Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT - Trường THCS Hòa An

a. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp

- Giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh lớp học và cần nắm nắm vững:

+ Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm.

+ Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè .)

+ Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác ).

+ Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục.

- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Với tư cách là sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư phạm), giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh.

Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn. Có ý kiến cho rằng: để làm điều đó thì đội ngũ tự quản của học sinh có thể làm được không cần đến giáo viên chủ nhiệm. Tất nhiên ý kiến đó có phần đúng, song chưa đủ. Phải thấy được quan hệ, vị trí của giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp nhận được thông tin từ học sinh để đảm bảo tính khách quan, tính trung thực của dư luận, ý kiến của một tập thể học sinh. Khi tiếp nhận thông tin, người giáo viên chủ nhiệm lớp xử lí kịp thời ngay thông tin với tư cách là nhà sư phạm, điều đó có tác dụng rất lớn. Có không ít thông tin, suy nghĩ của học sinh chỉ có thể tâm sự với giáo viên chủ nhiệm, đó là một thực tế.

Ví dụ: những oan ức, sự hiểu lầm của thầy, cô giáo vì một lẽ nào đó. Ai là người giúp các em giải tỏa những băn khoăn vướng mắc trong những quan hệ như vậy, không ai tốt hơn là giáo

doc7 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT - Trường THCS Hòa An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục, hoạt động. Mối quan hệ giữa thầy giáo và học sinh, các phương pháp tác động song song, tác động tay đôi, bùng nổ sư phạm Đó là những lí luận giáo viên chủ nhiệm cần phải hiểu. + Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ, giáo dục, dạy học của năm học. Đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu hiểu những yêu cầu giáo dục của nhà trường, trên cơ sở ấy mới biết vận dụng cụ thể hóa vào tình hình của lớp chủ nhiệm. Việc hiểu toàn bộ kế hoạch của nhà trường trong từng năm học có ý nghĩa rất lớn đối với người giáo viên chủ nhiệm thì giáo viên chủ nhiệm mới chủ động định hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm thực hiện chủ động, sáng tạo nhiệm vụ của lớp vào phong trào chung của nhà trường. + Hiểu sâu sắc chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường, hiểu cán bộ phụ trách các mặt hoạt động và đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học ở lớp chủ nhiệm. Đồng thời cần tìm hiểu tiềm năng cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có của nhà trường, tìm hiểu cơ cấu tổ chức, phân công phụ trách của các tổ chức trong nhà trường (Ban giám hiệu; Đoàn thanh niên). Hiểu biết đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học để thường xuyên liên hệ năm tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, tổ chức việc học tập của tập thể lớp để có phương pháp ứng xử phù hợp, tận dụng, lôi cuốn mọi người vào hoạt động giáo dục của lớp chủ nhiệm. + Có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm của từng học sinh của lớp chủ nhiệm, biết phân loại học sinh theo các đặc điểm để có giải pháp tác động phù hợp. Nghiên cứu đặc điểm gia đình học sinh và đặc điiểm tâm sinh lý của học sinh lớp học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác của người chủ nhiiệm lớp. Nghiên cứu để hiểu gia đình là tìm hiểu về đặc điểm trình độ, tâm lý của cha mẹ học sinh, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với con của họ trong gia đình. Tất cả việc nghiên cứu gia cảnh của học sinh nhằm hai mục đích, trước hết để kết hợp trong giáo dục học sinh của lớp, mặt khác hiểu thêm nguyên nhân, những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hoặc khó khăn tác động đến học sinh để có giải pháp giáo dục. Song, quan trọng hơn cả là hiểu được đặc điểm của mỗi học sinh về các mặt tâm sinh lý, tính cách năng lựcNội dung nghiên cứu về học sinh bao gồm: sức khỏe, năng lực phát triển trí tuệ, cần nghiên cứu để hiểu từng học sinh về sự tập trung chú ý, nhận thức, nắm vững sở thích, nguyện vọng, động cơ học tập, hoạt động. Lưu ý tới tính cách, phẩm chất đạo đức, quan hệ, cách ứng xử của học sinh trong gia đình, ở trường, ở cộng đồng với bạn bè của các em. + Ở tuổi học sinh phổ thông, nhiều năng lực chưa được bộc lộ, nhất là năng lực hoạt động xã hội, xu hướng nghề nghiệp. Do đó, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức hoạt động cho học sinh lớp chủ nhiệm có mục đích giáo dục. + Muốn hiểu biết tâm lí học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên cần quan sát vào hoạt động thực tế của học sinh ở lớp học, cộng đồng, gia đình Cần trao đổi với gia đình, bạn bè và những người có quan hệ với các em, hiểu biết các em ở cộng đồng, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Nghiên cứu đặc điểm học sinh là một trong những nội dung quan trọng đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm lớp vì chỉ trên cơ sở hiểu biết từng em mới có khả năng phân loại nhóm học sinh theo các đặc điểm học lực, tính cách, năng lưc, hoàn cảnh. + Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích được nguyên nhân của các hiện trạng, đặc điểm của từng học sinh. Ví dụ: đều là hiện tượng học kém nhưng có em do trí tuệ chậm phát triển, có em do hoàn cảnh, điều kiện, có em do chi phối bởi các yếu tố khác, phân tán tư tưởng. Cùng một hiện tượng học sinh hư (như ăn cắp) có thể do hàng loạt nguyên nhân khác nhau. Chỉ trên cơ sở hiểu đặc điểm và nguyên nhân dẫn tới các đặc điểm thì giáo viên chủ nhiệm mới có giải pháp tác động giáo dục phù hợp hiệu quả. + Để nghiên cứu hiểu học sinh, giáo viên chủ nhiệm nhất thiết phải có “nhật kí giáo viên chủ nhiệm”. Nhật kí giáo viên chủ nhiệm khác với “sổ công tác chủ nhiệm”. Nhật kí chủ nhiệm để ghi về từng học sinh, ưu nhược điểm, tính cách, sự tiến bộ, suy nghĩ, tình cảm của giáo viên chủ nhiệm đối với các em, những kỉ niệm, những hiện tượng của học sinh. Nhật kí chủ nhiệm giúp giáo viên có tư liệu về từng em một cách hệ thống. Nếu làm chủ nhiệm của lớp học, nhật kí giáo viên chủ nhiệm là nguồn tư liệu đánh giá khoa học về học sinh, là tư liệu nghiên cứu về tâm lí học Còn sổ công tác chủ nhiệm chỉ có tính chất kế hoạch công việc của giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thì việc ghi nhật kí chủ nhiệm và sổ chủ nhiệm được coi là một nội dụng, một nhu cầu của người giáo viên chủ nhiệm. + Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học của lớp chủ nhiệm để đảm bảo tính hệ thống, phát triển giáo dục nhân cách học sinh. Kế hoạch chủ nhiệm lớp cần thể hiện một số nội dung sau: ü Khái quát chung về đặc điểm học sinh lớp chủ nhiệm. ü Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. ü Có kế hoạch phụ đạo học sinh học kém các môn. ü Xây dựng chương trình hoạt động toàn diện của lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kì, năm học, đây là nội dung chủ yếu được giáo viên chủ nhiệm quan tâm. + Giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt môn học được phân công dạy ở lớp chủ nhiệm và các lớp khác. + Giáo viên chủ nhiệm lớp phải củng cố bằng cả cuộc sống của bản thân, trong đó có trình độ chuyên môn, tri thức, phương pháp giảng dạy, sự mẫu mực, tâm huyết trong khi giảng dạy. Muốn giảng dạy tốt, không chỉ có tri thức, phương pháp mà phải truyền đạt bằng cả nhiệt huyết của người giáo viên chủ nhiệm với khẩu hiệu “tất cả vì học sinh thân yêu”, “vì các em hôm nay là vì tương lai của dân tộc, đất nước”. + Để làm tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm phải đặt kế hoạch tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt. ü Nâng cao không ngừng trình độ học vấn, văn hóa chung ü Trình độ chuyuên môn phương pháp. ü Rèn luyện đạo đức tác phong. ü Trao đổi kinh nghiệm, lý luận sư phạm. ü Mẫu mực trong giao tiếp xã hội, đồng nghiệp, thầy trò. ü Xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh. c. Phương pháp tác động cá biệt và giáo dục tập thể - Người giáo viên chủ nhiệm nắm vững vận dụng mọi phương pháp giáo dục cá biệt, phương pháp giáo dục tập thể và biết kết hợp chúng trong hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp giáo dục cá biệt ở đây không nên hiểu là giáo dục học sinh đặc biệt (hư, ngoan) như quan niệm thường thấy ở một số người. - Cần hiểu phương pháp giáo dục cá biệt là sự tác động tới từng cá nhân một cách chuyên biệt để đảm bảo tính phù hợp với đối tượng. Ví dụ: cùng một biểu hiện hư như nhau, nhưng có em phải phê bình nghiêm khắc, có em thì nhắc nhẹ, có khi chỉ nhắc chung hoặc có khi phải trực tiếp, có khi thông qua bạn bè, gia đình tập thể - Bằng uy tín và vị thế của giáo viên chủ nhiệm, phương pháp tác động trực tiếp đem lại hiệu quả giáo dục tức thời, ví dụ: học sinh nói chuyện trong giờ học, không làm bài đầy đủ hoặc có nhiều biểu hiện hành vi tốt như làm bài hay, sáng tạo thì giáo viên chủ nhiệm có thể nhắc nhở, tuyên dương, động viên, khen thưởng bằng lời, cho điểm tốt - Nếu giáo viên chủ nhiệm không đo được mức độ của hành vi, sử dụng không tương ứng, dẫn tới phản tác dụng giáo dục, không đáng khen mà khen quá lời cũng không tốt, chỉ đáng nhắc nhở mà vì lẽ gì giáo viên chủ nhiệm cảnh cáo phê bình sẽ dễ làm cho học sinh hậm hực, mất lòng tin, bi quan. - Muốn phát huy hiệu qủa của phương pháp giáo dục trong tập thể, giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là người có uy tính, có trách nhiệm, nắm vững đối tượng, xây dựng được tập thể học sinh thành một tập thể vững mạnh: + Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chung của từng thành viên của lớp. + Tổ chức những hoạt động chung để thực hiện mục tiêu. + Lớp có đội ngũ tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh. + Có kỉ luật chặt chẽ, có qui định, nội qui phải rõ ràng, được mọi người tôn trọng và tự giác chấp hành. + Có dư luận tập thể lành mạnh, dư luận của tập thể là phản ánh sức mạnh, là bản lĩnh của mỗi thành viên. III. KẾT QUẢ Phương pháp tiến hành công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, ở nội dung này nhằm trang bị cho học sinh về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung cách thức tổ chức lớp học của giáo viên chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm coi cá thể học sinh là đối tượng đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, hăng say với nghề nghiệp, yêu thích học sinh và phải có những biện pháp tối ưu nhất thì kết qủa bao giờ cũng mỹ mãn. Tôi đã áp dụng đúng các biện pháp mà mình đề ra thì kết quả của năm học 2007-2008 học lực và hạnh kiểm của các em có sự tiến bộ rất rõ, cụ thể học lực và hạnh kiểm đạt được như sau: Học kì I Cả năm: Học lực: Học lực: Giỏi: 0 Giỏi: 0 Khá: 1 Khá: 4 TB: 11 TB: 15 Yếu: 20 Yếu: 17 Hạnh kiểm: Hạnh kiểm: Tốt: 12 Tốt: 19 Khá:20 Khá:17 TB:3 TB:0 Kết quả thi tốt nghiệp: Đợt một: 14 học sinh đậu Đợt hai : 10 học sinh đậu Kết quả đậu tốt nghiệp của học sinh lớp 12I gần 66,7% với kết quả toàn trường cả hai đợt thi là 49,85% Riêng tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn luôn thực hiện đúng “Công tác chủ nhiệm ở trường THPT DTNT Quú Hîp”. Sau thời gian chuyên cần chăm chỉ tận tụy hướng dẫn học sinh và đề ra nhiều biện pháp giáo dục kịp thời phù hợp với tập thể lớp chủ nhiệm nên khi chủ nhiệm lớp tôi luôn đạt những thành tích cao nhất. Qua đó, tôi cũng mong rằng tất cả những thầy cô giáo chủ nhiệm cũng phát huy hết chức năng, nhiệm vụ của mình cùng nhau đưa tập thể lớp mình quản lý ngày càng vững mạnh. Cảm tạ: Sáng kiến kinh nghiệm “Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT DTNT Quỳ Hợp” của tôi còn nhiều thiếu sót rất mong sự chỉ dẫn của Ban giám khảo, của quý thầy cô. Vì bản thân tôi là một giáo viên trẻ nên kinh nghiệm của tôi còn chưa nhiều và kinh nghiệm của tôi cũng là kinh nghiệm trẻ, rất mong sự thông cảm chỉ dạy của Ban giám khảo. Tôi xin chân thành cảm ơn. Ngày . thángnăm Kí duyệt của Tổ trưởng Kí duyệt của BGH Rất mong quý đồng nghiệp góp ý! cho SKKN thêm hay hơn.

File đính kèm:

  • docSKKN Chu nhiem lopkhong hay.doc
Giáo án liên quan