Đề tài Dạy thực nghiệm tiếp với khối lớp 4

Sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại đòi hỏi một số đổi mới cao độ về phương pháp dạy và học, để nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin, đồng thời xây dựng những con người sáng tạo làm chủ khoa học kĩ thuật, đây cũng là đòi hỏi có tính chiến lược của xã hội trong nhiệm vụ đào tạo những con người mới, những người vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có năng lực chuyên môn.

 

doc24 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dạy thực nghiệm tiếp với khối lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược sống trong một thế giới hoà bình, trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, thầy cô giáo”. Về phía giáo viên Hội đồng Nhà trường. Tôi cũng có tham khảo ý kiến của họ về phương pháp: “áp dụng phần mềm (Em tập tô màu) vào phần khởi động và củng cố bài”. Tôi đưa ra phương pháp và cách làm đã được các đồng nghiệp ủng hộ nhịêt tình. Về phía phụ huynh học sinh Mặc dù phần lớn phụ huynh học sinh ở nông thôn làm nông nghiệp nhưng bố mẹ các em cũng rất hưởng ứng với phương pháp đó và nói rằng: “Phương pháp này sẽ giúp cho con em mình yêu thích môn học, làm quen với công nghệ mới và tập chung chú ý với bài giảng của thầy cô, chúng tôi tin bài giảng đó nhất định sẽ thành công”. Như vậy là tôi hoàn toàn yên tâm với hướng nghiên cứu của mình về phương pháp tôi đã chọn. Một phương pháp phù hợp với điều kiện của trường và phù hợp với điều kiện bản thân. 4) Tiến hành thực nghiệm. Phần tiến hành dạy thực nghiệm tôi đã tiến hành dạy ở khối lớp 2 gồm 3 lớp 2a, 2b, 2c và khối lớp 4 là 4a, 4b, 4c. ở khối lớp 2 dạy bài 6: Màu sắc, cách vẽ màu vào hình có sẵn. Vào phần khởi động tôi có sử dụng phần mềm (Em tập tô màu) như giao diện: Để phần khởi động tạo hứng thú cho học sinh ở phần này tôi cho học sinh chơi trò chơi (Tô màu theo mẫu) phỏng theo truyện tranh cổ tích. Trước khi chơi có hướng dẫn cách chơi và cách tô màu trên máy tính. Sau đó chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử 1 bạn đại diện lên tô màu trực tiếp trên máy tính, trong khoảng thời gian 1 phút cho mỗi đội, nếu đại diện của đội nào tô nhanh, đúng và đẹp thì đội đó chiến thắng, như hình minh hoạ. Sau khi mỗi đội thực hiện phần thi của mình xong tôi lưu bài tô màu tranh 2 đội lại và có chấm điểm cho mỗi bài cùng công bố đội hoàn thành tác phẩm nhanh, đẹp và đúng theo mẫu, đợi đến cuối giờ tôi sẽ in 2 tác phẩm này ra và tặng cho mỗi đội. Đến phần củng cố bài để nhấn mạnh 3 màu cơ bản là “Đỏ, vàng, xanh lam” và 3 màu nhị hợp là “Da cam, xanh lục, tím” tôi vào phần “Thế giới các loài hoa trọn ra 3 màu cơ bản tô vào bình hoa rồi đặt câu hỏi về màu sắc ở mỗi bộ phận của bình hoa, lúc này học sinh sẽ chỉ ra 3 màu cơ bản trên bình hoa. Bình hoa được tô bằng 3 màu cơ bản “Đỏ, vàng, xanh lam” Để tìm ra 3 màu nhị hợp là “Da cam, xanh lục, tím. Lúc này tôi có đặt câu hỏi với các em? Pha 2 màu đỏ và vàng ta được màu nhị hợp nào? học sinh sẽ tìm ra 2 màu nhị hợp đó là màu da cam, tôi lấy màu da cam tô vào hình, tiếp tục như vậy tôi hỏi các em thầy lấy màu vàng pha với màu xanh lam thì được màu gi?, học sinh sẽ biết ngay đó là màu xanh lục, tôi lấy màu xanh lục tô lên bức tranh . Vậy để được màu tím ta cần 2 màu nhị hợp nào? và học sinh trả lời màu đỏ pha với xanh lam. Tiếp tục như vậy tôi dùng màu tím tô vào hình. Cuối cùng tôi phối kết hợp cả 3 màu cơ bản và 3 màu nhị hợp tạo một bức tranh về (Tình bạn) và nhấn mạnh rằng: Màu sắc cũng như tình bạn của chúng ta, nó keo sơn và gắn bó mật thiết với nhau, cùng hỗ trợ nhau tạo cho bức tranh thêm sinh động và trong tình bạn cũng vậy chúng ta phải biết chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong học tập để chúng ta cùng tiến bộ và tạo thành một tập thể đoàn kết vững mạnh. Tác phẩm (Tình bạn) Tương tự như vậy đối với khối lớp 4 tôi dạy bài 1. Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu. ở phần khởi động tôi áp dụng phần mềm (Em tập tô màu) và kể cho học sinh nghe câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”, thời gian là 2 phút. Lúc này học sinh rất chăm chú lên bảng để xem diễn biến câu chuyện, với sự hỗ trợ của phần mềm về âm thanh, hình ảnh các em như được hoà mình vào trong tích chuyện. Lần lượt như vậy câu chuyện sẽ được chuyển cảnh bằng những hình ảnh rõ nét, sinh động và âm thanh du dương cho tới hết câu chuyện. Để dẫn dắt học sinh vào bài mới tôi có đặt một số câu hỏi với các em?. Trong câu chuyện em thấy màu sắc được sử dụng là những màu gi?, để biết được Cô bé quàng khăn đỏ, màu đỏ thuộc gam màu gì hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu. Đến phần củng cố bài tôi gọi 2 học sinh lên bảng tô màu vào bức tranh hoạt hình, mỗi hình sử dụng một gam màu khác nhau, sau khi tô xong học sinh đọc tên màu và gam màu mình vừa tô, lúc này cả lớp rất chăm chú quan sát tranh do 2 bạn thực hiện tô màu, hình minh hoạ. Với cách củng cố bài giảng bằng hình ảnh, màu sắc sinh động như vậy sẽ gây được sự chú ý cho cả lớp, khắc sâu tới trí nhớ của các em đồng thời các em sẽ rất yêu thích tiết học của thầy. III. So sánh đối chứng Để thấy rõ được hiệu quả của phương pháp mới đối với phân môn: Vẽ trang trí, tôi đã tiến hành so sánh đối chứng giưa hai phương pháp dạy: Phương pháp (Truyền thống) là: phần khởi động giáo viên cho học sinh thi hát hoặc thi vẽ hình trên bảng và phần củng cố giáo viên thường đặt câu hỏi rồi học sinh trả lời. Còn phương pháp mới là giáo viên sử dụng phần mềm (Em tập tô màu) cho học sinh khởi động và củng cố. Đã cho thấy kết quả thu đựơc rất tốt đối với phân môn như sau: Đối với khối lớp 2 Lớp Sĩ số Giỏi Khá Đạt Chưa đạt 2A 34 79% 21% 0% 0% 2B 35 75% 22% 3% 0% 2C 35 74% 24% 2% 0% . Đối với khối lớp 4 Lớp Sĩ số Giỏi Khá Đạt Chưa đạt 4A 37 78% 20% 2% 0% 4B 38 80% 16% 4% 0% 4C 35 77% 20% 3% 0% Qua bảng số liệu thống kê về kết quả học tập của phương pháp mới cho thấy kết quả của áp dụng phần mềm (Em tập tô màu) của của Công ty công nghệ Tin học Nhà trường vào bài giảng cho phần khởi động và phần củng cố bài học đã cho kết quả rất cao, phương pháp mới này không những gây được sự chú ý, hứng thú trong học tập mà còn giúp cho các em học rất tốt và giáo viên đỡ vất vả trong khi giảng dạy. IV. Một số vấn đề còn hạn chế. Ngoài những ưu điểm kể trên phương pháp này cũng còn có những hạn chế nhất định. *) Về phía học sinh: Do đây là một phương pháp mới nên trong giờ học ở phần khởi động khi phần khởi động kết thúc có nhiều em vẫn muốn chơi tiếp nên gây tiếng ồn. *) Về phía giáo viên: Đối với phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải biết về tin học ở trình độ nhất định, bỏ ra nhiều thời gian nghiên cứu bài trước khi giảng để áp dung phần khởi động và phần củng cố sao cho hợp lý. *) Về quan điểm nhận thức của hội đồng sư phạm. Do chưa được tiếp xúc nhiều với phương pháp mới này nên sự đóng góp ý kiến hỗ trợ bài giảng còn hạn chế. *) Về phía phụ huynh học sinh: Mặc dù đa số phụ huynh học sinh đồng tình với phương pháp mới này xong cũng có phụ huynh học sinh chưa hiểu về phương pháp và cách thức tiến hành nên chưa nhiêt tình ủng hộ. *) Về cơ sở vật chất của trường: Cơ sở vật chất còn hạn chế, nhà trường mới chỉ có máy tính và máy chiếu hắt nên việc trình chiếu còn hạn chế. Nếu in ra giấy rồi cho học sinh quan sát thì hiệu ứng sinh động và âm thanh không còn, và dùng máy tính trực tiếp thì hơi nhỏ so với một lớp học. V. Những kết luận sau khi tiến hành. Qua qúa trình nghiên cứu đề tài này tôi đã áp dụng thực tế trong giảng dạy, tôi thấy đây là một phương pháp rất tốt giúp học sinh hào hứng chờ đón tiết học của thầy, chăm chú tới bài giảng, học sinh có tinh thần hỗ chợ nhau trong học tập và thảo luận nhóm. Trong quá trình khởi động chơi trò chơi giáo viên có thể chia học sinh theo nhóm rồi thảo luận sau khi học sinh đưa ra câu trả lời, để kiểm tra câu trả lời của học sinh có đúng và đầy đủ hay không giáo viên chỉ cần một lần nhấn chuột hoặc để xem hoặc chuyển một cảnh, tranh, giáo viên chỉ cần nhấn Enter. Vì vậy đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho giáo viền ở phần khởi động cũng như phần củng cố bài học. Được kết hợp mầu sắc, âm thanh và hình ảnh sống động sẽ giúp cho học sinh chú ý đến bài giảng của thầy và học sinh tiếp thu bài một cách có hiệu quả. VI. Điều kiện áp dụng. Để áp dụng phương pháp này một cách có hiệu quả, Nhà trường nên có phòng học nghệ thuật riêng, phải chuẩn bị tốt các thiết bị như máy tính, bộ phần mềm (Em tâp tô màu) có bản quyền do Công ty tin học Nhà trường cung cấp, máy chiếu hắt, màn chiếu, giấy in và nguồn điện ổn định. Nếu có được máy chiếu đa chức năng thì rất tốt, với loại máy chiếu này giáo viên có thể khai thác triệt để chức năng của nó. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các khối từ khối I đến khối V đối với nhũng bài vẽ trang trí, màu sắc trong trang trí. VII. Một số kiến nghị, đề xuất. Đối với giáo viên: Tích cực nghiên cứu bài giảng, tìm ra phương pháp mới, đóng góp ý kiến hay để áp dụng trong bài giảng một cách có hiệu quả. Đối với Nhà trường: Nhà trường quan tâm hơn nữa về phòng và lớp học chuyên môn, động viên khen thưởng những ý tưởng sáng kiến mới, thường xuyên phát động phong trào học tập bằng các cuộc thi vẽ tranh. Đối với phòng giáo dục: Quan tâm hơn nữa về thiết bị, phần mềm hỗ trợ dạy và học, đồ dùng giảng dạy, đầu tư hơn nữa về thiết bị nghe, nhìn để áp dụng trong giảng dạy một cách có hiệu quả. C. Kết luận Qua hướng nghiên cứu của đề tài này tôi thấy để giáo dục được con người toàn diện nói chung và để học tốt môn mĩ huật nói riêng đòi hỏi chúng ta cần quan tâm hơn nữa với các em, cần trang bị cho các em những kiến thức cơ bản trong cuộc sống. Quan tâm hơn nữa đối với các thiết bị giảng dạy như các phần mềm ứng dụng hỗ trợ trong giảng dạy và học tập, giáo viên không ngừng học hỏi tìm tòi phương pháp mới, đầu tư thời gian nghiên cứu bài giảng, thường xuyên tổ chức cho các em học tập theo phương thức thảo luận nhóm, tổ chức hoạt động ngoại khoá vui chơi lành mạnh bổ ích, như vườn cổ tích, người tốt việc tốt vv… và trong các trò chơi có những câu hỏi về học tập của các môn học giúp các em củng cố nhớ lại những kiến thức mình đã được học từ đó giúp các em kích thích sự ham hiểu biết, khám phá những tri thức mới, chân trời mới. Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm của riêng tôi. Xong do đây là một hướng nghiên cứu mới nên không thể chánh khỏi những thiếu xót, mong các bạn đồng nghiệp tham khảo đóng góp ý kiến cho bản thân tôi và cùng góp sức chung đưa nền giáo dục ngày một đi lên. Mễ Sở, ngày 28 tháng 3 năm 2008 Người viết. Nguyễn Trung Tin Nhận xét của ban giám hiệu Nhà trường. T/M Ban giám hiệu Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nam Nhận xét của HộI đồng khoa học huyện văn giang.

File đính kèm:

  • docSANG KIEN VIP2510.doc
Giáo án liên quan