Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 năm học: 2009 - 2010

Câu 1:

Thế nào là phương châm về lượng? Cho ví dụ?

Trả lời:

Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói cần phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu và không thừa.

Ví dụ:

Trên đường đi học, gặp Nam, Tuấn hỏi:

Bạn học bơi ở đâu mà giỏi thế?

Tớ học bơi ở hồ bơi “Tuổi trẻ”.

Câu 2:

Thế nào là phương châm về chất? Cho ví dụ?

Trả lời:

Khi giao tiếp, ta đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng cớ xác thực.

Ví dụ:

- Nam hỏi Tuấn:

Bạn có biết nhà thầy chủ nhiệm ở đâu không?

- Tuấn đáp:

Hình như ở hướng Vĩnh Long.

 

doc12 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 năm học: 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông sợ hy sinh, tình đồng đội gắn bó. Dễ cảm xúc. * Điểm riêng: - Thao: cương quyết , táo bạo, sợ máu và vắt. - Nho: Dịu dàng, thích thêu thùa. - Phương Định: hồn nhiên, vô tư, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát. 4. Những nét tính cách tâm lý của Phương Định. Có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư, nhạy cảm hay mơ mộng và thích hát. Yêu thương đồng đội và những chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn. Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Tâm lý của Phương Định trong lần phá bom được miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ cho dù chỉ thóang qua trong giây lát (dẫn chứng) => Tác giả đã phát họa và miêu tả được đời sống nội tâm với những nét tâm lý cụ thể của nhân vật. BÀI 8:BỐ CỦA XI-MÔNG (Trích) G-Đơ Mô-Pa-Xăng 1. Tác giả, tác phẩm. Guy đơ Mô-Pa-Xăng (1850-1893)là nhà văn Pháp chuyên viết truyện ngắn. những tác phẩm của ông đều phản ảnh sâu sắc nhiều phương diện của xã hội của Pháp nữa thế kỷ XIX. Văn bản được trích trong tác phẩm cùng tên của Guy đơ Mô-Pa-Xăng. Phần trích kể lại nổi đau của Xi-Mông và chị BLăng- Sốt. Cùng với việc làm, hành động nhân hậu của anh thợ rèn Phi-Líp. 2. Nổi đau cuảe mẹ con Xi-Mông a.Nổi đau của Xi-Mông. Xi-Mông đau khổ vì không có bố và thường bị bạn bè trêu chọc. Xi-Mông định nhảy xuống sông cho chết đuối. b.Chị BLăng-Sốt. Là một phụ nữ đẹp, đức hạnh, bị lừa dối tình cảm khiến cho Xi-Mông trở thành đứa con không có bố. Bản chất của chị:Sống nghiêm túc, đúng đắn. Chị rất đau đớn khi chứng kiến nổi đau của con (dẫn chứng) => chị rất thương con. 3. Nhân vật Phi-líp. Là thợ rèn, cao lớn, nhân hậu. Phi-Líp định bụng sẽ bởn cợt với chị BLăng-sốt gặp Xi-Mông ở bờ sông. Nhưng khi gặp chị thì ý nghĩ đó không còn nữa và anh nhận ra chị là người tốt. (dẫn chứng) Cuối củng thì anh nhận làm bố cu ả Xi-Mông => anh đã vượt lên chính mình và đem lại hãnh phúc cho Xi-Mông. 4. Tóm tắt phần trích SGK BÀI 9: CON CHÓ BẤC (Trích Tiếng gọi nơi hoang giã) Giắc Lân-đơn 1. Tác giả, tác phẩm. Giắc lân-đơn (1876-1916) là nhà văn Mỹ. Ông đã trãi qua thời thơp ấu vất vả và sớm tiếp cận tư tưởng của chủ nghĩa xã hội. Văn bản được trích trong “Tiếng gọi nơi hoang dã” (1903)sau khi lơn-đơn theo những người đi tìm vàng đến vùng Clân-đai-cơ ở canađa trở về. Phần trích miêu tả những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc đối với Thoóc-tơn và của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc. 2. Tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc Thoóc-tơn đối xử với con chó Bấc bằng một tình cảm rất đặc biệt (dẫn chứng) => Thoóc-tơn là người tốt, có tình yêu thương loài vật sâu sắc. 3. Tình cảm của con chó Bấc đối với Thoóc-tơn. Nằm phục dưới chân chủ hàng giờ, ngước mắt nhìn chủ. Nằm ra xa, theo dỏi, quan sát từng động tác của chủ. Bám gót chủ, không dám rời xa một bước. Ban đêm, nó không ngủ mà đến mép lều lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ. NTóm lại. Tác giả có những nhận xét tinh tế, tỉ mỹ, thấu hiểu sâu xa thế giới tâm hồn của con chó Bấc. 4. Tóm tắt phần trích SGK BÀI 10: RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG (Trích Rô-Bin-Xơn Cru-Xô) Đ.Đi-Phô. 1. Tác giả, tác phẩm. Đe-Ni-Ơn Đi-Phô (1660-1731) là nhà văn lớn của nước Anh thế kỷ XVIII. Gần 60 tuổi ông mới bắt đầu sáng tác. Văn bản được trích từ tiểu thuyết “Rô-Bin-Xơn Cru-Xô” được viết dưới hình thức tự truyện (1719) Đọan trích kể lại chuyện lúc Rô-Bin-Xơn một mình ngoài hoang đảo khỏang 15 năm. 2. Diện mạo và cuộc sống của Rô-Bin-Xơn ngoài hoang đảo. a. Diện mạo. Rô-Bin-Xơn chỉ đặc tả về bộ ria mép của mình => Rô-bin-Xơn chỉ có thể kể lại những gì mà mình nhìn thấy được. Vì trên đảo không có đủ vật dụng như trên đất liền (đảo hoang)(dẫn chứng) b.Cuộc sống. Rô-Bin-Xơn sống môt mình ngoài hoang đảo khỏang 15 năm. Trang phục làm bằng da dê buộc túm lại. Ông còn trồng lùa mì, nuôi dê, dựng lều, rào giậu để phòng thú dữ. NTóm lại. Rô-Bin-Xơn đã trãi qua cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, gian khổ ngoài đảo hoang. 3. Tinh thần của Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang. Luôn lạc quan, hài hước (dẫn chứng) Không sợ khó khăn, vất vả mà luôn phấn đấu để cuôc sống ngày càng tốt hơn. 4. Tóm tắt phần trích. SGK PHẦN III.TẬP LÀM VĂN BÀI 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG. 1. Khái niệm. Nghị luận về môt sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội: đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. 2. Yêu cầu. Nội dung. Phải nêu được sự việc, hiện tượng có vấn đề: phân tích mặt đúng, sai, lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.Hình thức.bài viết phải có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng; luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động. 3. Cách làm bài. Muốn làm tốt bài nghị luận này, ta cần phải tìm hiểu kỷ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng để tìm ý lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết, viết bài và sửa chữa sau khi viết. 4.Dàn bài chung. a.Mở bài. Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. b.Thân bài. Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. c.Kết bài. Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên (bài học nếu có) NLưu ý. Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định, đưa ra ý kiến có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết. BÀI 2: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ. 1. Khái niệm. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lý, lối sống của con người. 2. Yêu cầu. a. Nội dung Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, để chỉ ra chỗ đúng, sai của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. b.Về hình thức. Bài viết phải có bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Có luận điểm đúng, sáng tỏ. Lời văn chính xác sinh động. 3.Cách làm bài. a. Muốn làm bài nghị luận này, ngoài các yêu cầu chung đối với một bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp. b.Dàn bài chung. - Mở bài. Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận, - Thân bài. Giải thích, chứng minh các vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận. Thân bài. Giải thích, chứng minh các vấn đề tư tưởng, đạo lý. Nhận định, đánh giá các vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh cuộc sống riêng, chung. - Kết bài. Kết luận tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ hành động. NLưu ý: Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra ý kiến của người viết. BÀI 3: NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐỌAN TRÍCH 1. Khái niệm. Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đọan trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. 2. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét đó phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. Bố cục của bài nghị luận này phải mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm. 3. Cách làm bài. Bài nghị luận này có thể bàn về chủ đề nhân vật cốt truyện, nghệ thuật của truyện. Dàn bài chung. - Mở bài. Giới thiệu tác phẩm và nêu sơ bộ ý kiến đánh giá của mình. - Thân bài. Nêu các luận điểm chính về nội dung và các nghệ thuật của tác phẩm. Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. - Kết bài. Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (đọan trích) 4. Trong quá trình triển các luận điểm, luận cứ cần tể hiện sự cảm thụ, ý kiến riêng của người viết về tác phẩm (đọan trích) Giữa các phần các đọan của bài văn cần có sự liên kết hợp lý, tự nhiên. BÀI 4: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT, ĐOẠN THƠ 1. Khái niệm. Nghị luận về một đọan thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đọan thơ, bài thơ ấy. 2. Nội dung và nghệ thuật của đọan thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. 3. Bố cục của bài nghị luận này: cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. 4. Cách làm bài. a.Dàn bài chung. - Mở bài. Giới thiệu đọan thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. - Thân bài. Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài thơ, đọan thơ. - Kết bài. Khái quát ý nghĩa, giá trị của đọan thơ, bài thơ. b.Bài nghị luận về đọan thơ, bài thơ cần nêu lên các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết về tác phẩm. Giữa các phần, các đọan của bài văn cần có sự liên kết hợp lý, tự nhiên. PHẦN IV. MỘT SỐ BÀI TẬP ÁP DỤNG Bài 1: Xác định thành phần khởi ngữ trong các câu sau: 1/ Vâng, ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (Nam Cao_Lão Hạc) 2/ Đối với cháu, thật là đột ngột. (Nguyễn Thành Long_Lặng Lẽ SaPa) 3/ Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. (Nguyễn Quang Sáng_ Chiếc Lược Ngà) 4/ Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa quay lại đây, tôi sẽ kể cho anh nghe. (Nguyễn Thành Long_Lặng Lẽ SaPa) Bài 2: Đặt hai câu có thành phần tình thái và hai câu có thành phần cảm thán. Gạch chân hai thành phần đó. Có lẽ, hôm nay, trời sẽ mưa to. Chắc hẳn, anh ấy cũng nghĩ thế. Chao ôi! Cô ấy thật đẹp. Trời ơi, gió lạnh quá. Bài 3: Xác định thành phần gọi đáp, phụ chú trong các câu sau: 1/ Sáng sớm, gặp tôi, ông đã hỏi: Này Nam, cháu có đi học không? Tôi đáp: Thưa ông, hôm nay chái được nghỉ ạ. 2/ Tôi cứ mãi suy nghĩ chuyện vừa xảy ra. Anh ấy đã không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Bài 4: Đặt hai câu có nghĩa tường minh, hai câu có nghĩa hàm ý. 1/ Nam ơi, Bạn có đi tập thể dục chiều nay không? Không, lớp tớ ngày mai mới tập. 2/ Tiếp chuyện với cô ấy một giờ, tôi nhìn đồng hồ và kêu lên: Trời ơi, đến giờ tôi phải đi rồi. Tiếc thật! 3/ Trên đường đi câu cá, chúng tôi thường thấy những tấm bảng nho nhỏ ghi dòng chữ: Ao nuôi cá, chúng tôi đành quay về. 4/ Đi ngang nhà tôi, Nam bảo: Tuấn ơi, đi đá bóng. Tôi đáp: Ngày mai, lớp tớ có tiết kiểm tra.

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP THI VAO LOP 10MON NGU VAN 9.doc