Đề tài Khai thác kiến thức địa lý lớp 11 THPT (ban nâng cao) bằng sơ đồ tư duy (mindmaps) thông qua brainstorming

Trong họat động dạy học, phát triển tư duy cho học sinh có thể được coi là mục

tiêu hang đầu và cuối cùng của quá trình dạy học. Phục vụ cho mục tiêu này đã có

không ít các phương pháp đã được xây dựng và vận dụng. Các phương pháp dạy học

truyền thống như phưong pháp thuyết giảng, phương pháp sử dụng bản đồ mặc dù

vẫn có tầm quan trọng của nó đối với quá trình dạy học nhưng cho đến ngày nay thì nó

đã bộc lộ nhiều yếu điểm. Chẳng hạn như phương pháp sử dụng bản đồ tuy có tác dụng

hỗ trợ đắc lực cho bài giảng, l à phương tiện trực quan cho học sinh khai thác tri thức

nhưng tác dụng thực tế của bản đồ thì bị hạn chế khá nhiều do số lượng bản đồ được sử

dụng trong các trường còn quá ít, nhu cầu được sử dụng không cao mà hơn nữa kiến

thức và khả năng hướng dẫn khai thác và sử dụng bản đồ một cách hữu ích nhất của

giáo viên ở các trường THPT còn hạn chế. Một trong những phương pháp mới có nhiề u ưu

điểm và được đánh gi á l à có khả năng phát triển tư duy rất tốt đó l à phương pháp sơ đồ.

Một hệ thống sơ đồ đơn gi ản đã thể hiện được đặc trưng phương pháp và hiệu quả cao mà

nó mang l ại . Nhằm đạt được hiệu quả cao hơn người ta đã xây dựng nên một phương phá p

cũng dựa trên nền cơ bản l à phương pháp sơ đồ. Đó l à phương pháp sơ đồtư duy.

pdf6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2601 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khai thác kiến thức địa lý lớp 11 THPT (ban nâng cao) bằng sơ đồ tư duy (mindmaps) thông qua brainstorming, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến cố xuất hiện của một câu chuyện) thì não bộ còn có khả năng tạo sự liên kết giữa các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của não bộ: ghi nhớ và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng. Brainstorming (động não - tập kích não) là một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề từ đó rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó. Chữ Brainstorming được đề cập đến đầu tiên bởi Alex Osborn – một nhà quản trị quảng cáo năm 1941 trong cuốn sách Applied amagination. Ông đã mô tả động não như là “một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả các ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định. Hiện nay thì phương pháp này có thể không cần đến nhiều người mà một người cũng có thể tiến hành. 1.3. Thực trạng dạy học Địa lý lớp 11 THPT Chương trình Địa lý lớp 11, ngoài bài mở đầu, gồm có hai phần lớn: phần tình hình chung của nền kinh tế xã hội thế giới (9 tiết) và phần Địa lý kinh tế - xã hội một số nước cụ thể (35 tiết). Phần tình hình chung: Chương trình đề cập đến một số vấn đề hiện đại có liên quan đến Địa lý kinh tế - xã hội thế giới hiện nay như các vấn đề dân số thế giới, sự thay đổi ranh giới các nước châu Âu từ sau đại chiến thế giới II, sự xuất hiện một loạt các quốc gia mới sau khi hệ thống thuộc địa tan rã, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và tác động của nó đến các vấn đề kinh tế thế giới và các vấn đề có tính toàn cầu… Phần thứ hai đề cập đến Địa lý kinh tế xã hội của một số nước đại diện cho 3 nhóm nước: tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa và đang phát triển. 3 Học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 11 nói riêng là những người đang ở độ tuổi mà người ta gọi đó là tuổi thanh niên và tương ứng với độ tuổi này cũng có những đặc điểm riêng về tâm lý và trình độ nhận thức trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan 2. Sử dụng hệ thống sơ đồ tư duy và brainstorming phục vụ họat động dạy học Địa lý lớp 11 Tiếp cận phương pháp sơ đồ tư duy và để vận dụng vào quá trình dạy học môn địa lý nói chung và Địa lý lớp 11 nói riêng có rất nhiều cách. Chúng ta có thể tìm hiểu và vận dụng theo các cách phân chia của chính sơ đồ tư duy (mindmaps). Một trong những cách thức được sử dụng nhiều nhất đó là căn cứ vào mục đích sử dụng và đặc điểm của từng loại sơ đồ. Phân chia theo đặc điểm nội dung, mindmaps được chia ra: sơ đồ cấu trúc, sơ đồ logic, sơ đồ quá trình và sơ đồ địa đồ học. Sử dụng sơ đồ quan tâm đến chức năng và mục đích sử dụng thì có thể tìm hiểu các loại: sơ đồ để ghi nhớ, sơ đồ để gợi nhớ, sơ đồ để phát huy tính sáng tạo… 2.1. Sơ đồ cấu trúc Loại sơ đồ này thể hiện các thành tố của một đối tượng và mối quan hệ cấu tạo của chúng. Khi muốn thể hiện cấu trúc của đối tượng, trừ khi là cấu trúc dạng địa đồ học còn nếu là cấu trúc dựa trên cơ sở lý thuyết thì cách thức thể hiện tốt nhất là sơ đồ cấu trúc. Thay vì liệt kê đối tượng gồm những gì, một sơ đồ với các nhánh sẽ thể hiện được rõ ràng cấu trúc của đối tượng một cách trực quan, dễ ghi nhớ, dễ hiểu. Chương trình Địa lý lớp 11, có rất nhiều nội dung kiến thức mà học sinh có thể học tập, có thể tổng kết kiến thức, có thể tìm hiểu, có thể ghi nhớ bằng phương pháp sơ đồ thông qua họat động động não, tư duy hay chính là thông qua các sơ đồ tư duy. Trong một số bài học sinh có thể xây dựng được những sơ đồ cấu trúc như: Sơ đồ thể hiện các chính sách về tự do lưu thông của thị trường chung châu Âu (Bài 9); sơ đồ thể hiện 4 vùng kinh tế gắn với 4 đảo lớn của Nhật Bản (Bài 11); sơ đồ thể hiện điều kiện tự nhiên các miền của Trung Quốc (Bài 12); sơ đồ thể hiện một số vấn đề mang tính toàn cầu (Bài 4); sơ đồ thể hiện một số vấn đề của các châu lục và khu vực các châu: Phi, Mỹ Latinh, Tây Nam Á và Trung Á… Một sơ đồ tư duy thể hiện cấu trúc có thể có dạng như sau: 4 2.2. Sơ đồ Logic Sơ đồ sử dụng trong bài Liên minh châu Âu 5 Loại sơ đồ này biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các sự vật, hiện tượng địa lý. Chúng ta có thể thấy ngay trong sơ đồ thể hiện các vấn đề của tự nhiên châu Phi ở trên. Đó vừa là sơ đồ thể hiện cấu trúc nhưng cũng có thể được coi là sơ đồ logic thông qua việc thể hiện mối quan hệ bên trong đó chính là mối quan hệ nhân quả. Đó chính là thể hiện mối quan hệ logic. Một sơ đồ logic hay một mô hình logic là một cách thức thể hiện một cách trực quan các mối quan hệ giữa các thành phần của một đối tượng được nghiên cứu. Theo truyền thống thì các thành phần đó gồm có các nguồn dữ liệu, các hoạt động, mục tiêu và các kết quả đạt được. Cấu trúc của một sơ đồ logic đó là hình ảnh minh họa cho các mối quan hệ giữa các thành phần của đối tượng – làm nổi bật tính logic – nổi bật mối quan hệ và tính chất của mối quan hệ đó. Trong đó, các mối quan hệ được thể hiện phổ biến nhất bằng cách này đó là mối quan hệ nhân quả, mối quan hệ tương tác. Chẳng hạn khi thể hiện một số vấn đề mang tính toàn cầu, yêu cầu học sinh tổng kết lại các vấn đề và đánh giá mối quan hệ giữa các vấn đề. Với yêu cầu tổng kết bài này thì tốt nhất là hướng học sinh vào xây dựng một sơ đồ logic. Học sinh sẽ xác định các đối tượng căn bản mà sơ đồ phải có được đó là: vấn đề dân số, vấn đề môi trường, vấn đề an ninh… Từ đây học sinh có thể phát triển thêm nhưng bắt buộc phải thể hiện được các yếu tố cơ bản. 2.3. Sơ đồ quá trình Đây là phương pháp thể hiện đối tượng biến đổi theo quá trình có thể là theo thời gian, theo tiến trình phát triển, theo các bước thực hiện các hoạt động… Sơ đồ quá trình gồm có một luồng các hoạt động thay đổi xuất phát từ một mốc thích hợp nhất với đối tượng hoặc từ mốc theo yêu cầu cần tìm hiểu hoặc xuất phát từ một định nghĩa bản chất bên trong và mở rộng dần đến khi đã đạt được yêu cầu đặt ra. Một sơ đồ quá trình xây dựng được phải đảm bảo: thứ nhất, cho phép những người chưa biết về đối tượng hiểu được các mối quan hệ (nhân - quả) trong suốt tiến trình phát triển của đối tượng; thứ hai, cung cấp được những thông tin bổ sung thêm cho mỗi giai đoạn của quá trình giúp xác định rõ: đầu vào, đầu ra, thời gian, chi phí, giá trị tức thời… Điểm xuất phát cho một sơ đồ quá trình là một mốc bất kỳ có thể là khi bắt đầu sự ra đời của đối tượng nhưng cũng có thể là từ thời điểm cần nghiên cứu về đối tượng theo yêu cầu xây dựng quá trình. Chương trình Địa lý lớp 11 nâng cao có dung lượng lớn kiến thức về Địa lý khu vực và quốc gia. Cũng theo đó, có nhiều nội dung thông tin đề cập đến quá trình. Điều này cho phép học sinh có thể vận dụng linh hoạt phương pháp sơ đồ vào thể hiện. Chẳng hạn như muốn thể hiện quá trình phát triển dân số thế giới (Bài 4); quá trình phát triển dân số các quốc gia Hoa Kỳ, Braxin, Liên Bang Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…; Quá trình phát triển kinh tế Braxin (Bài 8); Quá trình hình thành và phát triển Liên minh châu Âu EU (Bài 9); quá trình phát triển kinh tế Liên Bang Nga (Bài 10); Các giai đoạn phát triển của nền kinh tế Nhật Bản (Bài 11);… Có thể thấy rằng lượng kiến thức trong chương 6 trình Địa lý lớp 11 (Ban nâng cao) rất phong phú và đa dạng cho phép khai thác tốt bằng sơ đồ quá trình? Vậy thì không có lý do gì để không vận dụng chúng. 2.4. Sơ đồ địa đồ học Sơ đồ địa đồ học đó là các sơ đồ được xây dựng trên các bản đồ, các lược đồ, các đồ thị, các mô hình… với mục đích thể hiện trên đó những đối tượng, những nội dung gắn với không gian, gắn với vị trí cụ thể. Trên các sơ đồ thể hiện các đối tượng có thể có mối quan hệ với nhau về không gian, quan hệ theo tuyến hoặc quan hệ lãnh thổ… Các đối tượng đó là những đối tượng thực tế hoặc đối tượng trừu tượng mà thực tế khó có thể quan sát được. SGK Địa lý lớp 11 (Ban nâng cao) chứa đựng nhiều sơ đồ địa đồ học như: Sơ đồ thể hiện hợp tác sản xuất máy bay E-bớt (Bài 9); Sơ đồ hầm đường giao thông dưới biển Măngsơ (Bài 9); Sơ đồ một trang trại nuôi bò ở Ôxtrâylia (Bài 15). Những sơ đồ này nếu so với các sơ đồ dạng trên thì mang tính phức tạp hơn trong khâu xây dựng cũng như khâu phân tích khai thác kiến thức. Bởi vậy, khi đề cập đến những sơ đồ dạng này thì cơ bản là hướng dẫn cho học sinh cách khai thác các sơ đồ này trong sách giáo khoa để làm cơ sở cho các em muốn học hỏi thêm thì có thể xây dựng sơ đồ địa đồ học cho riêng mình. Các em có thể chú ý quan sát trong SGK, các hình địa đồ học mà trên đó không có chú giải thì đó được coi là những sơ đồ địa đồ học. Các sơ đồ được sử dụng chủ yếu với tính chất minh hoạ là chính, còn lượng thông tin kiến thức có thể khai thác qua sơ đồ này không nhiều KẾT LUẬN Như vậy, đề tài đã cho chúng ta khai thác được kiến thức Địa lý lớp 11 THPT (Ban nâng cao) và quan trọng hơn đó là cho chúng ta cách thức khai thác các kiến thức đó bằng việc sử dụng hệ thống sơ đồ tư duy thông qua hoạt động động não – brainstorming. Với việc áp dụng phương pháp này học sinh có thể thực hiện trong mọi trường hợp đều có thể đem lại kết quả cao với các bài học có khả năng áp dụng. Với mỗi bài tùy thuộc vào nội dung của bài cũng như yêu cầu của giáo viên đặt ra mà học sinh có thể căn cứ vào những sơ đồ mẫu để thấy được việc xây dựng và sử dụng từng loại sơ đồ như thế nào là phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Tất nhiên, dù với bất kỳ phương pháp nào thì quan trọng nhất vẫn phụ thuộc vào chính ý thức tự giác, chủ động và tính sáng tạo của học sinh. Vậy thì thông qua việc khai thác kiến thức bằng những phương pháp này thì khả năng tư duy sáng tạo, tính tích cực chủ động của học sinh cũng sẽ được nâng cao cùng với một khối lượng lớn tri thức mà các em đã khai thác được. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 2006 . Lí luận dạy học Địa lý. NXB ĐHSP [2] Nguyễn Trọng Phúc, 2004. Một số vấn đề trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông. NXB QG Hà Nội. .

File đính kèm:

  • pdfSu dung he thong so do tu duy va brainstorming phucvu hoat dong day hoc Dia ly lop 11.pdf