Đề ôn luyện thi tốt nghiệp Địa THPT

I. ĐỀ ÔN LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT

Đề số 1

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 ĐIỂM)

Câu I (3 điểm)

1. Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày:

a) Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

b)Ảnh hưởng của biển đối với các điều kiện tự nhiên nước ta.

2. Cho bảng số liệu:

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7005 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn luyện thi tốt nghiệp Địa THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn nhanh; Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động c) Tác động mạnh đến sự phát triển của 1 số ngành kinh tế khác: Nông nghiệp, ngư nghiệp và nhiều ngành khác. Câu II ( 2 điểm) a. Vẽ biểu đồ. Yêu cầu: đúng về giá trị, khoảng cách năm; đẹp; đầy đủ tên, chú thích. - Nếu sai, thiếu 1 trong các yếu tố: - 0,25đ - Vẽ sai dạng, không cho điểm. b. Nhận xét và giải thích. - Sản lượng thủy sản của nước ta từ 1990 đến 2007 đều tăng, cụ thể: + Sản lượng đánh bắt tăng: ……. nghìn tấn (hoặc tăng bao nhiêu lần..) + Sản lượng nuôi trồng tăng: ……. nghìn tấn. (hoặc tăng bao nhiêu lần..) + Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn đánh bắt. - Do: + Đầu tư trang thiết bị, ngư cụ hiện đại, đóng mới các tàu thuyền công suất lớn, phát triển đánh bắt xa bờ. + Mở rộng diện tích nuôi trồng, đưa nhiều giống thủy sản mới vào nuôi trồng cho hiệu quả cao. + CN chế biến phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ rộng lớn….. 1. Công nghiệp trọng điểm - Khái niệm ngành CN trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. * Hãy kể tên các ngành CNTĐ. Gồm: CN năng lượng, chế biến LT-TP, dệt – may, hóa chất – phân bón – cao su, VLXD, cơ khí – điện tử……. 2. - 5 thành phố trực thuộc Trung Ương : Hà Nội , Hải Phòng , Đà Nẵng , Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ . - Các tỉnh của khu vực Tây Nguyên : Kon Tum , Gia Lai , Đăk Lăk , Đăk Nông và Lâm Đồng - Tên các núi ở các vung núi : + Vùng núi Đông Bắc : Phia Ya , Mẫu Sơn , Tây Côn Lĩnh + Vùng núi Tây Bắc : Phanxipăng , Pusilung , Pusamsao + Vùng núi Trường Sơn Bắc : Puxailaileng , Phu Hoạt , Rào Cỏ + Vùng núi Trường Sơn Nam : Ngọc Linh , Chư Yang Sin , Chưpha - Tên các dãy núi , cánh cung và cao nguyên : + Các dãy núi : Hoành Sơn , Hoàng Liên Sơn , Bạch Mã + Cánh cung : Sông Gâm , Ngân Sơn , Bắc Sơn , Đông Triều + Cao nguyên : Sơn La , Mộc Châu , Đăk Lăk , Di Linh ,… Câu IV a - Thế mạnh và hạn chế của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung + Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam qua quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam, có các sân bay: Đà Nẵng, Phú Bài, cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào… thuận lợi phát triển kinh tế giao lưu hàng hóa. + Vùng có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng. + Vùng còn khó khăn về lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông. Câu IV. b Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1.Phân tích các thế mạnh nổi bật và hạn chế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ. a) Vị trí địa lí - Liền kề với đồng bằng sông Cửu Long, giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, những vùng này là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. - Phía đông giáp biển thuận lợi phát triển kinh tế biển. - Phía tây giáp Campuchia thuận lợi mở rộng buôn bán với các nước láng giềng. b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Đất đỏ bazan màu mỡ, chiếm đến 40% diện tích của vùng. Ngoài ra còn có đất xám tuy nghèo dinh dưỡng nhưng thoát nước tốt là cơ sở hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả. - Khí hậu cận xích đạo, ít bị ảnh hưởng của bão. -Tài nguyên biển gần các ngư trường lớn là Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau – Kiên Giang. Vùng còn có điều kiện thuận lợi xây dựng cảng cá và nuôi trồng thủy sản nước lợ. - Tài nguyên rừng tuy không nhiều nhưng là nguồn cung cấp gỗ, củi, cho dân dụng, cung cấp nguyên liệu giấy. Các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn trong vùng còn có ý nghĩa bảo vệ môi sinh và ý nghĩa về du lịch. - Tài nguyên khoáng sản có dầu khí ở vùng thềm lục địa, sét, cao lanh.. - Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn. c) Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân cư và nguồn lao động: là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật . Sự phát triển kinh tế năng động của vùng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn, Có TP Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước. - Cơ sở vật chất kĩ thuật : là vùng có cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất ở phía nam - Đông Nam Bộ là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn, thu hút nhiều dự án hợp tác đầu tư nước ngoài. * Hạn chế mùa khô kéo dài 4-5 tháng nên thường xảy ra thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. 2. Trình bày sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm chính ở Đông nam Bộ. Vì sao Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cao su nhất nước - cao su: Đồng Nai,Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước. - cà phê: Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, ngoại vi TP Hồ Chí Minh. - Điều: Bà Rịa-Vũng Tàu, ngoại vi TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. - Hồ tiêu: Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ 11 Câu I (3 điểm) 1. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta. a. Ý nghĩa tự nhiên - Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa - Nước ta tiếp giáp với biển Đông nên khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. - Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa các vùng miền. - Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán. b. Ý nghĩa kinh tế văn hoá- xã hội quốc phòng - Về kinh tế, nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng và sân bay quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các nước. - Về văn hoá xã hội, vị trí liền kề với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá xã hội và mối giao lưu lâu đời tạo thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển vơi các nước trong khu vực. - Về quốc phòng, nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. 2. Vấn đề việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội lớn, theo số liệu điều tra, năm 2005, tính trung bình cả nước , tỉ lệ thất nghiệp là 2,1 %, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1 %. Ở khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3 % , ở nông thôn là 1,1 %, tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5 % ở nông thôn là 9,3 % - Giải quyết việc làm cho người lao động góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm đi các vấn đề khó khăn về xã hội. * Phương hướng giải quyết việc làm - Phân bố lại dân cư và lao động - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. - Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất. Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Mở rộng , đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.. Câu II a. Tính Năm Số vốn đầu tư TB của các dự án (triệu USD) 2000 7,26 2001 5,66 2002 3,71 2003 2004 2005 2006 2007 b) Vẽ (cột-đường) Câu III. 1. Trình bày sản xuất lương thực (lúa) ở nước ta từ 2000 đến nay. Diện tích gieo trồng có xu hướng giảm từ 7.6 triệu ha(2000) xuống còn 7.3 triệu ha(2005) và 7.2 (2007) Năng xuất lúa tăng nhanh 42tạ/ha(1980) lên 49 tạ/ha(2007) Sản lượng lúa tăng mạnh từ 32.5 triệu tấn(2000) lên 35.8 triệu tấn(2005) và 35.9 (2007) Đảm bảo đủ lương thực cho nhân dân, tham gia vào các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới 3 – 4 triệu tấn/ năm Bình quân lương thực đầu người > 422kg/năm - Đồng bằng Sông Cửu Long là nguồn sản xuất lương thực lớn nhất chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng của cả nước. 0.25đ . Trong đó tỷ trọng diện tích trồng lúa so với diện tích diện tích trồng cây LT ở các tỉnh ĐBSCL đều trên 90% . - Đồng bằng Sông Hồng là vùng lớn thứ 2 về sản xuất lương thực nhưng là vùng có năng xuất lúa cao nhất nước . Câu IV. a Trình bày thực trạng cơ sở vật chất ngành giao thông vận tải đường bộ (ôtô) và đường sắt ở nước ta. *Đường bộ (ôtô) - Mạng lưới đường bộ trong những năm gần đây đã được mở rộng và hiện đại hóa, về cơ bản đã phủ kín các vùng. - Hai trục đường bộ xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh (đang xây dựng). Quốc lộ 1 chạy suốt từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2300 km, là tuyến đường xương sống của nước ta. * Đường sắt - Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km. Tuyến đường sắt Thống Nhất dài 1726 km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc- Nam. Các tuyến đường khác là: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên… Mạng đường sắt xuyên Á đang được xây dựng, nâng cấp Câu IV b (2 điểm) 1. - Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng và đang có sự chuyển biến rõ rệt, có 3 nhóm (Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước ) với 29 ngành công nghiệp. - Trong cơ cấu các ngành CN hiện nay đang nổi lên một số ngành trọng điểm (kể tên) - Cơ cấu CN theo ngành đang có sự chuyển biến theo hướng giảm tỉ trọng CN khai thác , CN SX và phân phối điện, khí đối nước; tăng tỉ trọng CN chế biến * Nguyên nhân: Do kết quả của đường lối CNH và nhằn thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thi trường khu vực và TG. - Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp: Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước, thích ứng với nền kinh tế thế giới. Đẩy mạnh phát triển các ngành trọng điểm. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ. 2. Phải khai thác tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo vì: - Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng, chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. - Môi trường biển là không chia cắt được. Bởi vậy, một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh. - Môi trường đảo, do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền, lại có diện tích nhỏ nên nhạy cảm trước tác động của con người.

File đính kèm:

  • docDE THI THU TOT NGHIEP DIA LI.doc