Đề tài Điều tra về tác động của gia đình

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới. Sự phát triển về kinh tế, xã hội đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục. Nghị quyết trung ương IV khóa VII( tháng11/1993) về tiếp tục sự nghiệp giáo dục chỉ rõ: “Phải xác định rõ mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo. Toàn bộ hệ thống giáo dục phải hướng vào mục tiêu đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điều tra về tác động của gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ï xem băng hình, phim ảnh, các phim bạo lực, tự do ăn uống tiêu xài (Nói chung là muốn gì được nấy). Đó chính là những mầm mống dẫn đến hành vi ngông cuồng vô lễ của trẻ. Do đó trong số 3 em học sinh cá biệt của lớp thì đã có 2 em thuộc gia đình khá giả kiểu này. Về các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như quan hệ cha mẹ, quan hệ vợ chồng, anh em... có 88,8% số gia đình có mối quan hệ tốt, mẫu mực, ảnh hưởng thuận lợi đến việc giáo dục trẻ. Nhưng vẫn còn 11.6% gia đình được coi là “Gia đình không trọn vẹn” như bố mẹ bỏ nhau, trẻ chỉ ở với bố hoặc mẹ, hoặc luôn luôn bất hòa, to tiếng với nhau trước mặt con cái. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục trẻ. Trong số các gia đình học sinh lớp 4B1 có 21% gia đình thiếu sự quan tâm đúng mức, thể hiện sự khái quá khi đặt ra yêu cầu cho trẻ. Có những yêu cầu quá cao, quá khắt khe luôn yêu cầu trẻ bằng những mệnh lệnh cứng nhắc, trẻ phải làm thế này, trẻ phải làm thế lia... hoặc không có phương pháp giáo dục trẻ, hoặc là biểu hiện sự nuông chiều trẻ theo kiểu muốn gì được nấy, hoặc chỉ đặc biệt quan tâm đáp ứng những đòi hỏi vật chất của trẻ. Dẫn đến trẻ chỉ biết hưởng thụ, đòi hỏi, ỷ lại. Phần lớn (79%) gia đình học sinh được nghiên cứu đều thể hiện rõ truyền thống gia đình việt nam. Các bậc phụ huynh luôn quan tâm chăm sóc việc học hành, tu dưỡng của trẻ. Trong đó, đặc biệt có 34,9% gia đình có phương pháp giáo dục trẻ khá tốt. Qua kết quả nghiên cứu về mối quan hệ của gia đình đối với nhà trường và giáo viên, phần lớn các gia đình học sinh đều giữ mối quan hệ tốt với nhà trường, có sự liên hệ chặt chẽ đối với giáo viên và nhà trường, có trách nhiệm chung với nhà trường trong công việc giáo dục trẻ. Thể hiện ở số liệu điều tra gồm 30% gia đình học sinh thường xuyên ghi sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình một cách tỉ mỉ về sự tiến bộ của trẻ. Hơn 93% gia đình học sinh tham gia các cuộc họp phụ huynh định kỳ đầy đủ và có những đóng góp đáng kể cho nhà trường, cho lớp về cả vật chất lẫn những ý kiến xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ của trường, lớp. Nhất là phương pháp giáo dục trẻ. Tuy nhiên còn gần 7% gia đình học sinh ít hoặc có thể nói là không quan tâm đến mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, biểu hiện ở việc không tham gia họp phụ huynh định kỳ, sổ liên lạc gửi về chỉ ký cho qua loa xong chuyện, không quan tâm đến việc giáo dục con cái, chỉ bận bịu với công việc làm ăn. Qua phân tích những số liệu trên, chúng tôi thấy rằng các tác động của gia đình đến trẻ là một trong những vấn đề cần quan tâm đến việc giáo dục trẻ. CHƯƠNG III : NHỮNG NGUYÊN NHÂN I – Một số nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng tích cực của gia đình đến việc giáo dục học sinh lớp 4B4, trường tiểu học Phú Lộc : Điều kiện kinh tế văn hóa, vật chất của gia đình tốt, cha mẹ học sinh phần lớn là những bậc cha mẹ có trình độ, vốn hiểu biết xã hội rộng. Cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con cái như : nhắc nhở con học tập, kiểm tra thường xuyên, tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho trẻ học.... luôn động viên giúp đỡ trẻ khi chúng gặp khó khăn hay khi có được những tiến bộ trong tu dưỡng. Cha mẹ học sinh luôn kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường, quan tâm đến việc giáo dục trẻ trong nhà trường. Môi trường học tập, sinh sống của trẻ là trung tâm kinh tế, văn hóa... II – Những nguyên nhân dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực của gia đình đến việc giáo dục học sinh lớp 4B4, trường tiểu học Phú Lộc : Trình độ hiểu biết về văn hóa – xã hội của cha mẹ học sinh thấp, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh là nghề tự do : Buôn bán, xe thồ,... nghề nghiệp không ổn định. Trẻ sống trong gia đình “không toàn vẹn” Một số bậc cha mẹ học sinh chưa nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Hoặc là họ không có được sự hiểu biết về tâm lý của trẻ em, không có phương pháp giáo dục đúng đắn, còn mang tư tưởng “Khoán trắng” việc giáo dục con cái cho thầy cô, không quan tâm đến việc giáo dục trẻ, thường đổ dồn hết trách nhiệm giáo dục trẻ cho nhà trường và xã hội. Nhà trường chưa quan tâm đến việc giáo dục gia đình, chưa chú ý đúng mức đến việc bồi dưỡng phương pháp giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ, chưa có biện pháp giúp các bậc cha mẹ có được phương pháp giáo dục con cái tốt và giúp họ nhận thức được trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Môi trường gia đình ảnh hưởng đến sự tiến bộ của trẻ về mọi mặt, song nhà trường chưa thực sự là nòng cốt hướng dẫn giáo dục gia đình. Nhà trường chưa phát huy vai trò chủ đạo trong việc giúp cha mẹ học sinh nhận thức được một điều quan trọng, đó là đạo đức của cha mẹ, nếp sống của gia đình, truyền thống của gia đình đều ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, ảnh hưởng đến chiều hướng hứng thú nghề nghiệp, ý thức công dân của trẻ sau này. Hội nghị phụ huynh hàng kỳ còn mang nặng hình thức thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh (điều này sổ liên lạc đã có) hoặc chỉ nhằm bàn bạc thống nhất các khoản đóng góp hỗ trợ..., không giành khoảng thời gian gặp gỡ ngắn ngủi và quý báu ấy để nêu những tấm gương gia đình giáo dục con tốt, trao đổi kinh nghiệm giáo dục con cái trong gia đình, tạo điều kiện để các bậc phụ huynh học hỏi kinh nghiệm, phương pháp nuôi dạy con tốt với nhau. CHƯƠNG IV : GIẢI PHÁP Trên cơ sở phân tích về thực trạng và nguyên nhân của những tác động giáo dục của gia đình đến việc giáo dục trẻ, để có những tác động tích cực của gia đình đến trẻ, tôi xin đưa ra những giải pháp sau đây : Ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm cần sớm hình thành và ổn định tổ chức, quán triệt các sinh hoạt phụ huynh của lớp để cha mẹ học sinh nắm chắc được kế hoạch học tập và rèn luyện con cái họ. Định kỳ triệu tập toàn thể phụ huynh của lớp chủ nhiệm để xác định trách nhiệm thống nhất giữa nhà trường và gia đình về nội dung, nhiệm vụ giáo dục trong từng giai đoạn; thống nhất phân công nhiệm vụ của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh, đề ra những biện pháp tác động giáo dục. C. PHẦN KẾT LUẬN Trang bị cho phụ huynh học sinh một số kiến thức về phương pháp tổ chức giáo dục gia đình, giúp họ nhận thức được ảnh hưởng của nề nếp sinh hoạt gia đình. Giúp cha mẹ học sinh hiểu được mối quan hệ trong gia đình và đạo đức, hành vi ứng xử của cha mẹ là bài học đạo đức, la nền tảng nhân cách của trẻ. Giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức được trách nhiệm của mình trong giáo dục gia đình. Giáo viên chủ nhiệm là nòng cốt hướng dẫn giáo dục gia đình. Các cuộc họp phụ huynh cần tránh tệ hình thức không cần thiết, nội dung cuộc họp chủ yếu hướng vào việc tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh trao đổi về kinh nghiệm giáo dục trẻ trong gia đình, kinh nghiệm xây dựng gia đình thành môi trường giáo dục lý tưởng. Thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh bằng nhiều hình thức(sổ liên lạc, thăm hỏi gia đình học sinh...) có như vậy mới giúp các bậc học sinh hiểu rõ nhiệm vụ của họ, tránh tư tưởng khoán trắng cho nhà trường hoặc tự đề ra những yếu cầu phi giáo dục hoặc đi ngược lại mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của trường, lớp, của gia đình. Tập hợp các bạc cha mẹ học sinh có kinh nghiệm giáo dục trẻ để vận động, hướng dẫn giáo dục gia đình cho một số bậc cha mẹ học sinh còn nhiều khó khăn, lúng túng trong phương pháp tổ chức giáo dục gia đình, phương pháp giáo dục con cái. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hà Thế Ngữ – Đặng Vũ Hoạt : Giáo dục tập 2 nhà xuất bản giáo dục 1988 PGS Hà Nhật Thăng (chủ biên) :Tổ chức hoạt động giáo dục nhà xuất bản giáo dục 1997 E.I Xec Miaj- cơ : 142 tình huống giáo dục gia đình - nhà xuất bản giáo dục 1991 D. Marova – Đ. Mctrây Tsêchs : Giáo dục con trong gia đình không toàn vẹn NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC - Cấp cơ sở: - Cấp huyện MỤC LỤC A - PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1 I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 1 1/Cơ sở lý luận: Trang 1 2/ Cơ sở thực tiễn: Trang 2 II/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trang 3 III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: Trang 3 1/Đối tượng nghiên cứu: Trang 3 2/Khách thể nghiên cứu: Trang 3 V/ NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Trang 3 1/Nhiệm vụ nghiên cứu: Trang 3 2/Phạm vi nghiên cứu: Trang 3 IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Trang 3 1. Phương pháp điều tra : Trang 3 2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục : Trang 4 3. Phương pháp đọc sách và tài liệu. Trang 4 4. Phương pháp trò chuyện : Trang 4 5. Phương pháp xử lý số liệu. Trang 4 B – THỰC TRẠNG Trang 5 CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG Trang 5 CHƯƠNG III : NHỮNG NGUYÊN NHÂN Trang 7 I – Một số nguyên nhân tích cực Trang 7 II – Những nguyên nhân tiêu cực Trang 7 C. PHẦN KẾT LUẬN Trang 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 9 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC Trang 10 MỤC LỤC Trang 11

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM(4).doc
Giáo án liên quan