Đặc điểm dân cư và phân bố dân cư các tỉnh Bắc trung bộ

Trên bản đồ địa lý Việt Nam, Bắc Trung Bộ là 1 trong 7 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, có vị trí trung gian giữa miền Bắc và miền Nam. Nằm trên dải đất miền Trung, Bắc Trung Bộ tựa vào sườn đông của dãy Trường Sơn Bắc, chạy dài trên nhiều vĩ độ. Tọa độ địa lý phần đất liền kéo dài từ 16000’B đến 20050’B và từ 103050’Đ đến 107013’Đ, từ Bắc Thanh Hóa đến ranh giới đường chia nước của khối núi Bạch Mã đâm ra biển. Theo hướng từ Bắc vào Nam, về mặt hành chính, Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, với tổng diện tích là 51.524,6 km2 (chiếm 15,5% diện tích tự nhiên cả nước), chưa tính diện tích phần nội thủy và lãnh hải thuộc chủ quyền trên vịnh Bắc Bộ và biển Đông).

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6194 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm dân cư và phân bố dân cư các tỉnh Bắc trung bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nước Bắc Trung Bộ (mà miền Bắc không có) được xem là sản phẩm tinh thần, biểu hiện sự cố kết của cộng đồng người Việt. Những làn điệu hò đặc trưng của vùng này là: Hò sông Mã (Thanh Hoá) Hò ví dặm Nghệ Tĩnh Hò khoan Quảng Bình Hò mái nhì Quảng Trị Hò mái nhì Trị Thiên và hò Huế Rồi khúc “ra khơi vào lộng” chỉ riêng người Việt ở khu vực miền Trung mới có, khác với cư dân Bắc Bộ gắn với biển nhiều hơn. Văn hoá này đặc biệt quan trọng với Văn hoá Việt Nam - một quốc gia có diện tích đại dương lớn nhất trong các nước ở Bán đảo Đông Dương. Và chính yếu tố này đã trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng trong tiến trình khai thác, bảo vệ chủ quyền trên biển đảo của cha ông ta. Điều đó càng được lưu ý hơn trong quá trình tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hoá của thời kỳ hội nhập mở cửa mà Bắc Miền Trung là dải đất có những cửa biển quan trọng như Cửa Bang, Cửa Cơn, Cửa Hội... * Với các tộc người khác: quan sát trên bảng phân bố các tộc người hiện nay ở miền núi Bắc Trung bộ cho thấy: - Vùng cư trú bắc Trường Sơn khá ổn định, với sự hiện diện của các nhóm tộc người Môn – Kh’mer và Việt Mường. - Có sự phân cư theo vùng bắc và nam Trường Sơn của nhóm Môn –Kh’mer mà tộc người Ca Tu là nhóm đóng vai trò bản lề. - Vùng phía Nam có sự đan xen giữa các nhóm thuộc ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo của các nhóm thuộc ngữ tộc Môn – Kh’mer và Malayo-Polinesia. Trên địa bàn Bắc Trung Bộ mẫu số chung của nhóm các dân tộc này là gì? Và, đâu là sắc thái văn hoá của từng dân tộc? Mối quan hệ nguồn gốc và quan hệ chi phối (do đan xen và giao thoa) với người Việt trong lịch sử và hiện tại như thế nào? Có hay không tình trạng áp đặt hiện tượng văn hoá vốn dĩ phổ biến của nhiều dân tộc cho một dân tộc nào đó và coi đó là bản sắc của họ, mỗi khi vì một lý do nào đó không tìm thấy sự trao truyền và bảo tồn các giá trị văn hoá ấy trong thời kỳ đương đại ở các cộng đồng khác trong khu vực. Cái gốc là cái bản chất để từ đó nói lên sắc thái văn hoá các dân tộc ít người ở khu vực Bắc Trung Bộ song hành với việc nghiên cứu tiến trình lịch sử và quá trình tộc người. Trong văn hoá truyền thống của các tộc người miền núi đặc biệt chú ý tâm thức sau đây : - Phản ảnh về cội nguồn tộc người: Hệ thống hoá các câu chuyện về nguồn gốc tộc người các dân tộc có gốc ở Bắc Trung Bộ thấy có 3 chủ đề chính: - Chủ đề 1: Gồm các chuyện kể phản ánh mối quan hệ huyết thống giữa các tộc người thiểu số với tộc người đa số - Việt (Kinh). Trong hệ thống này, truyền thuyết và nguồn gốc phát sinh các dân tộc xoay quanh câu chuyện về trái bầu. Nội dung đáng lưu ý trong hệ thống chuyện kể này là sự ra đời của người Việt ở đồng bằng và các tộc người ở vùng cao - Chủ đề 2: Gồm các chuyện kể về dấu ấn, kỷ niệm của một thời xa xưa cư trú trên miền gò đồi và vùng ven biển. Nhiều mẩu chuyện trong hệ thống này có kết cấu xoay quanh trục chủ đề về các đợt di trú lớn của tổ tiên họ từ đồng bằng lên miền núi, từ chân đồi lên rừng sâu, từ hạ lưu lên đầu nguồn bởi những tai hoạ khủng khiếp nào đó (hạn, lũ lụt…). - Chủ đề 3: Gồm tập hợp các câu chuyện kể phản ánh mối quan hệ kinh tế, văn hoá, hôn nhân, gia đình… giữa các tộc người ở miền xuôi và miền ngược. Hệ thống này là những câu chuyện kể, truyền thuyết có nội dung lý giải quá trình sinh tồn và phát triển các cộng đồng dân tộc ở đây. Trong đó, chuỗi nội dung cốt chuyện đáng lưu ý nhất là [1] quan hệ hôn nhân giữa người và thú, [2] sinh ra con người, một trai một gái; [3] sau đó vì sinh tồn đã phải chia tay nhau, kẻ lên rừng người xuống biển; [4] nhưng cuối cùng họ lại phải lấy nhau để duy trì sự sống, giống nòi. Chủ đề này phản ánh về một mối quan hệ vừa máu mủ, vừa bằng hữu, vừa hôn nhân cũng như sự giao lưu giữa hai miền văn hoá miền núi và miền xuôi. - Với rừng: Với các tộc ít người Bắc Trung Bộ, từ xa xưa trong văn hoá ứng xử với môi trường nổi bật là văn hoá với Rừng. Đơn cử trường hợp người Cơ Tu, Tà Ôi ở huyện Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế sống dựa vào rừng, gắn bó mật thiết với rừng không chỉ về mặt vật chất mà còn cả những giá trị tinh thần, tâm linh. Đối với đồng bào, rừng là “một phần bản nguyên của con người”, đó không chỉ là không gian mà còn là thời gian; là sự vĩnh hằng, là cõi vô cùng . “Sống rừng nuôi, chết rừng chôn”, bởi vậy họ sống với rừng bằng tất cả cuộc đời họ có, và bằng sự biết ơn, đoạt lấy rừng bằng rìu và lửa, nhưng không lãng phí cũng chẳng tàn phá, vừa đủ để sinh tồn. Đối với người Cơ Tu, Tà Ôi, rừng tâm linh là kho dự trữ nguồn lương thực dồi dào (rừng đầu nguồn), là nơi họ thể hiện sự thành kính của mình với các đấng thần linh/Yàng, là nơi cấm mọi người nếu không có phận sự thì không được đến (rừng cấm) và còn là nơi họ chôn người chết, trả linh hồn người chết về với rừng (rừng ma)... Chính niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người Cơ Tu, Tà Ôi đối với rừng tâm linh đã giúp họ bảo tồn và phát triển những khu rừng tâm linh trong quá trình lịch sử tộc người. Đặc biệt là việc bảo tồn và phát triển những cánh rừng tự nhiên nguyên sinh cuối cùng còn sót lại. Rừng tâm linh - đó cũng chính là quan niệm về vạn vật hữu linh (mọi vật đều có linh hồn) tồn tại sâu đậm và dai dẳng của người Cơ Tu, Tà Ôi trong suốt chiều dài lịch sử tộc người. Quan niệm về vũ trụ, vạn vật hữu linh là nguồn gốc ra đời của rừng thiêng, rừng ma (rừng tâm linh) - loại chấp hành mọi quy định/chế tài được cha ông đúc kết thông qua luật tục. Đó cũng là cơ sở để làng quản lý “rừng cộng đồng” một cách hiệu quả, nhất là rừng tâm linh. Mặt khác, trong các loại đất công, rừng tâm linh là một loại đất công đặc thù, vì nó không những chịu sự sở hữu, quản lý của cộng đồng làng, mà cao hơn thế, là sự sở hữu, quản lý của Yàng. Nó là “không gian xã hội” đặc biệt, là những đám rừng nguyên sinh tự nhiên cuối cùng còn sót lại của làng miền núi, là nơi con người không được vào khai thác tài nguyên, thậm chí không được/không dám bước chân vào khi chưa có sự đồng ý của Yàng Một cánh rừng tâm linh của người Cơ Tu, Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế nói riêng, của các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam nói chung không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế (ở phương diện khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên); về mặt văn hóa, xã hội (ở khía cạnh duy trì và tạo ra các môi trường diễn xướng mang tính lễ hội, lễ nghi tín ngưỡng, gắn với các phong tục tập quán, các kiêng cữ trong sinh hoạt, sản xuất, ứng xử) mà còn có ý nghĩa về mặt môi trường và quản lý tài nguyên (ở việc giữ gìn hệ sinh thái rừng tự nhiên). “Rừng là cội nguồn của đời sống tâm linh, cội nguồn của văn hóa, tức phần sâu xa nhất trong con người và cộng đồng người, mất rừng thì con người và cộng đồng mất đi cái nền rộng lớn, bền chặt, sâu thẳm nhất của mình, trở nên bơ vơ, “tha hóa”, mất gốc, mất cội nguồn “văn hóa chỉ còn lại cái xác Nét văn hóa đặc sắc này của các tộc người miền núi, cho đến hôm nay vẫn còn là bài học về cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên. * Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam. Trên dải đất Bắc miền Trung này, không chỉ có những vùng đất, những địa danh là tài nguyên thiên nhiên ban tặng mà còn có những địa chỉ in đậm tính nhân văn mà lịch sử cha ông đã để lại. Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, do người Pháp khai thác từ năm 1906 và đã nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông Dương. Bãi biển Cửa Lò thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An - là một trong những bãi tắm đẹp của Việt Nam, nằm giữa quần thể du lịch - văn hóa của xứ Nghệ. Ngã ba Đồng Lộc nằm ở giao điểm của tỉnh lộ số 5 và quốc lộ 15, thuộc địa phận huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm chiến tranh, ngã ba Ðồng Lộc là cửa ngõ giao thông từ miền Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh. Thiên Cầm nằm ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã cho xây dựng Thiên Cầm thành một khu nghỉ mát. Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là một phần của khu vực núi đá vôi cổ nhất ở châu Á được tạo lập từ hơn 400 triệu năm trước. Địa đạo Vịnh Mốc thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Địa đạo Vịnh Mốc được đào trong vòng 2 năm. Hệ thống đường hầm có tổng chiều dài gần 2km, chia thành 3 tầng. Địa đạo được thiết kế như một làng dưới mặt đất với 94 căn hộ gia đình, có giếng nước ngọt, hội trường, nhà hộ sinh, phòng phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm. Kinh thành Huế nằm ở bờ bắc sông Hương và thuộc địa phận thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong số những địa danh này có 3 di sản thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (năm 2003, Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới), quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế. Đó là sản phẩm của quá trình tự nhiên và lịch sử mà vùng đất Bắc Trung Bộ đã được ban tặng. Bắc Trung Bộ là nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, chính trị, anh hùng hào kiệt của dân tộc Việt Nam. Nói như cách nói của một nhà thơ, bỏ qua Bắc Trung Bộ không thể thành Miền Trung, bởi “ Không gian với nửa anh hùng, thế gian bớt mất một vùng thơ văn”. Anh hùng và nghệ sỹ - hai phẩm chất đó của con người Việt Nam như kết tinh lại trên mảnh đất Băc Miền Trung. Từ những anh hùng dân tộc như Bà Triệu, Mai Thúc Loan, Lê Lợi, Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc... cho đến những danh nhân, danh tướng như Phan Đình Phùng, Võ Nguyên Giáp..., và có cả những thi nhân làm rạng rỡ một vùng văn hóa như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ... Có thể nói, cộng đồng cư dân Bắc Trung Bộ có những nét bản sắc văn hóa riêng, mang tính vùng miền. Trong dòng chảy của thời đại, những giá trị cội nguồn sẽ mãi là mạch sống, đưa đến những giá trị nhân văn cao đẹp, cân bằng mọi sự phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tổng cục Thống kê (2011), “Niên giám thống kê 2010”, NXB Thống kê, HN. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Lê Mỹ Dung (2011), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, HN. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2009), Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, HN. Bộ Xây dựng (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2010. Trần Ngọc Thêm (1995), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Đại học tổng hợp Thành phố HCM.

File đính kèm:

  • docDan so va phan bo dan so.doc