảm đối với mọi đối tượng học sinh. Cần hết sức bình tĩnh nhìn nhận mọi vấn đề để tránh gây ác cảm, tự ti cho học sinh. Công bằng trong đánh giá, tạo được niềm tin vững chắc ở học trò. Nắm rõ hoàn cảnh, tính cách từng em, lựa chọn cách động viên, tuyên dương kịp lúc. Với những quan tâm trên, tôi đã nhận thấy sự phát triển tiến bộ rõ rệt ở các em học sinh yếu, các em có hoàn cảnh khó khăn. Tôi đã tìm hiểu và biết, trong các em đó có em bố mẹ bỏ nhau, hiện đang sống với mẹ, ông bà nội, ngoại, có em thì cha mẹ buôn bán suốt ngày nên việc giúp đỡ các em trong học tập là rất khó khăn, hơn nữa các em cũng rất buồn vì hoàn cảnh gia đình, vì cha mẹ không quan tâm nhắc nhở động viên nên dần dần mất tự tin. Biết được điều đó tôi thường xuyên quan tâm và tạo mọi cơ hội cho em ấy, nay em học đã tiến bộ rất nhiều. Bên cạnh công tác giáo dục học sinh, việc kết hợp chặt chẽ của ba yếu tố gia đình – nhà trường – xã hội là không thể thiếu để nâng cao chất lượng dạy - học. Hiểu điều này tôi đã phối hợp với phụ huynh như sau: Đối với các lần triệu tập phụ huynh họp định kì 3 lần/năm theo quy định, nhất là cuộc họp đầu năm, ngoài việc thông báo các khoản thu học phí năm học tôi đã giành thời gian còn lại của buổi họp để dành tập trung cho việc tâm sự với phụ huynh về tình hình thực trạng lớp học; hướng dẫn phương pháp rèn dạy con ở nhà; cách động viên theo dõi việc học của con. Mục đích của tôi là nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm của phụ huynh, không những chỉ nuôi mà còn phải biết kết hợp với giáo viên dạy con khôn lớn. Cách làm này tôi đã được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ phía phụ huynh, tạo được sự đồng cảm giữa giáo viên với cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó vẫn chưa đủ, cần luôn luôn giữ liên lạc thường xuyên với phụ huynh khi thấy học sinh có biểu hiện sút giảm học tập, biểu hiện tiêu cực,... để kịp thời uốn nắn, rèn giũa. Giáo viên cũng cần biết tiếp thu ý kiến, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của phụ huynh mà điều chỉnh cách thức làm việc hợp lí hơn, thỏa đáng hơn. Tóm lại, việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu đạt hiệu quả nhất thì người giáo viên cần biết phối kết hợp mọi phương pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên và đều khắp, đồng thời cần vận dụng chúng linh hoạt và mềm dẻo tùy theo từng đối tượng. CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC Trong những năm học trước và năm học này tôi đều đứng lớp 4, tôi đã vận dụng những biện pháp trên và tôi nhận thấy chất lượng học tập của các em có sự tiến bộ, tỉ lệ học sinh yếu giảm rõ rệt. Với kết quả đạt được như sau tôi tin rằng cuối năm học này sẽ không còn học sinh yếu. *Thống kê kết quả qua mỗi kì kiểm tra như sau: Năm học 2012-2013: Số liệu thống kê trong số tổ khối 4, lớp 4/1 với tổng số học sinh là 33 - trường TH tân Hiệp, như sau: T.G MÔN GIỎI KHÁ TB YẾU TS % TS % TS % TS % ĐẦU NĂM (TS:33) TV 9 27,3 10 30,3 1 0 30,3 4 12,1 TOÁN 5 15,1 2 6,1 17 51,5 9 27,3 CHKI (TS:32) C’đi:1 TV 19 59,4 8 25 5 15,6 TOÁN 9 28,1 15 46,9 7 21,9 1 3,1 PHẦN III: KẾT LUẬN Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy việc đưa ra các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu là hết sức cần thiết. Đó cũng là nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục ở Tiểu học. - Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần nghiêm khắc rèn cho các em tác phong làm việc khoa học. Đảm bảo tính kỉ luật cao. Song không cứng nhắc, gò bó, phải gây hứng thú học tập cho học sinh như tạo ra những trò chơi, đố vui tạo không khí thoải mái. Không nên dùng một phương pháp nào coi là “vạn năng” và không phải tiết học nào, bài học nào cũng lặp đi lặp lại một hình thức lên lớp gây nhàm chán, cần phải kết hợp hài hoà nhiều phương pháp. Phải chú trọng “Học đi đôi với hành”. Mặt khác, coi trọng sự kết hợp giữa các môn học với nhau. Để đạt được điều đó người giáo viên cũng cần phải kiên trì, không được đốt cháy giai đoạn mà phải từ từ, lâu dài và liên tục bằng nội dung, phương pháp, tổ chức dạy học thích hợp. Trên đây là tòan bộ những biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong thời gian vừa qua, song những biện pháp đưa ra trong đề tài là những đóng góp nhỏ của bản thân. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý chân tình của ban giám hiệu, của qúy thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bản thân có thêm nhiều phương pháp dạy học tốt hơn nhằm nâng cao dần chất lượng dạy và học của lớp, của trường và của ngành một cách thực chất, hiệu qủa nhất. Tân Hiệp, ngày 20 tháng 01 năm 2013 Người viết: Đinh Thị Loan DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Giáo trình Tiểu học .( GS_TS Đặng Vũ Hoạt; TS Nguyễn Hữu Hợp )NXB Đại học Sư phạm. 2/ Bộ sách Toán, Tiếng việt lớp 4. 3/ Chuyên đề giáo dục Tiểu học – Vụ GD Tiểu học – 2004. 4/ Phương pháp nghiên cứu KHGD- NXBGD. 5/ Phương pháp dạy học các môn học- Tập 1,2(Bộ giáo dục và Đào tạo) 6/ Dạy lớp 4 theo chương trình Tiểu học mới (Bộ Giáo dục và Đào tạo- Dự án phát triển giáo viên Tiểu học) 7/ Tập san SKKN “Giáo dục tiểu học” SGD&ĐT – CĐ GD tỉnh Bình Dương Nhận xét , đánh giá, xếp loại

File đính kèm:

  • docMot so bien phap nham giam ti le hoc sinh yeu lop4.doc
Giáo án liên quan