Đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu địa lí địa phương qua các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp môn địa lí 12

Địa lí địa phương là mộtphần nội dung kiến thức rất quan trọng trong chương trình địa lí

phổ thông, đặc biệt là chương trình môn Địalí lớp 12. Thông qua các hình thức dạy và học địa lí

địa phương giúp học sinh có điều kiệnbổ sung và nâng cao những kiến thức về tự nhiên, dân cư

và kinh tế –xã hội trong phạm vi của địa phương cấp tỉnh;vận dụng những kiến thức lí thuyết đã

học vào thực tiễn,học đi đôi với hành.

Quacác hoạtđộng học tập ngoài giờ lên lớp, khảo sát, nghiên cứu địa lý địa phương, tạo

điều kiện cho học sinhtìmhiểu các vấn đề về tự nhiên, dân cư và kinh tế xã hội ở địa phương.

Qua đó,giúp cho học sinh thấy được những thuận lợi và khó khăn của địa phương mình, có ý thức

tham gia cải tạo, xây dựngvà phát triểnđịa phương.

pdf6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5877 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu địa lí địa phương qua các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp môn địa lí 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề - Ở bước này giáo viên phải định hướng cho cho sinh xác định được mục tiêu tìm hiểu chủ đề địa lí địa phương các em đã lựa chọn. Xác định nội dung, phương pháp, các bước thực hiện, phương tiện hỗ trợ trong quá trình thực hiện, thời gian thực hiện hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3. Học sinh tự tìm hiểu các chủ đề địa lí địa phương - Ở ở bước này, giáo viên giải đáp thắc mắc cho học sinh, hỗ trợ tài liệu kịp thời, sửa chữa cho học sinh lỗi thường gặp trong quá trình tìm hiểu địa lí địa phương. - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh các phương pháp thu thập, xử lí, lưu trữ thông thông tin trong quá trình tìm hiểu địa lí địa phương. - Để tiến hành thu thập thông tin địa lí địa có hiệu quả học sinh phải sử dụng nhiều phương pháp: Khai thác bản đồ địa phương, bảng số liệu thống kê, khảo sát thực địa, phỏng vấn, tham khảo tài liệu, thu thập thông tin từ Internet và các phương tiện truyền thông… Bước 4. Trình bày kết quả hoạt động và tổng kết đánh giá quá trình tìm hiểu địa lí địa phương của học sinh. - Học sinh có thể trình bày nội dung chủ đề tìm hiểu địa lí địa phương của mình vào các tiết thực hành địa lí địa phương ở cuối chương trình địa lí lớp 12. - Tham gia hội thi tìm hiểu về kiến thức địa phương - Ngoài ra, học sinh còn có thể trình bày kết quả hoạt động của mình qua các hình thức khác như: Triển lảm địa lí, bài báo cáo thu hoạch, tham gia viết tập san địa lí địa phương…. - Giáo viên nhận xét về thái độ, kết quả làm việc của các nhóm, củng cố kiến thức địa lí địa phương, sau khi các nhóm hoàn thành quá trình hoạt động, nêu nhận xét thái độ, hiệu quả làm việc của các nhóm. 2. Phương pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu địa lí địa phương qua một số hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp Tùy điều kiện từng trường giáo viên có thể lựa chọn một số phương pháp sau để hướng dẫn học sinh tìm hiểu địa lí địa phương thông qua các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp như: a. Hướng dẫn học sinh khảo sát điều tra địa lí địa phương - Phương pháp khảo sát điều tra tạo điều kiện cho học sinh có thể hiểu rõ thực tế địa phương những đặc điểm, thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên- kinh tế xã hội của địa phương. Đây là 3 phương pháp khá hiệu quả để giáo dục môi trường , giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Ví dụ. Khi tổ chức học sinh tìm hiểu về địa lí địa phương tỉnh Đồng Nai trong các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp trong chương trình địa lí lớp 12 chúng tôi thường gợi ý cho học sinh khảo sát, tìm hiểu các vấn đề nổi bật của tỉnh như: Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân cư điều kiện kinh tế xã hội, ngành công nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, các vấn đề khác cũng rất quan trọng như: Khảo sát về môi trường ở địa nơi học sinh cư trú; thực trạng về sử dụng và bảo vệ đất, rừng, nước sạch ở địa phương trường đóng. Tìm hiểu phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của người dân Tỉnh Đồng Nai. - Hướng dẫn học sinh khảo sát điều tra địa lí địa phương giáo viên nên hướng dẫn học sinh thực hiện theo quy trình sau:  Học sinh lựa chọn chủ đề khảo sát điều tra  Hướng dẫn học sinh phương pháp khảo sát điều tra: Khảo sát toàn bộ khảo sát theo tuyến, khảo sát theo điểm chìa khóa. Điều tra trong nhân dân địa phương, điều tra bằng phiếu, nghe báo cáo địa lí địa phương….  Học sinh thu thập, xử lí tư liệu địa lí địa phương qua khảo sát điều tra  Học sinh viết bài báo cáo thu hoạch. b. Tham quan các địa địa điểm khác nhau trong tỉnh Phương pháp này rất hiệu quả cho quá trình tìm hiểu địa lí địa phương, học sinh có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường, hoạt động sản xuất, người dân của địa phương…. Giúp học sinh có điều kiện rèn luyện các kĩ năng sống, trao đổi kinh nghiệm, bộc lộ tư tưởng thể hiện được óc thẩm mỹ trong quá trình tiếp xúc với các đối tượng địa lí. Quá trình hướng dẫn học sinh tham quan tìm hiểu địa lí địa phương, giáo viên nên quan tâm một số vấn đề sau: - Xác định mục tiêu, phương pháp tiến hành tham quan - Xây dựng kế hoạch, lựa chọn địa điểm tham quan, chuẩn bị các phương tiện cần thiết để tiến hành thu thập tư liệu địa lí địa phương. - Tổ chức học sinh tham quan, thuyết minh và hướng dẫn học sinh quan sát các đối tượng tham quan, trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cần thiết khi tham quan. - Giáo viên hướng dẫn học sinh xử lí tư liệu, hình ảnh, xắp xếp thông tin và viết bài thu hoạch sau chuyến tham quan. c. Tổ chức hội thi báo ảnh về địa lí địa phương Đây là phương pháp rất hiệu quả để lôi cuốn tất cả học sinh của trường vào các hoạt động học tập tìm hiểu địa lí địa phương. Để tổ chức hiệu quả hội thi báo ảnh về địa lí địa phương giáo viên nên thực hiện quy trình sau: 4 - Giáo viên địa lí kết hợp với Đoàn trường phát động hội thi báo ảnh về địa lí địa phương. - Xây dựng kế hoạch hội thi phải có những nội dung sau: mục tiêu hội thi, chủ đề, thể lệ hội thi; quy cách trình này sản phẩm, thời gian thực hiện, giải thưởng…. - Chủ đề báo ảnh có thể lựa chọn từ nhiều nội dung như: Hình ảnh về tài nguyên du lịch, môi trường, lễ hội phong tục tập quán, các hoạt động sản xuất, làng nghề truyền thống, các đặc sản của của địa phương…. - Quy định thời gian hoàn thành và chấm phát giải trong các dịp lễ hoặc các buổi chào cờ. Các tác phẩm báo ảnh hay dán bản tin nhà trường để học sinh toàn trường có thể tham khảo tìm hiểu. - Phương pháp tổ chức thi báo ảnh về địa lí địa phương là phương pháp rất hiệu quả để giáo dục du lịch cho học sinh. Trong phương pháp này tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu sâu về các về tài nguyên du lịch, môi trường, lễ hội phong tục tập quán của dân cư, các đặc sản của của địa phương d. Lồng ghép chủ đề địa lí địa phương vào Website của các trường phổ thông trong tỉnh. Hiện nay, việc tìm kiếm, trao đổi thông tin giữa nhà trường và học sinh thông qua Website của nhà trường rất thuận tiện. Học sinh có thể vào Website của nhà trường để xem điểm, xem thông tin, trao đổi qua điễn đàn tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, tìm kiếm tư liệu học tập….. - Để tăng hiệu quả giáo dục, trong Website của nhà trường nên bổ sung thêm nội dung về địa lí địa phương để học sinh dễ dàng tra cứu và tìm hiểu trong quá trình học tập. - Nội dung địa lí địa phương phải được chuẩn bị kĩ trước khi đưa vào Website, các tài liệu địa lí địa phương nên được xắp xếp theo hệ thống đề mục theo hướng các site liên kết giúp học sinh dễ dàng truy cập. Nội dung tư liệu địa lí địa phương có thể được lưu trữ dưới nhiều dạng khác nhau như : Hình ảnh, phim tư liệu, bản đồ, bảng số liệu thống kê…. - Phương pháp đưa nội dung địa lí địa phương vào Website của nhà trường là phương pháp khá hiệu quả để hướng dẫn học sinh tìm hiểu địa lí địa phương thông qua các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp. Học sinh có điều kiện tiếp cận nguồn thông tin địa lí địa phương một cách nhanh nhất, tạo môi trường học tập tốt cho học sinh. e. Xây dựng bảng tin về địa lí địa phương trong nhà trường. - Để giáo dục truyền thống địa phương, mỗi trường phổ thông trong tỉnh nên thiết kế một bảng tin dành riêng để trưng bày những tư liệu, hình ảnh về địa lí địa phương giúp học sinh dễ dàng tìm hiểu trong các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp. - Các nội dung trong bảng tin được thay đổi theo chu kỳ từng tháng, thay đổi theo chủ đề hoạt động của các phong trào giáo dục trong nhà trường. 5 - Nội dung địa lí địa phương trưng bày thường được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau; phải được kiểm tra kĩ trước khi trưng bày tránh sai sót. Khuyến khích những bài viết hay của học sinh và giáo viên trong nhà trường. Đoàn trường kịp thời biểu dương những tập thể, các nhân có nhiều đóng góp cho bảng tin. III. KẾT LUẬN Hướng dẫn học sinh tìm hiểu địa lí địa phương thông qua các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn địa lí lớp 12 là một phương pháp rất hiệu quả trong dạy học địa lí hiện nay. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trong quá trình tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu địa lí địa phương qua các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp, chúng ta cần quan tâm một số vấn đề sau: Đối với giáo viên - Luôn tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động trong quá trình làm việc, bồi dưỡng cho học sinh các phương pháp nghiên cứu, học tập phù hợp với trình độ của các em như các phương pháp khảo sát, điều tra, quan sát, phân tích vẽ, thiết lập các số liệu, biểu đồ, bản đồ...về địa lí địa phương. - Tạo niềm vui hứng thú học tập giúp học sinh ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng phát triển địa phương địa phương, hiểu và yêu quê hương đất nước của mình hơn. - Cần đa dạng hóa các hình thức học tập, không áp đặt học sinh, học sinh tham gia các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp với tinh thần tự nguyện. - Xem quá trình tổ chức hoạt động học tập tìm hiểu địa lí địa phương là cơ hôi để rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng thu thập xử lí thông tin…. Đối với nhà trường: Cần tạo điều kiện cần thiết hỗ trợ học sinh trong quá trình tìm hiểu địa lí địa phương như: Nguồn tư liệu, kinh phí, phương tiện, thời gian thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội. [2]. Hoàng Văn Huyền, Đinh Ngọc Linh, Nguyễn Đình Thám, Phan Huy Xu (1981), Kinh nghiệm giảng dạy địa lí kinh tế ở trường phổ thông, NXB Giáo Dục. [3]. Nguyễn Trường Vũ (2009), Luận văn thạc sĩ “Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập nghiên cứu địa lí địa phương tỉnh Tây Ninh ”, ĐHSP Huế. THÔNG TIN CÁ NHÂN 6 Họ và tên: Trần Xuân Tiếp Sinh năm : 1980 Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Năm tốt nghiệp: 2009 Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Trường Toản xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Điên thoại liên lạc: 0986262537

File đính kèm:

  • pdfHuong dan HS tim hieu DLDP qua cac hoat dong NGLL dia li.pdf