Đề cương ôn tập Địa lí 8 học kỳ II

Bài 23: Vị trí giới han, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

 1.Vị trí giới hạn lãnh thổ:

 a) Phần đất liền:

-Các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam:

 + Điểm cực Bắc: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (23˚23’B, 105˚20’Đ).

 + Điểm cực Nam: xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau (8˚34’B, 104˚40’Đ).

 + Điểm cực Tây: xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (22˚22’B, 102˚24’Đ).

 + Điểm cực Đông: xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (12˚40’B, 109˚24’Đ).

-Diện tích đất tự nhiên của nước ta là 331 212 km².

 b) Phần biển:

-Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km². Các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa.

 

docx14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4821 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Địa lí 8 học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 4 rạng ngày 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết chủ động hạ lện tấn công ở đồn Mang Cá và Khâm sử. -Lúc đầu, Pháp rối loạn. Sau đó, chúng phản công chiếm lại Hoàng thành. Chúng tàn sát, cướp bóc dã man, giết hại hàng trăm người dân vô tội. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). 2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng: -Ngày 13/7/1885, tại Tân Sở (Quảng Trị), Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân, văn thân sĩ phu giúp vua cứu nước. * Diễn biến: 2 giai đoạn: -Giai đoạn 1 (1885 – 1888): + Phong trào nổ ra khắp cả nước, sôi nổi nhất là Bắc, Trung kì (từ Thanh Hóa - Bình Định). -Giai đoạn 2: Mặc dù vua Hàm Nghi bị bắt (11 – 1888) những phong trào vẫn duy trì. Từ 1888 – 1896 phong trào phát triển mạnh tụ lại thành những cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê… + Lực lượng tham gia: văn thân sĩ phu và nhân dân yêu nước. * Ý nghĩa: Thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách dân tộc. Nó tiêu biểu cho phong trào chống Pháp cuối TKXIX. II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương: * Khởi nghĩa Hương Khê: (1885 – 1895) -Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng. -Địa bàn hoạt động: Hương Khê và Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác. -Diễn biến: + Giai đoạn 1 (1885 – 1889): Nghĩa quân xây dựng căn cứ chuẩn bị lực lượng, rèn đúc vũ khí. + Giai đoạn 2 (1889- 1895): Nghĩa quân dựa vào rừng núi hiểm trở tiến công địch, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. -Thực dân Pháp tập trung lực lượng bao vây cô lập nghĩa quân và tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi. -Ngày 28/12/1895 Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần tan rã. -Mặc dù bị thất bại, nhưng khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu có quy mô lớn nhất trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ. -Sau khởi nghĩa Hương Khê, phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng, phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển qua một giai đoạn mới. Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối TKXIX: * Khởi nghĩa Yên Thế: -Nguyên nhân: + Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Bộ vô cùng khó khăn. + Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh. -Diễn biến: 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1 (1884 – 1892): Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ do Đề Nắm lãnh đạo. + Giai đoạn 2 (1893 – 1908): Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. + Giai đoạn 3 (1909 – 1913): Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Ngày 10/2/1913 Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. -Nguyên nhân thất bại: do phong tào bị bó hẹp trong một địa phương, bị cô lập. Do lực lượng chênh lệch, bị thực dân Pháp và phong kiến tay sai đàn áp. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế. -Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cập nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp. Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối TKXIX I. Tình hình Việt Nam nửa cuối TKXIX: -Nhà Nguyễn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu, bộ máy, chính quyền từ trung ương đến địa phương mục rỗng. -Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp trì trệ, tài chính kiệt quệ. -Xã hội: nhân dân đói khổ, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp gay gắt. -Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi: + 1862 khởi nghĩa Cai Tống Vàng, Nông Hùng Thạc. + 1861 – 1865 khởi nghĩa của Tạ Văn Phụng. + 1866 khởi nghĩa kinh thành Huế. II. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối TKXIX: -Các sĩ phu đề xướng cải cải cách để tạo ra thực lực cho đất nước chống lại bọn xâm lược. -Nội dung cải cách Duy Tân: Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội. -Những nhà cải cách tiêu biểu: + 1868: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định). + Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. + 1863 – 1871 Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần yêu cầu cải cách nhiều mặt bị cự tuyệt. + 1877 và 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 ản “Thời vụ sách” để chấn hưng dân khí, khai thông dân trí bảo vệ đất nước. III. Kết cục của đề nghị cải cách: 1.Kết quả: Không thực hiện được vì triều đình phong kiến bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng hoàn cảnh. 2. Hạn chế: Những cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở trong nước, chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản xã hội. 3. Ý nghĩa: -Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình. -Thể hiện trình độ nhận thức của người Việt Nam. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIN HỌC HKII Câu 1: Viết cú pháp câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước? Giải thích và nêu hoạt động cú pháp. -Cú pháp: while do ; -Giải thích: + while, do là các từ khóa + điều kiện thường là phép so sánh + câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hoặc kép -Hoạt động: + Kiểm tra điều kiện + Nếu điều kiện sai, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1. Câu 2: Dữ liệu kiểu mảng là gì? Thế nào là biến kiểu mảng? -Dữ liệu kiểu mảng là tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có cùng một kiểu dữ liệu gọi là kiểu của phần tử. Việc sắp thứ tự được thực hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử một chỉ số. -Khi khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó gọi là biến mảng. Câu 3: Cách khai báo biến mảng? Giải thích và nêu ví dụ. -Cú pháp khai báo biến mảng: var tên mảng: array [ .. ] of kiểu dữ liệu; -Giải thích: + var, array, of là các từ khóa + .. là số nguyên thỏa mãn chỉ số đầu ≤ chỉ số cuối + kiểu dữ liệu là kiểu thực hoặc kiểu nguyên -Ví dụ: var diem : array [0 .. 10] of real; Câu 4: Màn hình làm việc của Geogebra tiếng Việt. -Bảng chọn: là hệ thống lệnh chính của phần mềm Geogebra. Các lệnh tác động trực tiếp tới đối tượng hình học được thực hiện thông qua các công cụ trên thanh công cụ của phần mềm. -Thanh công cụ: dùng để vẽ, điều chỉnh và làm việc với đối tượng. Câu 5: Trình bày cách thay đổi thuộc tính của đối tượng trong phần mềm Geogebra. -Ẩn đối tượng: 1. Nháy nút phải chuột lên đối tượng. 2. Hủy chọn “Hiển thị đối tượng” trong bảng chọn. -Ẩn/hiện tên (nhãn) của đối tượng: 1. Nháy nút phải chuột lên đối tượng màn hình. 2. Hủy chọn “Hiển thị tên” trong bảng chọn. -Thay đổi tên của đối tượng: 1. Nháy nút phải chuột lên đối tượng trên màn hình. 2. Chọn lệnh “Đổi tên” trong bảng chọn -> Nhập tên mới trong hộp thoại -> Nháy “Áp dụng” để thay đổi, hủy bỏ nếu không muốn đổi tên. -Đặt/hủy vết chuyển động của đối tượng: 1. Nháy nút phải chuột lên đối tượng. 2. Chọn mở dấu vết khi di chuyển. -Xóa đối tượng: 1. Dùng công cụ chọn đối tượng rồi nhấn Delete. 2. Nháy nút phải chuột lên đối tượng rồi thực hiện Xóa. 3. Chọn công cụ trên thanh công cụ và nháy chuột lên đối tượng muốn xóa. Câu 6: Trình bày các công cụ liên quan đến: điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, các công cụ tạo mối quan hệ hình học, liên quan đến hình tròn. -Các công cụ liên quan đến đối tượng điểm: + Công cụ dùng để tạo một điểm mới. Điểm được tạo có thể là điểm tự do trên mặt phẳng hoặc là một điểm thuộc đối tượng khác. + Công cụ dùng để tạo ra điểm là giao của hai đối tượng đã có trên mặt phẳng. + Công cụ dùng để tạo ra trung điểm của hai điểm cho trước: chọn công cụ rồi nháy chuột tại hai điểm này để tạo ra trung điểm. -Các công cụ liên quan đến đoạn, đường thẳng: + Công cụ , , dùng để tạo đường, điểm, tia đi qua hai điểm cho trước. + Công cụ tạo ta một đoạn thẳng đi qua một điểm cho trước với độ dài nhập từ bàn phím. -Công cụ tạo mối quan hệ hình học: + Công cụ tạo ra đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường hoặc đoạn cho trước. + Công cụ dùng để tạo đường thẳng song song với đường thẳng cho trước và đi qua một điểm cho trước. + Công cụ dùng để vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng hoặc hai điểm cho trước. + Công cụ dùng để tạo đường phân giác của một góc cho trước. -Các công cụ liên quan đến hình tròn: + Công cụ dùng để tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và một điểm trên hình tròn. + Công cụ dùng để tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và bán kính. + Công cụ dùng để vẽ hình tròn đi qua ba điểm cho trước. + Công cụ dùng để tạo một nửa hình tròn đi qua hai điểm đối xứng tâm. + Công cụ sẽ tạo ra một cung tròn là một phần của hình tròn nếu xác định trước tâm của hình tròn và hai điểm trên cung tròn này. + Công cụ sẽ xác định một cung tròn đi qua ba điểm cho trước. Câu 7: Viết chương trình: a) Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên (sử dụng vòng lặp với số lần chưa biết trước). b) Tính tích của 50 số tự nhiên đầu tiên (sử dụng vòng lặp với số lần chưa biết trước). c) Sử dụng biến mảng để nhập từ bàn phím các phần tử của một dãy số. Độ dài của dãy cũng được nhập vào từ bàn phím. d) Nhập n số nguyên bằng bàn phím và in ra màn hình số lớn nhất (nhỏ nhất). a) program Tinh_tong; uses crt; var i: integer; S: longint; begin i:=1; S:=0; while i<=0 do begin S:=S+i; i:=i+1; end; writeln (‘Tong cua 100 so tu nhien dau tien:’,S); end. b) program Tinh_tich; uses crt; var i: integer; P: longint; begin i:=1; P:=1; while i<=50 do begin P:=P*i; i:=i+1; end; writeln (‘Tich cua 50 so tu nhien dau tien’, P); readln end. c) program Phan_tu; uses crt; var A: array [1 .. 100] of real; n: integer; begin writeln (‘Nhap do dai cua day so’); readln (n); writeln (‘Nhap phan tu cua day so:’); for i:= 1 to n do begin writeln (A[‘,i,’]=); readln (A[i]); end; readln end. d) program Lon_nhat; uses crt; var A: array [1 .. 100] of integer; n, i, MAX: integer; begin writeln (‘Nhap n so nguyen’); readln (n); writeln (‘Nhap gia tri so nguyen’); for i:= 1 to n do begin wrtieln (‘A[‘,i,’]=’); readln (A[i]); end; MAX:= A[1]; for 1:=2 to n do if A[i] > MAX then MAX:= A[i]; writeln (‘So lon nhat la:’,MAX); readln end.

File đính kèm:

  • docxDe cuong on tap HKII.docx