Dạy - Học và kiểm tra đánh giá môn lịch sử và địa lí ở tiểu học

Một số vấn đề về chương trình môn Lịch sử và Địa lí và Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử và Địa lí.

1. Mục tiêu

- Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về : Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nửa đầu thế kỉ XIX. Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam, các châu lục và một số quốc gia trên thế giới.

- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS các kĩ năng: Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau. Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trình bày kết quả nhận thức của mình bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ. Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.

- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen : Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử dân tộc. Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước. Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hoá.

 

doc4 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy - Học và kiểm tra đánh giá môn lịch sử và địa lí ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lí Việt Nam: Tự nhiên ; dân cư; kinh tế. - Địa lí thế giới: Châu á; châu Âu; châu Phi; châu Mĩ; châu Đại dương, châu Nam Cực. 3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình môn Lịch sử và Địa lí Chuẩn kiến thức, kĩ năng (gọi tắt là Chuẩn) được hiểu là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để biên soạn SGK, tổ chức dạy học của GV, là cơ sở pháp lí để quản lí, chỉ đạo dạy học và đánh giá kết quả giáo dục. Không nắm vững chuẩn đương nhiên không thực hiện được mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục phổ thông - sự thể hiện một cách cụ thể mục tiêu của một nền giáo dục. Thực tiễn giáo dục tiểu học hiện nay đang tồn tại một vấn đề cần phải được kịp thời giải quyết, đó là tình trạng một bộ phận không nhỏ GV và cán bộ quản lí giáo dục chưa thực sự hiểu và nắm vững Chuẩn. Việc tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, việc quản lí chuyên môn chủ yếu căn cứ vào SGK (thậm chí cả sách giáo viên- SGV). Dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng qua từng bài học cụ thể cần thực hiện theo tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử và Địa lí do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. II. Đánh giá kết quả học tập của học sinh về môn Lịch sử và Địa lí     - Đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử và Địa lí phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học ; phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và kiểm tra định kì, giữa đánh gía bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.     - Bộ công cụ và các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phải :     + Đảm bảo đánh giá toàn diện, khách quan, công bằng, phân loại tích cực cho mọi đối tượng HS.     + Phối hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận, giữa kiểm tra viết và kiểm tra bằng các hình thức vấn đáp, thực hành ở trong và ngoài lớp học. + Góp phần tổ chức dạy học phân hoá, phù hợp với đối tượng. 1. Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử và Địa lí    Môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học là một trong bốn môn học đánh giá bằng điểm số (cùng với các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học). Các môn đánh giá bằng điểm số cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra của môn học. Đánh giá môn Lịch sử và Địa lí được thực hiện theo hai hình thức: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì - Việc đánh giá thường xuyên đựoc thực hiện ở tất cả các tiết học theo quy định của chương trình nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở HS học tập tiến bộ, đồng thời để GV thực hiện đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động giảng dạy nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Việc đánh giá thường xuyên môn Lịch sử và Địa lí được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên, gồm : kiểm tra miệng, quan sát HS học tập hoặc hoạt động, bài tập thực hành, kiểm tra viết. Số lần kiểm tra thường xuyên tối thiểu trong một tháng : mỗi phần (Lịch sử hoặc Địa lí) 1 lần. - Đánh giá định kì : Môn Lịch sử và Địa lí mỗi năm học có 2 lần kiểm tra định kì vào cuối học kì I và cuối học kì II.  Mỗi lần kiểm tra định kì có 2 bài kiểm tra: Lịch sử, Địa lí. Điểm của hai bài kiểm tra này quy về một điểm chung là trung bình cộng của 2 bài (làm tròn 0,5 thành 1, và chỉ làm tròn một lần khi cộng trung bình chung của hai bài).     2. Hình thức và cấu trúc nội dung đề kiểm tra     a) Hình thức đề kiểm tra     Từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS nhằm đảm bảo điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền. Đề kiểm tra kết hợp hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan (điền khuyết, đối chiếu cặp đôi, đúng- sai, nhiều lựa chọn).     b) Cấu trúc đề kiểm tra     - Số câu trong một đề kiểm tra khoảng 5 câu. Trong mỗi đề kiểm tra có phần kiểm tra kiến thức cơ bản để HS trung bình đạt được và câu hỏi vận dung sâu để phân loại HS khá, giỏi.     + Mức độ nhận biết, thông hiểu : khoảng 80- 90 %.     + Mức độ vận dụng : 10- 20%.     - Nội dung đề kiểm tra định kì môn Lịch sử và Địa lí cần đảm bảo những yêu cầu cần đạt của Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học.     Dưới đây là 2 ví dụ :                                                    Đề kiểm tra cuối học kì II                                            Môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 - Phần Địa lí Câu 1. Hãy nối tên châu lục (dãy A) với các thông tin (dãy B) sao cho phù hợp.           A                                                                           B 1.      Châu Phi                                               a) Là châu lục lạnh nhất thế giới và không có dân cư. 2.      Châu Nam cực                                       b) Có đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục. Khí hậu                                                                                nóng và khô. Dân cư chủ yếu là người da đen. 3.    Châu Mĩ                                               c) Có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa                                                                                van, động vật có nhiều loài thú có túi 4.     Châu Đại Dương                           d)Thuộc Tây bán cầu, thiên nhiên đa dạng, phong phú. Có                                                                                    rừng rậm A-ma-dôn nổi tiếng thế giới. Câu 2.  Hãy điền vào ô  trống chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai. a)    Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích châu á b)    Châu Âu là châu lục có số dân đông nhất thế giới. c)    Kim tự tháp, tượng nhân sư là những công trình kiến trúc cổ  nổi tiếng của châu á d) Những mặt hàng công nghiệp của châu Âu nổi tiếng thế giới là máy bay, ô tô, hàng điện tử... Câu 3. Quan sát Bảng số liệu về các đại dương : Đại dương                       Diện tích (triệu km2)           Độ sâu trung bình (m)                 Độ sâu lớn nhất (m ) Ấn  Độ Dương                       75                                         3963                                              7455 Bắc Băng Dương                       13                                             1134                                       5449 Đại Tây Dương                        93                                             3530                                        9227 Thái Bình Dương                      180                                             4279                                       11034 a) Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích : .............................................................................................................................................................. b) Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào ?      ....................................................................................................................................................... Câu 4. Nêu sự khác nhau về địa hình của hai nước Lào và Cam-pu-chia. ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 5. Vì sao khu vực Đông Nam á lại sản xuất được nhiều lúa gạo? ..............................................................................................................................................................................................................................                                                            Đề kiểm tra cuối học kì I                                                Môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 - Phần Lịch sử Câu 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. a) Năm 1862 ai là người được nhân dân và nghĩa quân suy tôn là "Bình Tây Đại nguyên soái" ?     A. Tôn Thất Thuyết         B. Phan Đình Phùng     C. Hàm Nghi     D. Trương Định b) Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác khoáng sản, mở mang đường xá, xây dựng nhà máy, lập đồn điền...nhằm mục đích gì ?     A. Nâng cao đời sống cho nhân dân Việt Nam     B. Làm cho kinh tế Việt Nam phát triển     C. Cướp bóc tài nguyên, khoáng sản, bóc lột nhân công rẻ mạt.     D. Hai bên (Pháp và Việt Nam) cùng có lợi. c) Người tổ chức phong trào Đông Du là ai ?     A. Phan Châu Trinh     B. Nguyễn Trường Tộ     C. Phan Bội Châu     D. Nguyễn Tât Thành d) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập" tại thành phố nào ?         A. Huế         B. Hải Phòng        C. Sài Gòn        D. Hà Nội Câu 2.  Hãy điền các từ: a. lấn tới, b. không chịu mất nước, c. hoà bình, d. nhân nhượng, e. không chịu làm nô lệ, g. cướp nước ta vào chỗ trống cho thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn sau :     "Hỡi đồng bào toàn quốc !     Chúng ta muốn.........................(1), chúng ta phải............................(2). Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng...........................(3), vì chúng quyết tâm ....................................(4)lần nữa!     Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định.....................................(5), nhất định...........................................(6)." Câu 3. Hãy nối tên các sự kiện (cột A) với các mốc thời gian (cột B) sao cho đúng : A    B a. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra  đời                                                    1. Thu-đông 1950 b. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước                                     2. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 c. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi                               3. Thu - đông 1947 d. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập                                                      4. Ngày 19 tháng 8 năm 1945 e. Chiến thắng Việt Bắc                                                                     5. Năm 1911 g. Chiến thắng Biên Giới                                                                    6. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 Câu 4. Em hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám (1945).

File đính kèm:

  • docDAY HOC VA KIEM TRA DANH GIA MON LICH SU VA DIALI O TIEU HOC.doc
Giáo án liên quan