Đề tài Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy phần “ cảm thụ văn học ” cho học sinh lớp 4 và 5

Đất nước đang trên đà phát triển, nhịp sống tưng bừng đang hối hả khắp nơi cả dân tộc đang vươn mình trỗi dậy, đang từng ngày từng giờ thay đổi da thịt., vươn lên những tầm cao mới, tầm cao của tri thức, của công nghệ thông tin, của xã hội loài người.

 Với tầm nhìn chiến lược, Bộ Giáo dục Đào tạo đã đi đến một quyết định sáng suốt thay đổi chương trình sách giáo khoa mới cho phù hợp với xu thế phát triển xã hội, đáp ứng lòng mong mỏi của các thầy cô giáo cũng như các bậc phụ huynh học sinh. Sách giáo khoa thay đổi thì phương pháp dạy học cũng phải thay đổi để phù hợp với nội dung chương trình của Sách giáo khoa

 

doc23 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy phần “ cảm thụ văn học ” cho học sinh lớp 4 và 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì lạ lùng cả, không có gì là khó hiểu cả. Chỉ cần có sự siêng năng, chăm chỉ. Hình thức so sánh “ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù” cho thấy tre cần cù, siêng năng lắm. Người ta không thể biết tre có bao nhiêu rễ thì cũng không biết được sự cần cù của tre cao đến mức nào. Không chỉ có tre được nhân hóa mà cả rễ - một bộ phận của tre – cũng được nhân hóa “ Rễ siêng không ngại đất nghèo”. Hai câu cuối cùng của khổ thơ là một hình ảnh đẹp, khái quát lại một phẩm chất của tre, cũng là của con người Việt Nam vượt mọi gian khổ, luôn luôn lạc quan, cố gắng phấn đấu vươn lên: Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Tre phải chống chọi lại những cơn gió lớn, thân cây có thể oằn lại, nghiến ken két nhưng tre vẫn sẵn sang chịu đựng để cho lá cành phấp phới bay trong gió. Nghĩa là trong sự chịu đựng này, tre có một ý thức giáo dục con cháu của mình, trong một đất nước ở vùng nhiệt đới nắng nhiều, tre còn là biểu tượng của sức sống hiên ngang thần kỳ. Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Đây là một khổ thơ chỉ gồm có hai câu đứng tách riêng ra. Hình thức của khổ thơ rất phù hợp với biểu tượng nói trên. Khổ thơ tiếp theo là khổ dài nhất, gồm 14 câu nói đến những phẩm cách còn quý giá hơn của tre. Tre biết thương nhau, đùm bọc lấy nhau, tre biết truyền cho con cháu “Cái gốc” để con cháu noi theo, tre biết chịu đựng mọi gian khổ, dám hy sinh tất cả cho con cái. Kết quả là lớp măng non đã tiếp thu được truyền thống bất khuất của ông cha, những phẩm cách này của tre cũng chính là của con người Việt nam. Tre tiếp tục được nhân hóa sâu sắc hơn theo những quan hệ gia đình, cộng đống của con người. Bão bùng than bọc lấy than Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Miêu tả những khóm tre trong gió bão mà dùng những hình ảnh “ Thân bọc lấy thân”, “Tay ôm tay níu” của thân tre, cành tre, thì thật là sát đúng với thực tế mà lại còn nói lên được sự thân yêu đoàn kết giữa những con người với nhau. Tre có thể liên kết với nhau thành lũy là trường hợp duy nhất trong các loại cây được con người gọi kèm với từ “ Lũy”: Lũy tre. Tre còn là biểu tượng cho niềm kiêu hãnh, hiên ngang và sự hy sinh cao đẹp: “Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn mang cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con” Một loài cây sẵn sang chịu đựng mọi mưa nắng dãi dầu, mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Sẵn sang hy sinh tất cả, thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động: “Có manh áo cộc tre nhường cho con” Đó phải chăng chính là những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Tre già măng mọc là quy luật đồng thời cũng thể hiện sức sống bất diệt của tre, của sự cần cù, bao dung, yêu thương giống nòi. Măng non ra đời để tiếp thu được truyền thống bất khuất của cha ông: Măng non là búp măng non Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu! Khổ thơ cuối cùng bài thơ, cách ngắt nhịp, ngắt dòng thật đặc biệt: Mai sau Mai sau Mai sau Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh Vơi biện pháp sử dụng điệp ngữ “ Mai sau”, góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận, tạo cho ý thơ âm ca vang bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú. Ngày xưa đã có bờ tre xanh, hôm nay rồi cả mai sau, mai sau nữa, vẫn có bờ tre xanh, mãi mãi có bờ tre xanh. Dòng thơ cuối cùng với ba từ “xanh” trong những kết hợp cú pháp đặc sắc, gợi một màu sắc trường tồn của tre Việt Nam, của con người Việt Nam, một truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Đất xanh – tre mãi – xanh màu – tre xanh. 3. Hướng dẫn học sinh cách viết một bài văn cảm thụ: Gồm ba bước: Bước 1: Sơ lược về tác giả tác phẩm Bước 2: Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn như: những từ ngữ có giá trị gợi tả, gợi cảm, những hình ảnh đẹp, những từ láy, từ tượng thanh, tượng hình, cách gieo vần và một số biện pháp tu từ thường gặp. Bước 3: Chỉ rõ nội dung cơ bản của đoạn thơ. Dựa trên ba bước cơ bản nêu trên, học sinh sẽ chắp bút viết thành một đoạn văn cảm thụ có “ mở đoạn”, “ phân tích nội dung” và “ kết đoạn” để gói lại nội dung cảm thụ. Trong quá trình phân tích học sinh có thể sử dụng theo ba cách sau đây: Cách 1: Từ biện pháp nghệ thuật bật ra nội dung. Cách 2: Trên cơ sở cảm nhận nội dung đoạn văn, đoạn thơ chỉ ra được những giá trị nghệ thuật. Cách 3: Vừa phân tích vừa dẫn dắt đan xen từng ý nhỏ kết hợp lồng ghép biện pháp nghệ thuật và cuối cùng bật ra nội dung cơ bản của đoạn văn, đoạn thơ. 4. Học sinh cần lưu ý: Đoạn văn có nội dung về cảm thụ ở tiểu học cần được diễn đạt một cách hồn nhiên, trong sáng và bộc lộ cảm xúc, cần tránh mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, tránh diễn giải dài dòng về nội dung đoạn thơ ( hay đoạn văn) hoặc sa vào “ phân tích” quá kỹ bằng giọng văn không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Để làm sáng tỏ cho các bước nêu trên giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh làm bài tập sau đây Bài tập minh hoạ: Học sinh chép đề bài: Mở đầu bài: “ Nhớ con sông quê hương” nhà thơ Tế Hanh viết: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ? Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận được điều gì ? Hướng dẫn học sinh làm nháp theo 3 bước. Bước 1: Sơ lược về tác giả, tác phẩm Nhà thơ Tế Hanh thể hiện tình yêu quê hương qua bài thơ: “ Nhớ con sông quê hương” . Bước 2: Biện pháp nghệ thuật Nhân hoá: Nước gương trong soi những hàng tre So sánh: Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Đảo ngữ: Soi tóc những hàng tre Từ láy: Lấp loáng Hình ảnh đẹp: Con sông xanh biếc,Nước gương trong soi tóc những hàng tre Bước 3: Nội dung cơ bản ( Giá trị nội dung) * Hình ảnh đẹp: Hình ảnh con sông xanh biếc có nước trong như mặt gương để hàng tre hàng ngày soi bóng Hình ảnh lòng sông lấp loáng phản chiếu ánh nắng trưa hè. Cảm nhận: Con sông quê hương có vẻ đẹp thật quyến rũ lòng người. Tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. * Hướng dẫn học sinh “ Chắp bút “ viết bài văn cảm thụ: Mỗi người đều có một quê hương để nhớ để thương. Bởi vì quê hương là nơi chứa đựng bao kỉ niệm thời thơ ấu. Chỉ đạo dự giờ, kiểm tra, đánh giá kết quả: Trong quá trình thực nghiệm đề tài, tôi đã thường xuyên dự giờ, kiểm tra kết quả hoạt động của thầy và trò, theo dõi sát sao cụ thể việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học của giáo viên. Cách tiếp cận và lĩnh hội kiến thức của học sinh để kịp thời sửa chữa, uốn nắn khắc phục. Giúp giáo viên có giờ dạy đạt hiệu quả cao. Giúp học sinh nắm chắc được cách thức viết bài văn cảm thụ đạt kết quả tốt. Kết quả sau thực nghiệm: Sau khi áp dụng một số giải pháp chỉ đạo cho giáo viên và học sinh, chất lượng học văn cụ thể là phần “ Cảm thụ văn học” được nâng cao. Việc đổi mới phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập, tư duy, sáng tạo được phát triển, các em được rèn luyện, được tự học, tự khám phá trong kho tàng văn học Việt Nam. Kết quả: Sau thời gian thực nghiệm, kết quả đạt được của học sinh khối lớp 4 và khối lớp 5 tiến bộ rõ rệt, số học sinh đạt điểm giỏi và điểm khá tăng lên so với kết quả đầu năm học như sau: Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm Yếu SL % SL % SL % SL % 4A 29 2 6.9 10 34.5 17 58.6 0 0 4B 30 11 36.7 12 40 7 23.3 0 0 5A 24 4 16.7 8 33.3 12 50 0 0 5B 26 11 42.3 10 38.5 5 19.2 0 0 Tổng 109 28 25.7 40 36.7 41 37.6 0 0 PHẦN 3: KẾT LUẬN Bài học kinh nghiệm: Luyện tập để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một yêu cầu cần thiết đối với học sinh tiểu học, các em phải học tập và ren luyện, được gia đình, nhà trường và xã hội vun đắp. Chính vì vậy, đòi hỏi người thầy phải thât kiên trì bền bỉ, biết phát huy trí lực, khả năng sáng tạo của học sinh. Tạo cho các em nguồn cảm hứng, sự say mê khi tiếp xúc với thơ văn. Đặc biệt người thầy pải tự học hỏi, bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu và trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp, chịu khó tìm tòi các phương pháp giảng dạy để có những giờ giảng dạy hay, cuốn hút học sinh. Học sinh yêu thích văn học ngày càng nhiều, các em rất ham thích và hứng thú với những giờ văn cảm thụ. Ngôn ngữ nói và viết của các em ngày một trong sáng hơn, bài viết của các em trôi chảy, lưu loát tự nhiên, không gò ép, không sáo rỗng. Nhờ đó mà thúc đẩy chất lượng của môn Tập làm văn. Một phân môn mà các em thường ngại ngùng khi tếp xúc, một điều không thể thiếu là người thầy phải có năng khiếu về thơ văn, ngôn ngữ trong sáng, phương pháp linh hoạt sáng tạo. Người thầy được coi là những dòng sông ngày đêm chuyên chở phù sa bồi dắp cho vạn vật tốt tươi. Hàng năm các cấp lãnh đạo và quản lý giáo dục nên tổ chức hội thảo và rút kinh nghệm về quản lý lãnh đạo. Với những kinh nghiệm và bài học xử thế điển hình để các thành viên trong Ban giám hiệu, các nhà trường có dịp soi lại mình, soi lại phương hướng đường lối chỉ đạo chung và chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn. Đề xuất – khuyến nghị: Khuyến khích giáo viên viết sách tham khảo về bồi dưỡng học sinh học môn Tiếng Việt, đặc biệt là phần “Cảm thụ văn học” để giáo viên có nhiều điều kiện trao đổi học hỏi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Mỹ Đức, ngày 06 tháng 05 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả ĐINH THU DUNG MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài: ...trang 1 2/ Mục đích nghiên cứu đề tài.... trang 2 3/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu... trang 2 4/ Nhiệm vụ nghiên cứu.. trang 2 5/ Giới hạn của đề tài...trang 2 6/ Các phương pháp nghiên cứu..trang 3 7/ Cơ sở lý luậntrang 3 PHẦN 2: NỘI DUNG 1/ Thực trạng ban đầutrang 4 2/ Các giải pháp thực hiện.trang 5 PHẦN 3: KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm:..... trang 21 2. Đề xuất – khuyến nghị:.trang 21

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM MON TIENG VIET 45.doc
Giáo án liên quan