Đề tài Kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng thực hành biểu diễn cho học sinh lớp 4, 5

Bằng ngôn ngữ đặc thù của mình như; giai điệu, nhịp điệu, tính chất chặt chẽ về tiết tấu, sự hài hoà về âm thanh giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết phong phú thêm về kinh nghiệm sống, mang lại cảm giác xúc động về thẩm mỹ mới mẻ, mạnh mẽ. giúp cho việc phát triển trí tuệ óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ em. Việc triển khai môn học Âm nhạc ở trường Tiểu học có ý nghĩa nhân văn rất lớn, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em. Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc, tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở nhà trường có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động của trẻ em.

doc5 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng thực hành biểu diễn cho học sinh lớp 4, 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH BIỂU DIỄN CHO HỌC SINH LỚP 4 + 5 A. CÁC CƠ SỞ ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: I. Cơ sở lý luận khoa học: Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Bằng ngôn ngữ đặc thù của mình như; giai điệu, nhịp điệu, tính chất chặt chẽ về tiết tấu, sự hài hoà về âm thanh giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết phong phú thêm về kinh nghiệm sống, mang lại cảm giác xúc động về thẩm mỹ mới mẻ, mạnh mẽ. giúp cho việc phát triển trí tuệ óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ em. Việc triển khai môn học Âm nhạc ở trường Tiểu học có ý nghĩa nhân văn rất lớn, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em. Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc, tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở nhà trường có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động của trẻ em. II. Cơ sở thực tế: 1. Kết quả khảo sát: Để phục vụ cho đề tài “ Rèn luyện kỹ năng thực hành biểu diễn cho học sinh lớp 4 - 5” có kết quả, ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng học sinh các khối qua các bài học. Kế hoạch khảo sát, đánh giá học sinh, thời gian tháng 09/ 2010 Tổng số học sinh cả 2 khối: Có 106 học sinh Khối Tổng số HS Hoàn thành tốt (A+) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành (B) SL % SL % SL % Khối 4 48 4 8,3 38 79,2 6 12,5 Khối 5 58 5 8,6 46 79,3 7 12,1 Tổng 106 9 8,49 84 79,2 13 12,3 2. Nguyên nhân Sau khi rà soát nắm tình hình thực tế tôi đã tiến hành phân loại từng nhóm và đi sâu vào tìm hiểu những hạn chế từng mặt của mỗi học sinh cũng như hoàn cảnh, cá tính, sở thích của các em để từ đó có hướng bồi dưỡng và giúp đỡ phù hợp với đối tượng học sinh. Do môn học đòi hỏi phải có tính năng khiếu nên trong khi ca hát một số học sinh hát lạc giọng, chưa thuộc lời, hát chưa chuẩn về giai điệu, tiết tấu. Do một số em nói tiếng địa phương nên nói ngọng, âm phát ra chưa rõ tiếng, chưa biết lấy hơi ở đầu các câu hát. B. GIẢI PHÁP KHOA HỌC: I. Biện pháp thực hiện: Để thực hiện rèn luyện kỹ năng thực hành biểu diễn cho học sinh lớp 4 - 5 tôi đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi các phương pháp để rèn cho học sinh các kĩ năng cơ bản để có thể hát đúng theo yêu cầu, đó là một hệ thống kĩ năng trong khi học một bài hát mới. Kĩ năng nghe hát và cảm nhận về tính chất sắc thái, nhịp độ, trường độ, cao độ của bài hát. Kĩ năng nghe giai điệu bài hát và tập hát đúng giọng. Kĩ năng tập lấy hơi, hát luyến, hát láy theo từng câu hát trong bài, biết thể hiện sắc thái trong bài hát. Kĩ năng hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca. Kĩ năng biểu diễn bài hát và múa phụ họa cho bài hát. Phải thể hiện trong cùng một lúc các kĩ năng trên là một yêu cầu khó đối với học sinh vì thời lượng tiết học rất ngắn, các tiết học lại phân bố quá thưa, khả năng âm nhạc của các em lại không đồng đều. Để khắc phục những hạn chế trên tôi đã thực hiện việc dạy tách biệt các kĩ năng trên để phù hợp với tâm sinh lí và khả năng của học sinh ở bậc tiểu học. II. Kế hoạch cụ thể: Tôi dự kiến thời gian thực hiện trong cả năm học và thực nghiệm trên 106 học sinh khối 4-5. Xây dựng chương trình rèn kĩ năng thực hành biểu diễn cho các em phải từ đơn giản đến phức tạp, củng cố cho các em nhớ lại những kiến thức cơ bản đã được học từ lớp dưới. Hướng dẫn học sinh trong tất cả các tiết học. Rèn luyện cho học sinh tập biểu diễn theo từng giai đoạn. Hướng dẫn, rèn kĩ năng về cảm thụ khi nghe một bài hát, cũng như một tác phẩm âm nhạc và liên tưởng đến môi trường xung quanh. Hướng dẫn HS vận động theo nhạc, gợi ý cho học sinh tự nghĩ ra các động tác phụ hoạ đơn giản phù hợp với nội dung bài hát. Hướng dẫn HS thể hiện sắc thái bài hát Hướng dẫn tập biểu diễn theo các hình thức nhóm, cá nhân. Bồi dướng HS có năng khiếu. Hoạt động ngoại khoá tham gia các hoạt động văn nghệ của trường cũng như ở địa phương. III. Biện pháp cụ thể: Đối với giáo viên: Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh trang trí đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh. Thường xuyên nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy và học tập ở các phân môn khác để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy về môn Âm nhạc. Nắm vững kiến thức đã được trang bị ở nhà trường về chuyên môn, chuyên ngành về nghiệp vụ sư phạm. Hiểu được đặc điểm đối tượng về phát triển tâm sinh lý và sự hình thành phát triển ngôn ngữ. Hình thành các biểu tượng thông qua các bài hát đó là những câu chuyện nhằm giáo dục hành vi đạo đức nhờ lời ca và giai điệu của bài mà gây được cho học sinh những xúc cảm và thể hiện được tình cảm sắc thái vào bài hát. Hằng ngày trò truyện, gần gũi khích lệ cho các em để các em mạnh dạn, tự tin hơn trong khi biểu diễn các bài hát. Trong các giò học luôn tạo ra cho học sinh hứng thú để các em phấn khởi trong khi học tập. Đối với học sinh: Phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. Trong các giờ học phải sôi nổi, mạnh dạn, biết nhận xét về tư thế hát, về giai điệu lời ca, các động tác phụ hoạ cho bài hát, hát đúng với nhạc. Biết liên hệ với thực tế cuộc sống. Ngoài tập biểu diễn các bài hát ở trường ở lớp về nhà các em tự tập hát kết hợp các động tác phụ hoạ cho bài hát và tập biểu diễn các bài hát. VI. Phạm vi áp dụng và theo dõi kết quả: Bằng sự nhiệt tình, tận tân của bản thân tôi cùng với sự cố gắng lỗ lực của học sinh. Qua một thời gian rèn luyện kỹ năng thực hành biểu diễn cho học sinh lớp 4 - 5 tôi thấy các em có rất nhiều tiến bộ trong việc hát đúng giai điệu lời ca mạnh dạn biểu diễn các bài hát, biểu diễn tự nhiên kết hợp với các động tác phụ hoạ thông qua đợt khảo sát cuối học kỳ I thời gian: tháng 1 năm 2011. *Kết quả: Khối Tổng số HS Hoàn thành tốt (A+) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành (B) SL % SL % SL % Khối 4 48 14 29,2 34 70,8 0 0 Khối 5 58 22 37,9 36 62,1 0 0 Tổng 106 36 34 70 66,0 0 0 C. KẾT LUẬN: I. Thành công của đề tài: Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: với mỗi một tiết học người giáo viên cần phải linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học. Rèn luyện kỹ năng thực hành biểu diễn cho học sinh lớp 4 - 5 sẽ giúp cho học sinh có được hứng thú học tập tốt. Với phương pháp trên, học sinh hào hứng với mỗi tiết học hát hơn. Những em còn rụt rè đã hoà nhập với các bạn hơn. Chỉ cần nghe tiếng nhạc vang lên là các em đứng dậy hát và vận động theo nhạc rất sinh động. Thường xuyên tuyên dương, khen ngợi khích lệ kịp thời. Việc rèn luyện kỹ năng thực hành biểu diễn cho học sinh lớp 4 - 5 không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, có lòng nhiệt tình tận tâm với nghè nghiệp thì mới đạt được kết quả như ý muốn, phong trào ca hát phải được duy trì thường xuyên, liên tục, trong các buổi học và gắn liền với các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh. II. Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: Muốn giảng dạy thành công bộ môn âm nhạc nói chung và phần “ rèn kỹ năng thực hành biểu diễn cho học sinh lớp 4 - 5” nói riêng trước hết người giáo viên phải thực sự yêu nghề, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và nhiệt tình, linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy. Phương pháp giảng dạy phải luôn được cải tiến, sáng tạo, tích hợp, áp dụng linh hoạt cho phù hợp với thời lượng tiết học, với trình độ và khả năng từng lớp và từng đối tượng học sinh. Trong giờ dạy phải tạo được sự hứng thú học tập bộ môn của học sinh trong từng tiết học, tìm cách khơi dạy và củng cố lòng tin học tập bộ môn của các em. Tránh dùng những lời lẽ, cử chỉ gây tâm lí tự ti vào khả năng ca hát của học sinh. Giáo viên phải chủ động học hỏi để nâng cao kiến thức cũng như chuyên môn cho bản thân đồng thời chủ động trong tất cả kiến thức, kĩ năng, thái độ truyền thụ đến học sinh. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa nhà trường, gia đình, xã hội, giúp phụ huynh học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc học tập của con em mình để phụ huynh tạo điều kiện cho con em mình học tập tốt hơn. Sau một năm áp dụng đề tài các em học sinh đã có nhiều tiến bộ trong học tập bộ môn, các em mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động ca hát không chỉ trong giờ học mà cả trong các buổi hoạt động tập thể, các buổi giao lưu văn nghệ của trường, lớp. Từ đó hoạt động ca hát của các em ngày càng phong phú hơn. III. Kết luận: Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra trong quá trình rèn luyện kỹ năng thực hành biểu diễn cho học sinh lớp 4 - 5. Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm nhỏ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng về ca hát và các hoạt động văn nghệ trong trường cho học sinh tiểu học./. Hội đồng khoa học nhà trường Nhận xét, thẩm định .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... Ngày 2 tháng 3 năm 2011 Người viết

File đính kèm:

  • docSKKN ren ky nang thuc hanh bieu dien cho hoc sinh lop45.doc
Giáo án liên quan