Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh học tập tiến bộ qua rèn luyện kỷ năng đọc sách

Sách là kho tàng tri thức của dân tộc và nhân loại. Đọc sách là phương thức tích lũy, phát triển, tiếp biến tri thức của nhân loại. Phương tiện dùng để cố định, sản xuất và lưu truyền văn bản có tác dụng hình thành các thói quen đọc sách và học tập của con người. Sự thay đổi phương tiện lưu truyền văn bản và sự thay đổi điều kiện sinh hoạt kinh tế, văn hóa cũng kéo theo sự thay đổi các thói quen đọc sách và học tập. Sách giúp con người nâng cao tầm hiểu biết, bồi bổ trí tuệ, nuôi dưỡng đời sống tâm hồn. Đây là nguồn tri thức vô giá mà mỗi con người có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời. Và mỗi loại sách đều có tác dụng riêng, phù hợp với từng độ tuổi. Bên cạnh đó, quá trình đọc sách cũng mang lại nhiều lợi ích như: nâng cao khả năng giao tiếp, cách tiếp cận thông tin, bao quát và khai thác chi tiết cho từng đề mục, đồng thời, đẩy mạnh tính liên tưởng, sáng tạo.

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh học tập tiến bộ qua rèn luyện kỷ năng đọc sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TẬP TIẾN BỘ QUA RÈN LUYỆN KỶ NĂNG ĐỌC SÁCH Sách là kho tàng tri thức của dân tộc và nhân loại. Đọc sách là phương thức tích lũy, phát triển, tiếp biến tri thức của nhân loại. Phương tiện dùng để cố định, sản xuất và lưu truyền văn bản có tác dụng hình thành các thói quen đọc sách và học tập của con người. Sự thay đổi phương tiện lưu truyền văn bản và sự thay đổi điều kiện sinh hoạt kinh tế, văn hóa cũng kéo theo sự thay đổi các thói quen đọc sách và học tập. Sách giúp con người nâng cao tầm hiểu biết, bồi bổ trí tuệ, nuôi dưỡng đời sống tâm hồn. Đây là nguồn tri thức vô giá mà mỗi con người có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời. Và mỗi loại sách đều có tác dụng riêng, phù hợp với từng độ tuổi. Bên cạnh đó, quá trình đọc sách cũng mang lại nhiều lợi ích như: nâng cao khả năng giao tiếp, cách tiếp cận thông tin, bao quát và khai thác chi tiết cho từng đề mục, đồng thời, đẩy mạnh tính liên tưởng, sáng tạo. Nền văn hóa của một đất nước chắc chắn phải dựa trên nền tảng giáo dục. Nền giáo dục của chúng ta hiện nay, như tất cả chúng ta đều thấy, đang gây bức xúc lớn trong xã hội. Chính nền giáo dục đó đã không xây dựng được một nền văn hóa đọc. Suốt mấy chục năm nay, trong tất cả các cấp học, từ phổ thông cho đến đại học người ta chưa bao giờ nghĩ đến việc tập cho học sinh có được một thói quen đọc sách . Trong khi đó, ở các nước tiên tiến, người ta dạy trẻ em các điều này ngay từ khi các em còn nhỏ, cứ thế liên tục cho đến khi vào đại học.     Bên cạnh đó, thế hệ trẻ hiện nay bị văn hóa nghe nhìn lôi cuốn mạnh hơn là văn hóa đọc. Ai cũng biết văn hóa nghe nhìn nặng về tính thông tin và giải trí nhưng nhẹ về tính giáo dục và tri thức. Văn hóa đọc thì ngược lại. Văn hóa nghe nhìn và văn hóa đọc bổ sung cho nhau, không loại trừ nhau. Ở các nước có một nền giáo dục lành mạnh, văn hóa đọc sẽ giành lại được vị trí của mình.  Đọc sách là một thói quen rất hữu ích cho việc học tập. Song có một thực tế hiện này là cả học sinh thành thị lẫn học sinh nông thôn không có thói quen đọc sách dù các em ở trường trung bình 4 đến 6 tiếng/ngày… Thói quen đọc sách của học sinh, đặc biệt là học sinh nông thôn đang có xu hướng giảm đi và việc đến thư viện trường ngày càng trở nên xa lạ với nhiều em. Phần lớn học sinh ở các thành phố lớn hiện nay không đọc sách ở thư viện trường mà được cha mẹ mua sách hoặc đưa đến nhà sách để đọc những quyển sách mới. Với học sinh vùng nông thôn, dù có thời gian rảnh rỗi sau giờ học nhưng nhiều em còn phải phụ giúp gia đình, không mấy quan tâm đến sách. Nếu quản ngại của các nhà giáo dục với em học sinh thành thị là việc các em đang bị thu hút bởi những phương tiện giải trí hiện đại, áp đảo sách đọc như: TV, Internet, game online… thì với các em học sinh nông thôn, vấn đề nổi cộm lại là việc các em không có đủ điều kiện và sự quan tâm đúng mức từ thầy cô giáo và cha mẹ để phát triển và duy trì thói quen đọc sách. Đối với một con người, sự học không chỉ dừng lại ở trường phổ thông, mà phần rất quan trọng là tự học, mà trong việc tự học thì đọc sách là quan trọng nhất. Thế nhưng ở nước ta, từ hàng mấy chục năm qua, người ta không có thói quen đọc sách. Nhà trường đã không dạy cho trẻ em thói quen đọc sách, mà ở gia đình, ông bà, bố mẹ các em cũng không có thói quen đọc sách để truyền lại cho các em.   Ngày nay, với sự phát triển nhanh về mọi mặt, nhất là công nghệ thông tin làm cho việc tìm kiếm thông tin nhanh trở nên dễ dàng hơn. Cũng chính vì vậy mà văn hóa đọc sách của người dân, nhất là trong học sinh đang dần phai nhạt dần. Do đó, việc rèn luyện kỹ năng thói quen đọc sách, là điều mà những người làm công tác giáo dục, cần phải suy nghĩ tìm nhiều giải pháp thiết thực giúp các em nhận thức được vai trò quan trọng của việc đọc sách trên con đường tìm đến tri thức. Từ những thực trạng nêu trên tôi chọn giải pháp “ Giúp học sinh tiểu học có thói quen đọc sách” để làm một mũi đột phá khai thông cho công tác đã bế tắc từ lâu

File đính kèm:

  • docsang kien doc sach.doc
Giáo án liên quan