Đề tài Các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế

Khủng hoảng tài chính là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây truyền của hệ thống tài chính, là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đẩy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình, ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn và giá cả của hàng hóa trên thị trường. Sự đổ vỡ của các bộ phận trong thị trường tài chính kéo theo sự vỡ nợ của hàng loạt ngân hàng và các tổ chức tài chính và sự sụt giảm nghiêm trọng của cá hoạt động kinh tế.

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4,7 tỉ usd,giảm 74% so với cùng kì năm ngoái). Cuộc khủng hoảng đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến vấn đề nợ công. Việt Nam với tỉ lệ nợ cao, thâm hụt ngân sách triển miên đang bị các tổ chức tài chính quốc tế xếp vào mục rủi ro cao, với mức CDS là 263, xếp ngay trên Hy Lạp (321) và Iceland (466). Điều này sẽ là một cản trở rất lớn trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp và cho vay từ nước ngoài. Bốn là, gia tăng rủi ro tỷ giá: khủng hoảng nợ công châu âu đã tạo ra những biến động khó lường về tỷ giá,đồng EUR tiếp tục chịu áp lực giảm giá trên thị trường tiền tệ nói chung và đồng USD nói riêng,trước mắt đồng USD tăng giá tương đối so vs EUR sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam vào khu vực EU do chủ yếu hàng hóa được tính theo USD. Bên cạnh đó đồng USD mạnh lên trong khi thâm hụt thương mại của Việt Nam sẽ gây áp lực lên dự trữ ngoại hối quốc gia Biện pháp của Việt Nam đối phó với cuộc khủng hoảng Với những tác động khá lớn của cuộc khủng hoảng nợ công châu âu, các chuyên gia kinh tế cũng đã có những khuyến nghị đối với Chính phủ cũng như các DN hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan: đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng là nhu yếu phẩm, nông lâm thuỷ sản, thực phẩm chế biến, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu thông qua việc cải tiến chất lượng sản phẩm, gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường… để xuất khẩu của Việt Nam không bị giảm mạnh về giá trị. Ngoài ra, cần cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch hóa và đảm bảo quyền lợi của NĐT cũng như ổn định về kinh tế vĩ mô và cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao uy tín quốc gia cũng như hạn chế sự suy giảm các nguồn lực bên ngoài vào hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước. Nếu có những giải pháp cụ thể giải quyết một cách triệt để các vấn đề nêu trên, những thách thức đó sẽ trở thành cơ hội cho Việt Nam khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Hạn chế chi tiêu quá mức vào các lĩnh vưc chưa thực sự cần thiết khi tình hình kinh tế đang gặp khó khăn. Trong phiên trả lời chất vấn, Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra những giải pháp của Việt Nam nhằm đối phó với nợ công và ổn định nền kinh tế trong nước đó là: Đề cập giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng cho biết, thời gian tới Chính phủ sẽ tập trung kiềm chế lạm phát, trong đó tăng cường kiểm tra thị trường, tuyên truyền để ngăn chặn tăng giá do tâm lý… Giảm dần lãi suất theo mức giảm của chỉ số giá tiêu dùng, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường để khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập khẩu, có tác động để phục hồi thị trường bất động sản, chứng khoán, bảo đảm quyền sở hữu vàng của người dân, nhưng không để vàng trở thành phương tiện thanh toán. Để đảm bảo nợ công an toàn trong giới hạn an toàn cần phải: chống gian lận thu, chống trốn thuế, nuôi dưỡng nguồn thu, tăng cường giám sát thanh tra các khoản chi nhà nước. Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng dự trữ ngoại hối, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích, những mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Về các doanh nghiệp nhà nước, xác định rõ chức năng của doanh nghiệp nhà nước, xác định ngành nghề kinh doanh. Chính phủ sẽ xây dựng đề án cơ cấu lại tổng thể doanh nghiệp nhà nước trình Quốc hội, trong đó giữ lại những doanh nghiệp thực sự cần thiết, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tập đoàn, cty chỉ tập trung đầu tư vào ngành kinh doanh chính, xử lý các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài bằng sáp nhập, cổ phần hóa hoặc cho phá sản. Bài học kinh nghiệm. Nghiên cứu tình hình nợ công tại một số nước châu Âu có thể giúp rút ra một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới khủng hoảng như sau: Một là, tất cả các nước rơi vào vòng xoáy nợ công đều có kỷ luật tài khóa lỏng lẻo. Tình hình thực hiện ngân sách chi cuối năm luôn vượt xa Nghị quyết của Quốc hội về chi ngân sách được công bố đầu năm ; hai là, việc phân bổ nguồn vốn dễ bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị nhiều hơn mục tiêu kinh tế (ví dụ : chi phí quốc phòng – an ninh, chi trợ cấp xã hội, chi trả lương hưu cho công chức, chi bù lãi suất ngân hàng cho các dự án công ích, chi lễ tân nhà nước hay các lễ kỷ niệm,…); ba là, thời gian thực hiện dự án kéo dài. Hiếm có dự án công nào hoàn thành đúng tiến độ. Hậu quả là tiền lãi phải trả trên nợ vay tăng ; bốn là, hiệu quả sử dụng vốn thấp (thường thấp hơn các dự án vay vốn thương mại của khu vực tư) ; năm là, trách nhiệm người đi vay không cao vì những người tham gia quyết định vay nợ không hẳn là những người sẽ phải lo trả nợ nhất là khi người vay không có cơ hội tái đắc cử ; và sáu là, Chính phủ có khả năng che đậy các vấn đề bất cập của tình hình nợ công trong một thời gian khá dài (có thể tới 10 năm) nên việc điều chỉnh chính sách khắc phục không được kịp thời. Để không bị cuốn vào khủng hoảng nợ công, các nước đang phát triển cần tránh : (1) vay nợ quá nhiều, nhất là vay nợ nước ngoài. Tốt nhất là không để tỉ lệ nợ nước ngoài vượt quá 50% tổng số nợ công ; (2) vay nợ mà không rõ hay không chắc khả năng trả nợ. Đây là nguyên nhân khiến các Chính phủ phải vay nợ mới để trả nợ cũ để rồi nợ ngày càng chồng chất với lãi suất ngày càng cao mà không tạo ra giá trị gia tăng mới ; (3) chấp nhận lãi suất vay nợ công cao hơn lãi suất vay thương mại ; (4) coi trọng mục tiêu chính trị ngắn hạn hơn hiệu quả kinh tế dài hạn ; (5) ban hành các quyết định vay nợ trong một phạm vi hẹp những người có quyền lực mà thiếu phản biện và có trách nhiệm cá nhân  đầy đủ; (6) không công khai hóa tình hình nợ công và các vấn đề liên quan đến nợ công. Những bài học hữu ích về quản lý nhà nước Đối với Việt Nam, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu ít nhiều có tác động trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và cả lâu dài đến nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội-chính trị đất nước, nhưng đồng thời cũng cho chúng ta những bài học quý báu. Một mặt, những khó khăn thị trường và tài chính từ các nước EU đang gặp khủng hoảng - với tư cách đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu - có thể làm thu hẹp khả năng xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ, lao động và do đó, làm thu hẹp nguồn thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu, kiều hối và dòng FDI, giảm bớt một số nguồn động lực và cơ hội phát triển, mở rộng xuất khẩu của Việt Nam…; Mặt khác, thực tiễn của cuộc khủng hoảng giúp chúng ta rút ra những bài học cảnh tỉnh cần thiết về yêu cầu quản lý nhà nước trong quá trình phòng ngừa và vượt qua khủng hoảng, trong đó có sự minh bạch thông tin, quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư công, duy trì hiệu lực, hiệu quả các giám sát vĩ mô, bảo đảm các yêu cầu an sinh xã hội và tìm kiếm, phối hợp các nguồn lực cho phát triển đất nước theo yêu cầu phát triển bền vững… Đặc biệt, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã củng cố quyết tâm tái cấu trúc kinh tế nói chung, đầu tư công của Việt Nam nói riêng, theo hướng về dài hạn, cần chủ động giảm thiểu dần đầu tư công, tăng đầu tư ngoài ngân sách nhà nước trong tổng đầu tư xã hội; chuyển trọng tâm đầu tư công ra ngoài lĩnh vực kinh tế, để tập trung vào phát triển các lĩnh vực hạ tầng và xã hội; phòng ngừa và giảm thiểu những hoạt động đầu tư công gắn với sự chi phối  của ý chí chủ quan và ngắn hạn, "tư duy nhiệm kỳ", bệnh thành tích, hay "lợi ích nhóm". Chúng ta cũng cần có sự đổi mới quy trình và tiêu thức phù hợp và chuẩn hóa để tạo căn cứ lựa chọn và thông qua các dự án đầu tư theo lĩnh vực và yêu cầu đầu tư, mục tiêu kinh tế-xã hội, môi trường, cũng như các lợi ích quốc gia và địa phương, ngành, cụ thể và dài hạn, có phân biệt 2 loại mục tiêu và 2 loại tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư công-đầu tư vì lợi nhuận và đầu tư phi lợi nhuận, khắc phục sự nhập nhằng giữa nguồn vốn hoạt động vì lợi nhuận với nguồn vốn hoạt động phi lợi nhuận, cũng như giữa trách nhiệm xã hội của các tập đoàn kinh tế nhà nước đối với ổn định kinh tế vĩ mô với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dễ  dẫn đến đầu tư của tập đoàn vừa  bị phân tán, vừa dễ bị lạm dụng, kém hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, kể cả cổ phần hóa toàn tổng công ty; giảm, thu hẹp tỷ trọng và giảm thiểu số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, chỉ duy trì doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong những ngành, lĩnh vực mà nhà nước cần độc quyền, giữ vị trí then chốt của nền kinh tế và các lĩnh vực mà doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân không hoặc chưa muốn, chưa có khả năng tham gia. Ưu tiên xây dựng các mô hình tập đoàn kinh tế đa sở hữu, với vai trò nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước, đảm nhận vai trò chủ lực trong nền kinh tế, được vận hành theo đúng quy luật kinh tế  trên cơ sở sự tự nguyện thoả thuận liên kết, hợp tác giữa các pháp nhân độc lập; ủng hộ thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân. Kiên quyết chấm dứt tình trạng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư dàn trải ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính (Hội nghị TW 3 yêu cầu hoàn thành trước năm 2015) và tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân, chủ yếu thuộc các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụ công, ổn định kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu chỉnh sửa giảm tỷ trọng xuống dưới 10%, thậm chí bãi bỏ sớm quy định hiện nay về cho phép doanh nghiệp nhà nước được phép đầu tư “trái ngành” tối đa 30% tổng nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, mức vốn đầu tư công ty nhà nước không được vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn, nhưng mức vốn góp của công ty mẹ và công ty con trong tổng công ty, tập đoàn không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn… Khuyến khích phát triển tập đoàn đa sở hữu, cổ phần và tiêu chuẩn hóa quản trị doanh nghiệp theo yêu cầu phòng tránh rủi ro cao. Đặc biệt, cần đảm bảo tính ổn định hệ thống, chủ động phòng ngừa  các tác động mặt trái, những cái “bẫy” nợ nần và hiệu quả thiết thực trong quá trình tái cấu trúc trong cả khu vực doanh nghiệp, cũng như  khu vực tài chính- ngân hàng. Ngoài ra, còn cần chú ý xử lý tốt các vấn đề liên quan đến mua bán sáp nhập doanh nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội.

File đính kèm:

  • docCAC CUOC KHUNG HOANG TAI CHINH QUOC TE.doc
Giáo án liên quan