Đề tài Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên huyện đảo Cồn Cỏ phục vụ mục đích phát triển kinh tế – xã hội

Việt Nam là một trong những quốc gia có vùng biển khá rộng lớn khoảng 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền) cùng đường bờ biển dài hơn 3260 km, với 2.773 đảo trong hệ thống đảo ven bờ, gần 100 đảo, bãi ở Trường Sa và khoảng gần 40 đảo, bãi ở Hoàng Sa. Sự phong phú và đa dạng của các nguồn tài nguyên trên đảo, đặc biệt trong các vùng biển quanh đảo là ưu thế lớn để phát triển một số ngành kinh tế trọng điểm như ngành ngư nghiệp và ngành du lịch, đồng thời hệ thống đảo của Việt Nam còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, độc lập chủ quyền của quốc gia trên biển và cũng là cầu nối giao lưu kinh tế với nhiều quốc trên thế giới qua con đường biển.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên huyện đảo Cồn Cỏ phục vụ mục đích phát triển kinh tế – xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 1: Dạng cảnh quan – sinh thái rừng kín thường xanh thứ sinh trên chóp núi lửa, đất feralit nâu đỏ trên sản phẩm phong hóa bazan bọt. - Dạng 2: Dạng cảnh quan – sinh thái rừng kín thường xanh thứ sinh trên sườn núi lửa, đất feralit nâu đỏ trên sản phẩm phong hóa bazan bọt. - Dạng 3: Dạng cảnh quan – sinh thái rừng kín thường xanh trên sườn thoải núi lửa, đất feralit nâu đỏ, chứa nhiều đá lẫn bazan lộ đầu (60 – 70%) - Dạng 4: Dạng cảnh quan – sinh thái trảng cây bụi cỏ cao trên đất feralit nâu đỏ, ít đá lộ đầu. - Dạng 5: Dạng cảnh quan – sinh thái trảng cỏ thấp dạng yên ngựa giữa đá bazan và đá Neogen, đất feralit đỏ trên sản phẩm dốc tụ. Hạng 2: Các cảnh quan sinh thái trên vòm Neogen, dốc thoải, quá trình bóc mòn, rửa trôi bề mặt chiếm ưu thế. - Dạng 6: Dạng cảnh quan – sinh thái trảng cỏ cây bụi cao – rừng trồng trên vòm đá Neogen, đất feralit đỏ vàng trên sản phẩm cuội, sạn, tầng mỏng, xương xẩu. Hạng 3: Các cảnh quan – sinh thái tích tụ, rửa trôi, mài mòn dạng bờ, mô sót quanh đảo. - Dạng 7: Dạng cảnh quan – sinh thái thứ sinh trên thềm biển, đất xương xẩu trên vụn bờ san hô, vỏ sò…, nhiễm mặn - Dạng 8: Dạng cảnh quan – sinh thái trảng cây bụi trên thềm biển, đất xương xẩu trên vụn bờ san hô, vỏ sò…, nhiễm mặn. - Dạng 9: Dạng cảnh quan – sinh thái trảng cây bụi trên bãi biển tích tụ – mài mòn, đất xương xẩu trên vụn bờ san hô, vỏ sò…, nhiễm mặn. - Dạng 10: Dạng cảnh quan – sinh thái các quần xã phong ba, muống biển…trên bãi biển vụn bờ san hô, vỏ sò, vỏ ốc…, dạng triều cao. - Dạng 11: Dạng cảnh quan – sinh thái các bãi trống, trọc mài mòn đá gốc bazan, san hô cổ… - Dạng 12: Dạng cảnh quan – sinh thái bờ, mô sót trống trọc mài mòn đá gốc bazan, san hô. Chương 3 Đánh giá cảnh quan huyện đảo Cồn Cỏ phục vụ mục đích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường Mục tiêu phát triển tổng thể kinh tế – xã hội huyện đảo Cồn Cỏ một cách bền vững là đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội. Từ thế mạnh về mọi mặt, hướng phát triển chung của huyện đảo là : Đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển và phát triển kinh tế. 3.1. Đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển. Huyện đảo Cồn Cỏ nằm trên đường phân định ranh giới trên vịnh Bắc Bộ và là điểm mốc thứ 11 trên đường cơ sở, vì vậy việc đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia được dựa trên nền tảng phát triển kinh tế vững mạnh trên phạm vi huyện đảo, kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng toàn dân. 3.2. Định hướng phát triển kinh tế 3.2.1. Định hướng phát triển nông nghiệp Trong hướng này bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng trọt, bao gồm các loại cây lương thực, cây ăn quả, rau các loại và những cây che bang, chắn gió, lấy gỗ, củi. Chăn nuôi bao gồm cả đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm và thuỷ sinh. Theo tính toán của các chuyên gia trên thế giới đối với vùng đồi nhiệt đới thì 1ha sản xuất thâm canh có khả năng nuôi được một gia đình có 5 nhân khẩu. Song, đó là cách tính đối với nền nông nghiệp có đầu tư và thâm canh cao. Khả năng đầu tư cho nông nghiệp của nước ta nói chung và cho đảo Cồn Cỏ nói riêng còn nhiều hạn chế. Cây lương thực hàng đầu của nước ta cho năng suất cao là cây lúa nước và cũng là loại cây trồng quen thuộc của nhân dân ta từ xa xưa. Điều kiện địa hình, khí hậu, đất… của đảo Cồn Cỏ có thể thực hiện được một vụ cấy lúa nước bằng cách kiến thiết hệ thống ruộng bậc thang để sử dụng nước trời vào mùa mưa. Thời kỳ ít mưa có thể canh tác cây trồng cạn. Thực hiện được một vụ lúa nước sẽ tạo ra được nhiều lợi thế: - Đảm bảo được phần lớn lương thực tại chỗ - Giải quyết được tâm lý cho người dân, không lo sợ thiếu lương thực trong trường hợp vận chuyển từ đất liền ra đảo bị nhỡ. - Giữ lại được một phần nước mưa trên bề mặt đảo trong một thời gian dài và cũng tạo điều kiện tốt cho nguồn nước ngầm của đảo. Các loại cây lương thực trồng cạn cần ưu tiên cho các loại cây lấy củ. Các loại rau cần tập trung vào những loại cho quả như bầu, bí và các loại củ như hành, tỏi… Cây ăn quả nên hướng vào một số loại cây nhiệt đới như dứa, xoài, đu đủ… Mục đích trồng cây ăn quả là nhằm cải thiện bữa ăn, tăng thêm dinh dưỡng và làm bang mát quanh nhà, tăng thêm vẻ đẹp cho khu dân cư, khi có thị trường tiêu thụ thì có thể mở rộng thành cây hàng hóa. Chăn nuôi trong giai đoạn đầu nên tập trung phát triển gia cầm và tiểu gia súc, đại gia súc chỉ nuôi ở mức độ đảm bảo sức kéo. Song trong giai đoạn tiếp theo, khi đã giải quyết tăng thêm được nước mặt có thể phát triển đại gia súc và tiến tới một vài loại thú dưới dạng nửa tự nhiên. Đối với Cồn Cỏ, việc nuôi trồng thủy sản rất quan trọng, đặc biệt tôm hùm là loại xuất khẩu, có giá trị kinh tế cao, nhân dân vùng ven biển Quảng Trị đã có kinh nghiệm nuôi loại tôm này, phải tạo điều kiện và khuyến khích nhân dân phát triển ở quanh đảo. Theo hướng nông nghiệp thuần túy với các hình thức khai thác nêu trên, Cồn Cỏ có thể đảm bảo được cuộc sống cho khoảng 30 – 40 gia đình với tổng số nhân khầu khoảng 120 – 150 người, gần đạt được mức tính toán của các chuyên gia thế giới. 3.2.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp Độ che phủ ở Cồn Cỏ rất cao (khoảng 80%), trong đó trảng cỏ cây bụi chiếm tới 1/3, rừng thứ sinh, sản lượng và trữ lượng gỗ thấp, không thấy có gỗ quý. Rừng ở Cồn Cỏ thực sự không có giá trị kinh tế cao. Hướng chính của nông nghiệp Cồn Cỏ là trồng thêm, tu tạo rừng nhằm bảo vệ môi trường, giữ đất, giữ nước và tăng thêm vẻ đep cho đảo hướng vào tham quan du lịch sau này. Đối với rừng ở Cồn Cỏ, nhất thiết không được khai thác, ngay cả chất đốt phục vụ đời sống hàng ngày, cần phải đưa từ nơi khác đến (có thể đun bằng than). Hệ động vật trên cạn của đảo hầu như không phát triển, mới chỉ phát hiện được một số loài như chim cườm, én, chim cút, chuột, rắn lục, cua đá và lâm sản phụ cũng chưa thấy loại nào có giá trị. Diện tích rừng và đất rừng hẹp, khoảng hơn 100ha, sau này có thể giao cho các gia đình quản lý, bảo vệ. Theo hướng này không có khả năng nuôi sống một số ít dân cư 3.2.3. Định hướng phát triển ngư nghiệp Ngư nghiệp bao gồm đánh bắt và nuôi trông thủy sản. Đảo Cồn Cỏ nằm trong khu vực bãi cá nổi của miền Trung, khả năng đánh bắt hàng năm lớn. Khả năng nuôi trồng hiện tại có các loại rong biển và giáp xác, đặc biệt là tôm hùm, nhân dân ven biển Quảng Trị đã có kinh nghiệm nuôi, loại tôm này đang là mặt hàng hải sản đứng đầu về xuất khẩu và giá trị kinh tế của vùng này. Điều khó khăn nhất của đảo Cồn Cỏ đối với phát triển số dân làm nghề biển là đường bờ quanh đảo không có các vũng tự nhiên, nước nông, nhiều đá ngầm, không đảm bảo được điều kiện trú ẩn gió bão cho tàu thuyền, việc cập bến lên đảo rất khó khăn. Quanh đảo Cồn Cỏ có thể nuôi tôm hùm, nhưng yêu cầu kỹ thuật và giống, vốn lớn, không dễ dàng phát triển mở rộng được trong thời gian ngắn. Theo dự kiến, tại bến Nghè sẽ xây dung một số cơ sở đông lạnh và sẽ thu mua các loại hải sản của ngư dân quanh khu vực Cồn Cỏ, đây là điều kiện thu hút ngư dân đến cư trú tại Cồn Cỏ. Có thể nói, hải sản quanh Cồn Cỏ có khả năng nuôi sống số lượng dân lớn có thể cư trú tại đảo nhiều hay ít lại phụ thuộc vào các cơ sở vật chất của đảo. Những điều kiện có thể đảm bảo cho cư dân ngư nghiệp đã trình bày không thể vượt quá 15 – 20 gia đình. Trong tương lai gần, khi cảng cá bền Nghè hoàn thành, có thể đảm bảo thêm một số lượng gia đình ngư nghiệp tương tự như thế. 3.2.4. Định hướng phát triển du lịch – dịch vụ Hiện nay, hướng phát triển du lịch – dịch vụ của huyện đảo Cồn Cỏ vẫn chưa phát triển nhưng với tiềm năng về tự nhiên vốn có của đảo thì đây là một hướng có thể phát triển mạnh và sẽ đem lại hiệu quả cao. Cồn Cỏ có thể xây dung các khu vực bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học, xây dựng thành các khu tham quan, nghỉ mát, du lịch. Đặc biệt, hướng phát triển du lịch biển là hướng đang được nhiều du khách quan tâm do đó có thê đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho huyện đảo. Ngoài khả năng phát triên sản xuất nông – lâm – nghiệp và du lịch – dịch vụ, Cồn Cỏ còn có thể thực hiện chế biến hải sản, sản xuất nước đá phục vụ tàu thuyền bảo quản hải sản đánh bắt được. Nhận thấy được vị trí và tiềm năng tự nhiên thuận lợi của huyện đảo Cồn Cỏ cho hoạt động phát triển kinh tế nên Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Trị, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã rất chú trọng và quan tâm đầu tư cho huyện đảo, nhằm biến Cồn Cỏ thành hòn đảo ngọc trong tương lai với 3 ngành chính: khai thác thuỷ hải sản; công nghiệp chế biến thuỷ hải sản và dịch vụ du lịch. Từ các định hướng phát triển kinh tế trên, trong nội dung của khóa luận tiếp theo dự kiến sẽ thành lập bản đồ tổ chức không gian phát triển kinh tế huyện đảo Cồn Cỏ. 3.3. Định hướng công tác di dân đến huyện đảo Cồn Cỏ Như vậy, theo những phân tích trên Cồn Cỏ chưa có hướng kinh tế nào mạnh và nổi bật do đó chưa đủ điều kiện đảm bảo chắc chắn cho dân cư. Nếu kết hợp cả 4 hướng kinh tế trên là nông – lâm – ngư nghiệp và hướng phát triển du lịch – dịch vụ để dự tính, Cồn Cỏ có thể chứa 50 – 70 hộ gia đình với số lượng dân khoảng 200 – 280 người. Cùng phát triển với số dân sản xuất và các ngành khác, tất yếu sẽ có các lực lượng về y tế, giáo dục, thông tin, dịch vụ, kỹ thuật sửa chữa, công an, hải quan v.v…Dân số có khả năng tăng lên trên 300 người, đó là chưa kể đến lực lượng quốc phòng luôn phải có mặt trên đảo. Theo số liệu 6/2005, dân số trên huyện đảo Cồn Cỏ là 400 người, hoàn toàn là dân từ 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh ra đảo lập nghiệp trong vài năm gần đây. Trong đó, có 150 cán bộ công chức chủ yếu trong ngạch quân đội, còn 250 nhân khẩu khác chủ yếu làm dịch vụ, khai thác thuỷ hải sản. Dự kiến đến năm 2010 dân số trên đảo sẽ có khoảng 600 người. Để đảm bảo cuộc sống cho cư dân trên đảo trong tương lai, huyện đảo Cồn Cỏ cần được đầu tư thêm về nguồn vốn cũng như khoa học kỹ thuật để phát triển những ngành kinh tế đã định hướng ở trên, đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm là khai thác thuỷ hải sản; công nghiệp chế biến thuỷ hải sản và dịch vụ du lịch. Ngoài ra, cần đầu tư xây dựng thêm cơ sở hạ tầng để đảm bảo cuộc sống cho người dân.

File đính kèm:

  • docDanh gia tong hop dao Con Co.doc
Giáo án liên quan