Đề tài Đô thị hóa Việt Nam hiện nay

Đô thị hóa và tăng trưởng đi đôi với nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đô thị hóa là cần thiết để duy trì tăng trưởng ở các quốc gia phát triển, đồng thời nó cũng đem lại những lợi ích khác. Việt Nam đang bước vào giai đoạn quan trọng của quá trình đô thị hóa tương ứng với quá trình phát triển kinh tế hiện đại.

Hệ thống đô thị đóng vai trò như một hệ thống “khung xương” phát triển của mỗi lãnh thổ, mỗi quốc gia. Ngay từ khi mới xuất hiện, các đô thị đã trở thành các hạt nhân thu hút tài nguyên tự nhiên, nhân văn của lãnh thổ; các trung tâm phát triển tổng hợp (hành chính, kinh tế, chính trị ) của lãnh thổ. Vì vậy, quản lý quá trình đô thị hóa là một phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tăng trưởng.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đô thị hóa Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n được quy hoạch theo kiểu lấp chỗ trống, chiếm đất, nhà xưởng một tầng. Đô thị “một tầng” không bảo đảm yêu cầu về độ cao và tính hiện đại. Vì thế tình trạng hiện nay, nhất là những khu đô thị mới, sức chứa gần như đã “cạn”, và bắt đầu có hiện tượng tắc nghẽn, các cơ sở hạ tầng về giao thông, đường xá... đều quá tải. Mô hình “kinh tế mặt đường” thể hiện rõ rệt trong phát triển các khu đô thị Hiện nay các khu đô thị, KCN nằm quá gần nhau và bám sát trên các tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch đã và đang cản trở đến lưu thông của nhiều đoạn, trong đó quốc lộ 5 là một điển hình. Trên đường quốc lộ 5, có tới 80% các KCN chỉ nằm cách mép đường khoảng 30m đổ lại. Các làng xã đô thị hóa thường được bao bọc bởi các tuyến giao thông đô thị. Do đó, khu vực phía ngoài nhanh chóng bị lấp đầy bởi những dãy nhà ở chiếm mật độ cao sánh vai cùng nhiều công trình công cộng của thành phố. Tính chất ồ ạt, phần nào thể hiện tính tự phát trong phát triển đô thị Biểu hiện rõ nét nhất là các công trình xây dựng mọc lên như nấm sau mưa tại các khu vực mới mở nhưng không tuân theo hoặc theo không đúng các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đã được duyệt. Trong đó nhiều dự án không mang lại hiệu quả, gây lãng phí đất đai và vốn đầu tư, nhiều khu đô thị được quy hoạch nhưng không thể lấp đầy được. Nhiều đô thị, do công tác quy hoạch chưa có tầm nhìn dài hạn và đúng tầm vóc nên thực tế chưa có đô thị hiện đại, đẹp như mong muốn. Mặt khác, giữa phát triển đô thị và phát triển KCN cũng như hệ thống giao thông và mạng lưới dịch vụ phát triển mang những yếu tố thiếu đồng bộ: Nhiều nơi có KCN nhưng lại không quy hoạch đô thị, nhà ở và ngược lại. Không ít công trình cũ đã bị phá bỏ để xây dựng các công trình to lớn hơn và mở rộng đường sá, sân bay, thiên nhiên bị phá hủy, đất nông nghiệp bị lấn chiếm, nhà ở ngoại ô và cả sân golf trên địa bàn thành phố. Sự không hợp lý trong tổ chức kinh tế và điểm dân cư đô thị Hệ thống các đô thị - trung tâm chưa hình thành một cách hợp lý, việc đặt các khu công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ, các khu công nghệ cao, các đơn vị cơ quan nghiên cứu chưa thực sự dựa trên những dấu hiệu lợi thế so sánh của từng khu vực khác nhau. Phần lớn các cơ sở kinh tế cũng như dân cư vẫn tập trung ở những khu đô thị truyền thống mà chưa có xu hướng dãn ra các đô thị mới làm cho các đô thị truyền thống trở nên quá tải nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu điều hòa quá trình tăng trưởng đó. Mặc dù phát triển khá mạnh song các đô thị Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu xã hội hóa nhà ở cho mọi đối tượng nhất là tại hai đô thị lõi. Thống kê của UNFPA cho thấy, hiện 25% cư dân thành thị Hà Nội không đủ tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở thành thị bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, khoảng 30% dân số có diện tích nhà ở dưới 3m2/người.Trong các khu đô thị mới, phần lớn đất đai dành phát triển quỹ nhà ở, xây dựng các công trình dịch vụ để bán và cho thuê, diện tích cây xanh, các khu vui chơi công cộng bị thu hẹp tối đa để giảm bớt suất đầu tư hạ tầng cơ sở. Xét về lâu dài, nó lại ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường cũng như chất lượng dịch vụ xã hội của khu vực (khu nhà ở ngày càng bị thiếu diện tích vườn hoa, cây xanh, nhà trẻ, các tuyến đi bộ...). Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật tại các khu dân cư đô thị thành phố nhìn chung không đồng bộ, mạng lưới giao thông trong và ngoài đô thị chưa phát triển, gây trở ngại cho các mối liên thông giữa đô thị với các vùng lân cận cũng như với hoạt động: làm việc - nghỉ ngơi - sinh hoạt của người dân trong đô thị. 3.3 Phát triển nguồn nhân lực không theo kịp được với quá trình đô thị hóa Thứ nhất, quá trình đô thị hóa đã tạo ra một dòng di chuyển ồ ạt dân cư ở các địa phương khác vào thành phố nhất là hai thành phố lớn. Tình trạng tăng vọt dân số cơ học ở các thành phố làm đậm thêm sự mất cân đối trong phân bố dân cư, lao động trên phạm vi toàn quốc. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang phải gánh chịu áp lực quá tải rất nặng nề về dân số, áp lực về tạo công ăn việc làm, chỗ ở cho người dân nghèo, nâng cao chất lượng môi trường, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội Thứ hai, số người bị thu hồi đất do đô thị hóa và xây dựng khu đô thị phần lớn không có trình độ chuyên môn. Trong đó, số người được đào tạo tay nghề sau khi bị thu hồi đất thấp. Tỷ lệ thất nghiệp trước và sau khi thu hồi đất tăng, nhiều người sau khi nhận tiền đền bù, tiền hỗ trợ đã sử dụng vào việc mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng sinh hoạt chứ không chú tâm đến việc học nghề, giải quyết việc làm; có gia đình trở nên giàu có sau khi nhận tiền bồi thường, nhưng chỉ sau một vài năm lại rơi vào tình trạng khó khăn do thất nghiệp. Thực trạng này chứng tỏ quá trình đô thị hoá chưa gắn kết và tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tình trạng thiếu việc làm, dư thừa lao động; sự phân hoá thu nhập và những khó khăn về đời sống của người dân ngày càng rõ ràng hơn. Thứ ba, thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, vì thế, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng và phát triển công nghệ cao trên địa bàn thành phố, bắt đầu có sự “ra đi” của một số nhà đầu tư nước ngoài. 3.4 Cơ sở hạ tầng đô thị chưa đảm bảo các tiêu chuẩn phát triển đô thị hiện đại Đầu tiên là sự không đồng bộ giữa đô thị hóa với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông. Quỹ đất dành cho giao thông rất ít, hạ tầng lạc hậu, nhỏ bé không đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Mạng lưới đường giao thống không hợp lý, không liên hoàn để tạo giao thông thông suốt, thiếu tổ chức phân luồng giao thông hợp lý. Về giao thông công cộng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đô thi. Sự gia tăng nhanh của các phương tiện cá nhân chưa được kiểm soát, ý thức của một số người dân tham gia giao thông chưa được cao; ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường còn diễn ra nghiêm trọng. Tiếp theo là sự bất cập về cơ sở hạ tầng cấp, thoát nước. Hệ thống cấp nước sạch chưa bảo đảm yêu cấu chất lượng. Mạng lưới thoát nước trở nên đáng lo ngại nhất là hai thành phố lớn sau mỗi trận mưa làm cho hiện tựợng úng ngập thực sự trở thành những “thảm họa”. 3.5 Ô nhiễm môi trường đô thị trở thành điểm cản trở sự phát triển và tăng trưởng kinh tế - Ô nhiễm nguồn nước            Ô nhiễm môi trường nước trở nên cực kỳ nghiêm trọng: hệ thống thoát nước thải, nước mưa còn yếu kém so với quy mô đô thị hóa, thường xuyên gây ra úng ngập trong mùa mưa. Nguồn nước thải ở hầu hết các đô thị Việt Nam vẫn chưa được xử lý và ngày càng gia tăng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm. - Ô nhiễm không khí             Không khí ở các khu đô thị, các vùng công nghiệp ở nước ta ngày càng bị ô nhiễm hơn. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là do hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp và xây dựng, riêng giao thông vận tải đã chiếm tới 70% nguồn gây ô nhiễm. Ô nhiễm về môi trường không khí nồng độ SO2, CO, NO2 trong các KCN khu đô thị đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại các nút giao thông lớn, các điểm gần khu công nghiệp hoặc trong các khu công nghiệp đang có chiều hướng gia tăng ô nhiễm môi trường cục bộ. Dự tính, đến năm 2010 lượng khí CO từ hoạt động giao thông thải ra tăng lên khoảng 70 triệu tấn, đến năm 2020 tăng lên 170 triệu tấn.. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông đều đã vượt tiêu chuẩn cho phép. - Ô nhiễm chất thải rắn Ô nhiễm chất thải rắn đô thị và công nghiệp ngày càng tăng về số lượng, ngày càng chứa nhiều chất độc hại về tính chất. Theo Cục bảo vệ môi trường, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bình quân theo đầu người tại các đô thị, tỉnh lỵ là 0,67kg/ người trong một ngày. Ô nhiễm chất thải rắn tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp như: luyện kim, dệt, nhuộm, nhựa, cao su… Ô nhiễm môi trường chất thải rắn ngày càng gia tăng do việc mở rộng sản xuất công nghiệp, đô thị hoá và mức tiêu thụ dân cư tăng lên. Việc thu gom, vận chuyển rác thải chỉ thực hiện trong phạm vi từng nhà máy, việc xử lý chủ yếu thực hiện bằng các lò đốt tương đối đơn giản với vốn đầu tư khá khiêm tốn; rác thải ra khỏi nhà máy gần như chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu. Đặc biệt, các rác thải công nghiệp nguy hại hầu như chưa được xử lý. KẾT LUẬN Đô thị hóa Việt Nam đã và đang là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Nhưng việc dân số đô thị tăng nhanh trong khi cơ sở hạ tầng chưa theo kịp đã khiến quá trình đô thị hóa trở thành một thách thức lớn trong quy hoạch, xây dựng, giao thông vận tải, cung cấp điện, nước sạch, xử lý môi trường, tiết kiệm năng lượng và tiêu dùng. Xét cả quá trình lịch sử lâu dài, đô thị hóa là cần thiết để đạt được tỉ lệ tăng trưởng cao và mức thu nhập cao. Tuy nhiên sự căng thẳng mà quá trình đô thị hóa tạo ra cùng những chuyển dịch cơ cấu cho thấy vì sao các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia đang phát triển không phải lúc nào cũng hoan nghênh đô thị hóa. Trong những giai đoạn đầu, đô thị hóa là có lợi, song cũng có khi rất khó khăn. Việc quản lý quá trình đô thị hóa sẽ có ảnh hưởng đến chính sách, chuẩn mực xã hội, thay đổi thể chế và cả hệ thống tài chính. Hoạch định chính sách trong môi trường này gặp phải rất nhiều vấn đề gần như phức tạp nhất. Việc hình thành các chiến lược giúp các thành phố hoạt động hiệu quả, đối với nền kinh tế quốc dân sẽ đòi hỏi thực tế và nhạy cảm để xác định chiến lược nào có thể tồn tại trong một hoàn cảnh cụ thể, song những chiến lược như vậy sẽ gặt hái nhiều thành công. Hệ thống quy hoạch đô thị ở Việt Nam có hai lĩnh vực cơ bản cần tăng cường. Thứ nhất, cách tiếp cận quy hoạch tổng thể hiện nay của Việt Nam không dựa trên kiểm chứng thực tế và có thể cần cải tiến nhiều để thể hiện chính xác hơn những khía cạnh và vị trị có nhu cầu, cũng như phản ánh rõ hơn các lực thị trường. Thứ hai, giống như nhiều nước khác hệ thống quy hoạch có nhiều manh mún và chỉ dựa trên từng vùng mà không lồng ghép và phối hợp đầy đủ giữa các vùng chức năng và không gian.

File đính kèm:

  • docdo thi hoa.doc