Dạy học theo dự án - Một dự án dạy học cần được triển khai trong nhà trường

Quá trình đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học có thể xem là đã được tiến hành từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước, sau khi có Nghị quyết lần thứ IV của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII (1991). Một trong những yêu cầu quan trọng được nêu trong Nghị quyết là: Học tập tích cực phải thay thế cho lối học tập thụ động; sự linh hoạt, sáng tạo trong suy nghĩ phải thay thế cho những biểu hiện cứng nhắc, rập khuôn, phụ thuộc, có như vậy mới có thể tạo ra cơ sở cho việc hình thành và phát triển những năng lực và phẩm chất con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Đóng góp có ý nghĩa của Dự án Việt- Bỉ trong lĩnh vực này chính là ở chỗ vừa tiếp tục củng cố những ý tưởng, những kỹ thuật đã có ở giai đoạn thứ nhất vừa đồng thời tăng cường bổ sung những quan niệm mới, những PPDH mới, những kỹ thuật dạy học mới.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo dự án - Một dự án dạy học cần được triển khai trong nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o bản thân, rút ra được nhiều kinh nghiệm cho chính mình và cho cả các đồng nghiệp khi tỏ chức dạy học theo PPDH mới này. Có thể áp dụng PPDH theo dự án với những nội dung kiến thức liên quan nhiều đến thực tiễn và vốn sống của HS. Có thể áp dụng PPDH theo dự án trong các hoạt động ngoại khoá và dạy học chính khoá .(Khi khung thời gian chính khoá hạn hẹp, giáo viên cần tận dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để hướng dẫn HS thực hiện các dự án trong chương trình). II. Việc vận dụng PPDH theo dự án trong nhà trường hiện nay Quan điểm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang Sau 5 năm thực hiện, Dự án Việt -Bỉ đã đạt được mục tiêu và vượt mức kế hoạch, đạt được một số kết quả ngoài mong đợi. Nội dung hoạt động của Dự án hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới giáo dục của Bộ GD & ĐT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các kết quả của Dự án không chỉ dừng lại ở trong phạm vi các trường tham gia Dự án mà nó đã có sức lan toả, nhân rộng ra phạm vi toàn quốc. Chính vì vậy, Bộ GD & ĐT đã có văn bản hướng dẫn các địa phương duy trì và phát triển các kết quả của Dự án qua hai thông báo của Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Nguyễn Vinh Hiển và các kế hoạch tập huấn triển khai các kết quả Dạy và học tích cực cho đối tượng là cán bộ QLGD và giáo viên trong cả nước. Là một trong những tỉnh được hưởng lợi từ Dự án Việt - Bỉ cả hai pha (pha I và pha II), trong dịp hè 2010 vừa qua, Sở GD& ĐT tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức cho giáo viên Tiểu học, THCS toàn tỉnh tập huấn về các PPDH và các kỹ thuật dạy học mới theo đúng tinh thần công văn chỉ đạo của Bộ GD& ĐT. Bên cạnh việc sử dụng đội ngũ giảng viên cốt cán đã qua các khoá tập huấn của Dự án, lãnh đạo của Sở còn mời các chuyên gia của Dự án lên hỗ trợ tập huấn cho giáo viên tỉnh nhà với mong muốn: giáo viên Tiểu học và THCS của Tuyên Quang có thể vận dụng được ngay các PPDH và kỹ thuật dạy học mới vào bài giảng của mình ngay trong năm học 2010-2011. Đó là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và kịp thời của Sở GD& ĐT tỉnh Tuyên Quang . Việc vận dụng PPDH theo dự án trong nhà trường a. Đối với trường CĐSP Tuyên Quang: Với trách nhiệm là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao của tỉnh nhà, các giảng viên của nhà trường tham gia các đợt tập huấn của Dự án đều rất cố gắng vận dụng các PPDH mới (trong đó có PPDH theo dự án) vào các bài giảng của mình. Trong các đợt Dự án Việt- Bỉ phát động cuộc thi thiết kế và giảng dạy thử nghiệm các PPDH mới, đã có giảng viên của nhà trường đạt các giải Nhì, Ba, Khuyến khích như các giảng viên Nguyễn Thị Kim Dung, Phạm Thị Minh, Bùi Thị Mai Anh. Trong đề tài NCKH năm học 2008-2009 và trong giáo trình địa phương hai học phần “ Văn hoá, văn học và ngôn ngữ địa phương Tuyên Quang” và “Lịch sử địa phương Tuyên Quang”, đã có những giảng viên mạnh dạn biên soạn giáo trình giảng dạy theo PPDH mới này như giảng viên Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Thị Lâm Huyền, Đặng Trần Quân (khoa Xã hội), Bùi Thị Mai Anh (khoa Tiểu học). Tuy nhiên, từ sau khi dự án kết thúc, chưa có thêm giảng viên nào tổ chức dạy học theo PPDH mới này vì nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách quan. b. Đối với các trường Tiểu học, THCS ở Tuyên Quang Có lẽ PPDH theo dự án còn có nhiều điểm khó thực hiện đối với giáo viên Tiểu học và THCS nên ngoài một số dự án nhỏ mang tính chất thực hành khi tham gia dự án, chưa có một giáo viên nào ở phổ thông mạnh dạn thiết kế và tổ chức dạy học theo PPDH này cả. III Những hạn chế, bất cập khi vận dụng PPDH theo dự án trong nhà trường Từ phía chương trình, sách giáo khoa: Mặc dù được khuyến cáo trước là mỗi năm học cũng chỉ nên tổ chức một hoặc hai bài dạy theo PPDH theo dự án song do chương trình của nhà trường phổ thông hiện nay là chương trình đóng nên việc thiết kế một bài dạy theo PPDH mới này quả không phải là dễ dàng đối với giáo viên Tiểu học và THCS. Và cho dù quan niệm về sách giáo khoa đã thay đổi (không coi là pháp lệnh như trước kia mà chỉ coi như một tài liệu tham khảo cơ bản trong tiết dạy) song cũng không làm thay đổi quan niệm của khá nhiều giáo viên ở Tiểu học và THCS về nó. Điều này khiến cho họ thật sự lúng túng khi lựa chọn bài để thiết kế và tổ chức dạy theo PPDH mới này. Hơn nữa, số lượng các bài thực nghiệm của Dự án Việt -Bỉ cũng không phong phú để giúp họ có được nguồn tham khảo mang tính chất chuẩn mực, có thể học tập và vận dụng cho phù hợp với địa phương nơi họ công tác. Từ phía giáo viên: Do áp lực từ công việc hàng ngày quá bận rộn và cũng do tâm lý ngại thay đổi nên việc vận dụng các PPDH mới vào bài giảng của mỗi giáo viên chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, thời gian tập huấn quá ít (thường chỉ 2-3 ngày), không đủ thời gian cho mỗi giáo viên được thực hành theo đúng yêu cầu của Dự án mà chỉ làm với tinh thần là trang bị cho họ một số PPDH mới, còn việc vận dụng như thế nào là việc của mỗi giáo viên. Đã mới, lại khó, ít người thực nghiệm, bên cạnh đó còn là sự mất thời gian, phải đầu tư kinh phí trong việc tổ chức bài dạy theo PPDH này và quá nhiều kỹ năng phải rèn cho HS trong việc thực hiện một dự án nhỏ…, các lý do này đã cản trở quá trình tiếp cận và trải nghiệm các PPDH mới trong nhà trường theo yêu cầu của Bộ GD& ĐT. Từ phía HS-SV: Có lẽ điều khó nhất không phải đối với HS-SV của trường CĐSP Tuyên Quang mà là đối tượng HS (đặc biệt là HS người dân tộc thiểu số) của các trường vùng sâu, vùng xa của tỉnh Tuyên Quang. Tổ chức cho các em học tập theo các PPDH hiện hành, giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn, việc vận dụng các PPDH mới này vào môi trường học tập không thuận lợi như vậy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc giáo viên ngại thay đổi PPDH mới này vào thực tế giảng dạy tại nơi mình công tác. IV. Dạy học theo dự án ở giai đoạn “hậu dự án” Mỗi PPDH đều có những thế mạnh của nó. Trước một PPDH mới, chúng ta thường có tâm lý ngại thay đổi và thường vin vào những lý do không thuyết phục để trì hoãn quá trình thực hiện. Điều đó chỉ càng làm chậm việc triển khai các PPDH mới vào nhà trường, không đáp ứng yêu cầu của Bộ GD& ĐT, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH trong nhà trường hiện nay. Điều kiện cần để có thể thực hiện được một nhiệm vụ to lớn và mang nhiều ý nghĩa như vậy là phải huy động được toàn bộ đội ngũ giáo viên sư phạm trực tiếp tham gia tập huấn với nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cao cùng những hiểu biết cần thiết cả về lý thuyết cũng như kỹ thuật của PPDH mới, của dạy và học tích cực. Một trong những điều kiện quyết định đến sự thành bại của việc triển khai chương trình này chính là khâu chuẩn bị khẩn trương cho giáo viên, trong đó có sự chuẩn bị cho sinh viên sư phạm những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của đổi mới PPDH. Dù PPDH theo dự án có khó đến đâu thì nó cũng nằm trong hệ thống PPDH và nó mang những đặc trưng của PPDH. Nó không quá khó đến mức không thể vận dụng được vào thực tế giáo dục ở Tuyên Quang. Điều quan trọng là cần đến sự thay đổi nhận thức trong mỗi giáo viên. Nếu chúng ta quyết tâm thì không có việc gì chúng ta không làm được. Sau khi đã tổ chức tập huấn, Sở GD& ĐT tỉnh Tuyên Quang cần chú ý tới khâu giám sát, đánh giá một cách nghiêm túc để công sức của các chuyên gia Dự án, các giảng viên cốt cán không bị uổng phí. Sở GD& ĐT cần có kế hoạch yêu cầu các trường triển khai kịp thời việc vận dụng các PPDH mới vào thực tế giảng dạy của từng trường. Lãnh đạo các trường cần kiên quyết trong việc yêu cầu giáo viên của nhà trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch đó bằng các hình thức như: mỗi năm học, giáo viên phải thiết kế một bài dạy theo dự án. Tuỳ theo sự hiểu biết của bản thân mà giáo viên có thể thiết kế một bài dạy theo dự án ở mức độ đơn giản hoặc phức tạp. Tổ chuyên môn sẽ đóng vai trò trong việc giúp đỡ giáo viên hoàn thành bài dạy đó (có thể có sự hỗ trợ của các chuyên gia dự án hoặc các giảng viên cốt cán đã từng tham gia dự án). Cũng có thể coi nội dung tìm hiểu, nghiên cứu về PPDH mới này như một chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn hàng năm, trao đổi thường xuyên trong các cuộc họp chuyên môn của nhà trường. Việc trải nghiệm các PPDH mới và rút kinh nghiệm để làm tốt hơn vốn là cách làm quen thuộc của ngành Giáo dục. Việc tiếp cận PPDH mới này cũng không có gì khác quy trình thông thường đó cả. Càng hiểu biết nhiều hơn về PPDH, giáo viên càng có nhiều cơ hội điều chỉnh, làm mới bài giảng của mình và điều quan trọng hơn là họ theo kịp với yêu cầu về đổi mới PPDH mà Bộ GD&ĐT đang triển khai quyết liệt hiện nay. Trong khi chờ bộ sách giáo khoa mới ra đời (khoảng năm 2015), mỗi giáo viên có thể phát huy khả năng sáng tạo để chọn lựa được những bài giảng phù hợp với PPDH mới này và thực nghiệm thành công. Các giảng viên cốt cán của trường CĐSP sẽ phối hợp cùng với các trường để thiết kế và tổ chức các bài dạy theo dự án thành công ở các mức độ khác nhau. Đây không phải là PPDH mới đầu tiên và cũng không phải là PPDH mới cuối cùng được triển khai trong ngành Giáo dục. Sẽ còn có nhiều PPDH mới được giới thiệu trong tương lai gần của sự nghiệp giáo dục. Đứng trước những đòi hỏi cấp thiết của đổi mới PPDH hiện nay, việc chần chừ, ngại thay đổi của giáo viên đồng nghĩa với việc người giáo viên đó sẽ bị tụt hậu. Trong dòng chảy liên tục của khoa học giáo dục, việc học tập suốt đời là điều không thể phủ nhận. Một giáo viên mạnh dạn áp dụng PPDH mới vào công việc của mình chính là người đó có tinh thần học tập, cầu tiến. Muốn có một thế hệ HS học tập tích cực, sáng tạo, có khả năng biến quá trình học tập thành quá trình tự học, người giáo viên phải là người gương mẫu, đi đầu. Tôi tin tưởng rằng, trong một tương lai không xa, tác dụng lan toả của PPDH mới này và các PPDH mới khác sẽ được giáo viên trong tỉnh tiếp nhận một cách hào hứng và mang lại những hiệu quả mới, tạo nên một sự biến đổi có ý nghĩa trong cả quá trình đào tạo nói chung và đào tạo nghiệp vụ cho sinh viên sư phạm nói riêng. Không thể để cho một trong những nội dung quan trọng của Dự án được đánh giá là khả thi lại “đắp chiếu” như một dự án thiếu vốn được. Rất mong sự tiếp nhận tích cực của các giảng viên, giáo viên trong toàn tỉnh đối với PPDH mới này./.

File đính kèm:

  • docDay hoc theo du an mot du an day hoc can trienkhai trong nha truong.doc