Đề tài Làm thế nào để dạy tốt môn học địa lí

Lâu nay trong các môn học ở tiểu học, đa số giáo viên còn chú trọng nhiều ở môn công cụ như Tiếng Việt và Toán. Do đó, giáo viên có thể dạy rất giỏi rất tốt ở hai môn này, những môn còn lại do ít được chú trọng nên giáo viên lúng túng dạy chưa tốt, chưa tạo cho học sinh hứng thú trong học tập hoặc dạy qua loa nên chưa đạt được hiệu qủa của tiết dạy. Với chương trình mới hiện nay cũng như chương trình cũ, mục tiêu là đào tạo ra con người phát triển toàn diện. Vì lẽ đó, giáo viên cần thay đổi cách nghĩ cũng như cách dạy thế nào cho tốt tất cả các môn trong đó có môn Địa lí. Tuy là môn ít tiết, nhưng môn Địa lí cung cấp cho học sinh rất nhiều kiến thức thực tế, vốn sống sau này mà quan trọng là khơi gợi cho các em lòng yêu thích , ham muốn khám phá thiên nhiên, đất nước, con người Qua đó giáo dục lòng yêu quê hương , yêu con người cho các em một cách cụ thể hiệu qủa nhất.

doc9 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Làm thế nào để dạy tốt môn học địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng dạy học không thể thiếu trong giảng dạy môn Địa lí là bản đồ, lược đồ. Vì bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học , phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin về địa lí. Do đó, giáo viên sử dụng bản đo, lược đồ cần chính xác , hiệu qủa để khai thác kiến thức mới. Có lẻ, giáo viên cũng đã nắm được trình tự sử dụng bản đồ nhưng tôi cũng xin nhắc lại các bước : Bước 1 : Nắm được mục đích làm việc với bản đồ. Tức là đọc tên bản đồ, để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài học. Bước này không khó, giáo viên cần lưu ý khi tự vẽ thêm bản đồ thì phải có tên bản đồ ( có thể viết trên hoặc viết ở dưới ) Bước 2 : Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ. Đọc bảng chú giải, kí hiệu nào cho biết thông tin gì . Ví dụ : đường đứt khúc chỉ ranh giới giữa các tỉnh, cây dù chỉ bãi biển, chấm tròn chỉ thành phố .. Bước 3 : Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ. Đây chính là bước kĩ năng chỉ bản đồ. Ở bước này giáo viên cũng như học sinh thường chỉ không chính xác do không thường xuyên chỉ bản đồ nên dễ lúng túng. Chỉ bản đồ có các cách chỉ sau : chỉ điểm ( thành phố , khoáng sản, ) chỉ đường ( sông, dãy núi, ) chỉ vùng ( chỉ vị trí giới hạn của tỉnh, thành phố, quốc gia. châu lục ) @ Một số thao tác khi chỉ các biểu tượng địa lí : Chỉ về một châu lục, một nước, một thành phố, một tỉnh. Nếu là bản đồ hành chinh thì sẽ có ranh giới giữa các châu lục, các nước, các thành phố, tỉnh. GV chỉ theo đường ranh giới , bắt đầu ở điểm nào thì kết thúc ở điểm đó của một châu lục, một nước, một thành phố , tỉnh muốn chỉ. Lưu ý khi chỉ Châu Au vì có hai mảng rời và một số đảo ở giữa thì giáo viên chỉ từng mảng một rồi giới thiệu thêm các đảo . Nếu là bản đồ tự nhiên thì thường một thành phố được kí hiệu bằng dấu chấm tròn, GV chỉ ngay vào chấm tròn là thành phố. Chỉ về đại dương, biển , sông. Đại dương khi chỉ kéo rộng trong giới hạn của nó không lấn vào đất liền. Biển, sông, dãy núi chỉ theo hướng từ thượng lưu đổ xuống hạ lưu, từ nơi cao ( độ cao của địa hình ) xuống nơi thấp. Bước 4 : Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng ( khai thác một phần kiến thức mới ). Ví dụ : Khi chỉ vị trí của nước Việt Nam, nhận xét vị trí nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam, nằm phía cực Nam. Bài Đồng bằng Nam Bộ, quan sát và chỉ lược đồ xong , học sinh có thể nhận xét ngay là hệ thống sông ngòi nhiều, chằng chịt. Bài địa hình nước ta, dựa vào màu sắc học sinh nhận xét được ngay đồi núi nhiều hơn đồng bằng. Bước 5 : Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố tự nhiên Ví dụ : Khi học sinh chỉ được vị trí nước ta, phía Đông giáp biển Đông, đường bờ biển kéo dài như thế thì sẽ thuận lợi để phát triển ngành nào? (đánh bắt thủy hải sản ). Đó chính là mối quan hệ giữa vị trí địa lí và hoạt động sản xuất. @ Một số lưu ý : Tư thế khi thao tác là mặt quay xuống phía học sinh , có thể đứng bên trái hay bên phải tùy thuộc GV thuận tay nào. Sử dụng dụng cụ chỉ bản đồ, không dùng tay thao tác. Giới thiệu biểu tượng muốn chỉ rồi thao tác, hoặc thao tác trước rồi giới thiệu biểu tượng, tránh vừa thao tác vừa giới thiệu rất dễ sai. Bản đồ, lược đồ khi treo trên bảng cần đủ lớn để tất cả học sinh có thể quan sát được ( trường hợp nhỏ phát về nhóm cho các em tự quan sát ). Giáo viên và học sinh nên thường xuyên thao tác trên bản đồ để giúp học sinh nhuần nhuyễn khi lên học cấp II. KẾT QỦA : Qua nhiều năm giảng dạy môn Địa lí theo cách tôi đã trình bày trên. Học sinh luôn khao khát, say mê môn học này. Các em luôn nêu những thắc mắc, đặt rất nhiều câu hỏi cho tôi như : tại sao nước biển lại mặn, lại có màu xanh, vì sao có nhật thực, tại sao có sóng biển, chùa Một Cột nằm ở đâu trên bản đồ, tại sao nước ta nhiều tài nguyên khoáng sản mà không phát triển bằng nước Nhật nghèo tài nguyên Có rất nhiều câu hỏi của các em mà bản thân tôi không trả lời được ngay. Nhưng nhờ đó, tôi lại cố gắng tìm tòi, học hỏi, tích lũy kiến thức để làm phong phú bài dạy của mình và quan trọng là truyền cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Qua dự giờ bộ môn Địa lí, tôi thấy nhiều vấn đề giáo viên đã làm được cũng như còn sai sót trong khi giảng dạy môn này. Khi góp ý , giáo viên nhận ra những thiếu sót của mình và nêu ra những thắc mắc, luôn muốn học hỏi để nâng cao tay nghề. MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ Mặt tích cực : Tất cả giáo khối 4 và 5 đều có thể thực hiện được. Giáo viên chưa hiểu hết phải dạy tốt môn Địa lí như thế nào có thể thực hiện được. Tạo thói quen cho giáo viên cũng như học sinh thao tác chính xác trên bản đồ , lược đồ. Giúp giáo viên tự bản thân phải tích lũy thêm kiến thức, vốn sống cho mình. Hạn chế : Đòi hỏi giáo viên phải yêu thích môn học này cũng như trách nhiệm đối với học sinh. Vì không yêu thích sẽ không thể tìm tòi khám phá những kiến thức mà bản thân chưa biết, giáo viên không thích thì cũng không truyền cho các em sự yêu thích. Điều kiện dạy học cũng như khả năng sử dụng máy tính chưa nhiều, giáo viên sẽ khó có thời gian để sưu tầm tranh ảnh cũng như tìm kiếm những hình ảnh động, đọan phim ngắn phục vụ bài học ( nhất là có những mục tiêu bài dựa vào hình ảnh để khắc sâu hoặc tìm kiến thức mới ). VI . KẾT LUẬN : Với những phần tôi đã trình bày ở trên, chỉ mong muốn góp một phần nhỏ giúp giáo viên dạy tốt hơn môn Địa lí. Để dạy tốt môn Địa lí không khó, điều then chốt và quyết định là ý thức của mỗi giáo viên khi đầu tư tiết dạy . Lòng yêu nghề , yêu trẻ luôn được thể hiện trên từng tiết dạy của giáo viên. Nhóm bài Kinh nghiệm để dạy thành công 1. Nhóm bài về tự nhiên Việt Nam. - Giúp HS nhận biết được đặc điểm đặc trưng của từng thành phần tự nhiên. - Hình thành được một số biểu tượng, khái niệm địa lí trên cơ sở tranh ảnh, bản đồ, liên hệ thực tế. - Xác lập được các mối quan hệ địa lí đơn giản. - . . . . . . 2. Nhóm bài về dân cư Việt Nam. - Nhận biết được một số đặc điểm chính của dân cư Việt Nam. - Hình thành và rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê về dân số, dân cư. - Liên hệ thực tiễn, khai thác vốn hiểu biết của HS. - Xác lập mối quan hệ đơn giản giữa tự nhiên và dân cư. - . . . . . . 3. Nhóm bài về kinh tế Việt Nam - Nhận biết được một số đặc điểm chính của ngành kinh tế ở nước ta. - Hình thành và rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê, sơ đồ kinh tế. - Liên hệ thực tiễn, khai thác vốn hiểu biết của HS. - Xác lập mối quan hệ đơn giản giữa điều kiện (tự nhiên, dân cư,..) với hoạt động sản xuất. - . . . . . . 4. Nhóm bài về địa lí thế giới (về châu lục) - Nhận biết cấu trúc và thứ tự tìm hiểu về địa lí một châu lục: Mỗi châu lục được tìm hiểu theo trình tự sau: (1) Vị trí địa lí, giới hạn; (2) Đặc điểm tự nhiên; (3) Dân cư; (4) Hoạt động kinh tế; (5) quốc gia đại diện cho châu lục. - Hình thành biểu tượng, khái niệm dựa vào tranh ảnh, bản đồ. - Khắc sâu nét đặc trưng, dễ nhận biết về từng châu lục. - Cần coi trọng phương pháp so sánh trong quá trình xây dựng biểu tượng, khái niệm, thông qua đó giúp HS dễ nhận biết, dễ nhớ đặc điểm đặc trưng của từng châu lục. - . . . . . . BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN THÁI ĐỘ – THÓI QUEN Ham hiểu biết Có ý thức và hành động bảo vệ mối trường Yêu thiên nhiên, đất nước, con người MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 5 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Biểu tượng địa lí Khái niệm địa lí Mối quan hệ địa lí đơn giản HÌNH THÀNH VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG Kĩ năng quan sát Kĩ năng sử dụng bản đồ Kĩ năng phân tích số liệu Kĩ năng phân tích mối quan hệ địa lí đơn giản Sự vật, hiện tượng địa lí cụ thể của đất nước, thế giới. Quan sát ngoài thiên nhiên Quan sát tranh ảnh, mô hình, Xác định phương hướng trên bản đồ Đọc kí hiệu trên bản đồ Xác định vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ Tập nhận xét, so sánh, phân tích bảng số liệu, biểu đồ Phân biệt nguyên nhân và kết quả KẾT QỦA : Qua nhiều năm giảng dạy môn Địa lí theo cách tôi đã trình bày trên. Học sinh luôn khao khát, say mê môn học này. Các em luôn nêu những thắc mắc, đặt rất nhiều câu hỏi cho tôi như : tại sao nước biển lại mặn, lại có màu xanh, vì sao có nhật thực, tại sao có sóng biển, chùa Một Cột nằm ở đâu trên bản đồ, tại sao nước ta nhiều tài nguyên khoáng sản mà không phát triển bằng nước Nhật nghèo tài nguyên Có rất nhiều câu hỏi của các em mà bản thân tôi không trả lời được ngay. Nhưng nhờ đó, tôi lại cố gắng tìm tòi, học hỏi, tích lũy kiến thức để làm phong phú bài dạy của mình và quan trọng là truyền cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Qua dự giờ bộ môn Địa lí, tôi thấy nhiều vấn đề giáo viên đã làm được cũng như còn sai sót trong khi giảng dạy môn này. Khi góp ý , giáo viên nhận ra những thiếu sót của mình và nêu ra những thắc mắc, luôn muốn học hỏi để nâng cao tay nghề. MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ Mặt tích cực : Tất cả giáo khối 4 và 5 đều có thể thực hiện được. Giáo viên chưa hiểu hết phải dạy tốt môn Địa lí như thế nào có thể thực hiện được. Tạo thói quen cho giáo viên cũng như học sinh thao tác chính xác trên bản đồ , lược đồ. Giúp giáo viên tự bản thân phải tích lũy thêm kiến thức, vốn sống cho mình. Hạn chế : Đòi hỏi giáo viên phải yêu thích môn học này cũng như trách nhiệm đối với học sinh. Vì không yêu thích sẽ không thể tìm tòi khám phá những kiến thức mà bản thân chưa biết, giáo viên không thích thì cũng không truyền cho các em sự yêu thích. Điều kiện dạy học cũng như khả năng sử dụng máy tính chưa nhiều, giáo viên sẽ khó có thời gian để sưu tầm tranh ảnh cũng như tìm kiếm những hình ảnh động, đọan phim ngắn phục vụ bài học ( nhất là có những mục tiêu bài dựa vào hình ảnh để khắc sâu hoặc tìm kiến thức mới ). VI . KẾT LUẬN : Với những phần tôi đã trình bày ở trên, chỉ mong muốn góp một phần nhỏ giúp giáo viên dạy tốt hơn môn Địa lí. Để dạy tốt môn Địa lí không khó, điều then chốt và quyết định là ý thức của mỗi giáo viên khi đầu tư tiết dạy . Lòng yêu nghề , yêu trẻ luôn được thể hiện trên từng tiết dạy của giáo viên.

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem lam the nao de day tot mondia li.doc