Đề tài Đổi mới phương pháp dạy- Học toán lớp 5 bậc tiểu học

2.Mục đích nghiên cứu:

- Để nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Giúp học sinh lớp 5 có phương pháp học tập mới, nắm vững chương trình môn toán nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh.

3.Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh lớp 5.

4.Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu:

 - Học sinh lớp 5A trường tiểu học Minh Quán.

5.Nhiệm vụ nghiên cứu :

 

doc10 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp dạy- Học toán lớp 5 bậc tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh 184 + 245 ta có: 184 245 429 (cm) mà 429cm = 4,29m. Như vậy: Từ 184 + 245 = 429 ta có 184cm + 245cm = 429cm = 4,29m, tức là 1,84m + 2,45m = 4,29m. Và học sinh nhận thấy: Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau: 1,84 2,45 4,29 (m) + Thực hiện phép cộng các số tự nhiên. + Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng. Giáo viên nên chú ý: Khi trình bày cách giải quyết vấn đề của bài học “Cộng hai số thập phân” nên theo cách trình bày của sách giáo khoa vì cách trình bày đó vừa có tính trực quan, vừa ngắn ngọn. Tuy nhiên khi học sinh phân tích cách giải quyết vấn đề thì nên làm như trên. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề nêu ở VD 2 tương tự như đối với VD 1 ở sách giáo khoa. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu cách cộng hai số thập phân: Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau: - Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng đặt thẳng cột với nhau. - Cộng như cộng các số tự nhiên. - Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng. b) Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và vận dụng kiến thức mới học ngay trong tiết học bài mới để học sinh bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới: Sau phần bài học mới, thường có 3 bài tập để tạo điều kiện cho học sinh củng cố kiến thức mới học qua thực hành và bước đầu tập vận dụng kiến thức mới học để giải quyết vấn đề liên quan trong học tập và trong đời sống. Chúng ta nên chọn trong số các bài tập này một số bài tập sẽ cho học sinh làm và chữa ngay tại lớp, học sinh có thể làm tiếp các bài tập còn lại ngay tại lớp (nếu có thời gian) hoặc có thể làm bài khi tự học. Chẳng hạn, với bài học “Cộng hai số thập phân”, sau phần bài học mới nên cho học sinh làm cả 3 bài tập 1, 2, 3 tại lớp và chữa bài. Bởi vì bài 1, học sinh được thực hành tính (khi học đã đặt tính sẵn) để học sinh quan sát thấy rõ việc đặt tính với các số hạng không giống nhau về các hàng, chẳng hạn: b) 19,36 c) 75,8 4,08 249,19 Ở bài tập 2, học sinh được thực hành trực tiếp cách cộng hai số thập phân vừa học để đặt tính, tính và đặt dấu phấy cho đúng. Còn bài 3 giúp học sinh cách tính toán trong thực tế với đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân. Cuối cùng, giáo viên nên để học sinh củng cố bài học bằng cách nêu lại cách cộng hai số thập phân. Quá trình tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học, bước đầu vận dụng kiến thức mới học sẽ góp phần giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới, thực hiện “học qua hoạt động”. 2- Phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành: Trong chương trình toán lớp 5 có nhiều bài để học sinh luyện tập, thực hành, ôn tập nhằm mục đích củng cố nhiều lượt các kiến thức học sinh mới chiếm lĩnh được, hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản của môn toán ở lớp và ở cấp tiểu học, góp phần phát triển khả năng diễn đạt và trình độ tư duy của học sinh, khuyến khích học sinh phát triển năng lực học tập toán. Các bài tập trong các tiết học này thường được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thực hành và luyện tập trực tiếp đến vận dụng một cách tổng hợp và linh hoạt hơn Khi dạy, tôi thường tổ chức dạy học như sau: a) Hướng dẫn học sinh nhận ra các kiến thức đã học, trong đó có dạng bài tương tự đã làm trong các bài tập đa dạng và phong phú của toán 5. Nếu học sinh tự đọc đề (đọc thành tiếng hoặc đọc thầm) và tự học sinh nhận ra dạng bài tương tự đã làm hoặc các kiến thức đã học trong mối quan hệ cụ thể thì học sinh sẽ biết cách làm. Nếu học sinh nào không nhận ra được thì giáo viên gọi bạn khác giúp bạn nhớ lại, giáo viên không nên làm thay những gì học sinh làm được. Ví dụ: Nội dung trọng tâm của dạy toán ở HK I lớp 5 là dạy học số thập phân và các phép tính với số thập phân. Về thực chất, nội dung này là sự mở rộng những hiểu biết về số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên. Vì vậy, hầu hết các bài tập về số thập phân đều có dạng tương tự như các bài tập về số tự nhiên. Khi học sinh làm các bài tập về số thập phân, giáo viên nên giúp học sinh tự nhớ lại: - Cách làm dạng bài tương tự đã có khi học số tự nhiên. - Kiến thức mới học về số thập phân có liên quan trực tiếp đến việc làm bài tập đó. Chẳng hạn, khi làm bài tập dạng: “Tìm x”, giáo viên nên giúp học sinh nhớ lại để nhận ra rằng: + Cách làm bài tập dạng này tương tự cách làm bài tập dạng tìm x với các số tự nhiên. Tức là: a) Xác định thành phần chưa biết (x); b) Xác định cách tìm thành phần chưa biết đó; c) Tìm thành phần chưa biết theo cách vừa xác định. + Cần phải sử dụng cách tìm x với các số là số thập phân trong từng bước a, b, c như trên. Nhưng khi tính cộng, hoặc trừ, hoặc nhân, hoặc chia thì phải thực hiện theo cách tính của số thập phân. b) Giúp học sinh tự làm bài theo khả năng của từng học sinh: - Tôi luôn yêu cầu học sinh làm đủ các bài tập trong sách giáo khoa, không bỏ qua bài nào dù là dễ nhằm giúp học sinh củng cố trực tiếp kiến thức môn học. - Để tạo cho học sinh luôn hoạt động, tôi cho phép các em khá giỏi làm bài xong có thể tự kiểm tra rồi chuyển sang bài tập tiếp theo, không bắt các em phải đợi các bạn khác. Tôi thường xuyên để học sinh tự chữa bài, đặc biệt các bạn học sinh khá giỏi hỗ trợ học sinh yếu. Giáo viên không làm thay học sinh. c) Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng: Khi bố trí chỗ ngồi tôi đã bố trí học sinh khá giỏi ngồi xen với học sinh yếu kém để học sinh hoạt động nhóm thì các em biết cách trao đổi về cách giải hoặc nhiều cách giải của 1 bài tập. Các em trong nhóm hoặc trong lớp tự nêu nhận xét về cách giải của bạn và rút kinh nghiệm về cách giải của mình. d) Tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập, thực hành: Khi giảng - dạy, tôi luôn yêu cầu học sinh tự kiểm tra bài đã làm để phát hiện, điều chỉnh, sửa chữa những sai sót (nếu có). Thậm chí với nhiều bài tôi cho thang điểm và hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình, của bạn bằng điểm từ đó giúp học sinh cố gắng học tập hơn. e) Tập cho học sinh có thói quen tìm hiểu phương án và lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thoả mãn với các kết quả đã đạt được. - Với sự động viên, khuyến khích của giáo viên và của bạn, các em rất phấn khởi, do vậy tôi thường động viên, nêu gương những em đã hoàn thành nhiệm vụ có cố gắng. Từ đó tạo cho các em niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân, tạo cho các em niềm vui vì kết quả đã đạt được của mình, của bạn. - Khuyến khích học sinh không chỉ hoàn thành nhiệm vụ khi luyện tập, thực hành mà còn tìm các cách giải khác nhau, lựa chọn phương án hợp lý nhất để giải bài toán hoặc để giải quyết 1 vấn đề trong học tập. Khuyến khích học sinh giải thích, trình bày bằng lời nói phương pháp giải bài tập Dần dần học sinh có thói quen không bằng lòng với kết quả đã đạt được và có mong muốn tìm giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình, tìm được cách diễn đạt hợp lý nhất cho phương pháp bài làm của mình. Ví dụ 1: Với bài tập: “Tính bằng cách thuận tiện nhất”. 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 (Bài 2d trang 52 SGK) Học sinh có thể tính bằng 1 số cách khác nhau, nhưng cách nào cũng phải thể hiện được sự “thuận tiện” (Học sinh sử dụng tính chất của phép cộng các số thập phân để tính cho hợp lý). Chẳng hạn, học sinh có thể nêu 2 cách sau: Cách 1: 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = 4,2 + (3,5 + 4,5) + 6,8 = 4,2 + 8 +6,8 = (4,2 + 6,8) + 8 = 11 + 8 = 19 Cách 1: 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = (4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5) = 11 + 8 = 19 Sau khi học sinh nêu 2 cách tính như trên, giáo viên nên cho học sinh trao đổi để thấy: - Cả 2 cách tính trên đều sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để dẫn tới tính 2 tổng (4,2 + 6,8 và 3,5 + 4,5) rồi cộng các kết quả tính (11 + 8). - Ở cách 1, học sinh sử dụng lần lượt từng tính chất của phép cộng; ở cách 2, học sinh đồng thời sử dụng cả 2 tính chất của phép cộng. Cả hai cách đều “thuận tiện” và đều dẫn tới kết quả đúng. - Mỗi cách tính có thể là “thuận tiện nhất” theo quan niện của từng đối tượng học sinh. Giáo viên không nhất thiết phải yêu cầu học sinh khẳng định cách nào là “thuận tiện nhất”. Điều quan trọng là học sinh nhận được sự động viên, khuyến khích của giáo viên, của các bạn và tự học sinh rút ra những kinh nghiệm khi làm bài. Ví dụ 2: Với bài tập: Tìm 1 số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm sao cho 0,1 < < 0,2. Học sinh chỉ cần viết bài làm, chẳng hạn 0,1 < 0,12 < 0,2 là đủ và đúng. Khi học sinh chữa bài, ta nên xác nhận kết quả đó, sau đó yêu cầu học sinh giải thích rõ lý do chọn 0,12 để viết vào chỗ chấm: Chẳng hạn vì 0,1 = 0,10 và 0,2 = 0,20; từ 0,10 đến 0,20 có thể có các số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm là 0,11; 0,12; ; 0,19; nên 0,10 < 0,12 < 0,20 tức là 0,1 < 0,12 < 0,2. Ta nên cho học sinh nêu thêm các số “thích hợp” khác, chẳng hạn 0,1 < 0,13 < 0,2; Như vậy không thể có “một số” thích hợp mà có thể có nhiều số “thích hợp” để viết vào chỗ chấm. Giáo viên có thể nêu: Ngoài các số “thích hợp” đã tìm như 0,11; 0,12; 0,13; 0,19 còn có thể tìm được các số “thích hợp” nữa không?”. Cứ như vậy, học sinh sẽ “khám phá” được rất nhiều số thích hợp khác (chẳng hạn 0,101; 0,102;; 0,199; ) để viết vào chỗ chấm, dần dần học sinh “khám phá” được giữa 2 số thập phân xác định có thể có rất nhiều số thập phân. Tôi nghĩ rằng, với cách dạy học như vậy sẽ giúp học sinh có thói quen không thoả mãn với kết quả đã đạt được, tạo cho học sinh hứng thú tìm tòi, sáng tạo trong học toán. Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong quá trình dạy - học, tôi đã áp dụng phương pháp dạy - học như vậy và tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh lớp tôi có tiến bộ rõ rệt. Các em đã dần hứng thú hơn trong các giờ học toán. Các em đã tự tin hơn khi đứng trước các bài toán khó, nhìn chung các em đều có sáng tạo khi giải toán. Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi luôn mong được sự đóng góp ý kiến của mọi đồng nghiệp để việc dạy - học của tôi đạt kết quả cao hơn. Trấn Yên, ngày2 tháng 1 năm 2010 Người viết Lê Thị Hường

File đính kèm:

  • docsng kien kinh nghiem.doc
Giáo án liên quan