Chuyên đề tự nhiên xã hội (khối 4) môn: Khoa học

Nhằm mục tiêu cung cấp kiến thức dinh dưỡng cơ bản cho giáo viên và học sinh tiểu học ngành giáo dục vừa qua đã mở lớp tập huấn về dinh dưỡng tập trung về vấn đề thực hiện dinh dưỡng hợp lý nhằm nâng cao tầm vóc, tăng trưởng chiều cao cho trẻ em Việt Nam cùng các biện pháp phòng tránh bệnh do thiếu dinh dưỡng và thừa cân, béo phì. Để thực hiện việc triển khai kiến thức về dinh dưỡng này kết hợp với chương trình giảng dạy của phân môn Khoa học lớp 4, chuyên đề khối 4 năm nay được xây dựng theo nội dung bài 12 : PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG kết hợp với việc sử dụng bài giảng điện tử vào việc giảng dạy trên lớp giúp bài giảng sinh động, hấp dẫn, đồng thời phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tìm hiểu và thu thập kiến thức mới.

docx5 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề tự nhiên xã hội (khối 4) môn: Khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ TỰ NHIÊN XÃ HỘI (KHỐI 4) Môn : KHOA HỌC Bài : PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG I.MỞ ĐẦU Nhằm mục tiêu cung cấp kiến thức dinh dưỡng cơ bản cho giáo viên và học sinh tiểu học ngành giáo dục vừa qua đã mở lớp tập huấn về dinh dưỡng tập trung về vấn đề thực hiện dinh dưỡng hợp lý nhằm nâng cao tầm vóc, tăng trưởng chiều cao cho trẻ em Việt Nam cùng các biện pháp phòng tránh bệnh do thiếu dinh dưỡng và thừa cân, béo phì. Để thực hiện việc triển khai kiến thức về dinh dưỡng này kết hợp với chương trình giảng dạy của phân môn Khoa học lớp 4, chuyên đề khối 4 năm nay được xây dựng theo nội dung bài 12 : PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG kết hợp với việc sử dụng bài giảng điện tử vào việc giảng dạy trên lớp giúp bài giảng sinh động, hấp dẫn, đồng thời phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tìm hiểu và thu thập kiến thức mới. II. NỘI DUNG A.Để dạy tốt bài này, trước hết giáo viên cần nắm vững một số kiến thức cơ bản về dinh dưỡng sau đây : Để phòng tránh thiếu dinh dưỡng và thừa cân, béo phì, phải đảm bảo các diều kiện sau đây : 1 .Ăn đủ chất dinh dưỡng: 4 nhóm thực phẩm: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, rau củ và trái cây. Ăn đa dạng thực phẩm: 20-30 loại thực phẩm khác nhau / ngày. Thực hiện theo tháp dinh dưỡng. Cung cấp đủ canxi theo nhu cầu để trẻ tăng trưởng tốt (>500mg/ngày) (500ml-750ml sữa/ngày) Thực hiện 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí. ( sách khoa học lớp 4 trang 40 ) 2.Ăn đủ bữa: 3 bữa ăn chính / ngày (Sáng, trưa, tối) Có thêm 2-3 bữa phụ (giữa trưa, chiều hoặc trước khi ngủ-nếu cần). Bữa ăn sáng rất quan trọng . CÁC CHẤT DINH DƯỠNG: PROTEIN – CHẤT ĐẠM Cần cho sự tăng trưởng, phát triển cơ thể Là thành phần men tiêu hóa, nội tiết, kháng thể Thiếu protein -> ngưng tăng trưởng, sụt cân – suy dinh dưỡng, hệ tiêu hóa kém, dễ mắc bệnh Nhu cầu : VỪA ĐỦ LYSIN Là acid amin (chất đạm) thiết yếu Dễ bị thiếu hụt trong khẩu phần ăn Thiếu Lysin : biếng ăn, gầy, teo nhão cơ, Thức ăn nhiều lysin: Thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành, CANXI Là thành phần chính trong cấu trúc của xương và răng. Giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tầm vóc. Thức ăn nhiều canxi : Thịt, cá, trứng, sữa, sò ốc, VITAMIN D Điều hòa sự hấp thu canxi và phospho trong đường ruột. Tăng tái hấp thu canxi ở thận. Tăng cường sự tổng hợp chất đạm chuyên chở canxi, phospho trong tế bào ruột. Nguồn thực phẩm cung cấp : Sữa, bơ, phô mai,trứng, gan (gà)tôm, dầu gan cá thu Da có thể tự tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Diện tích da tiếp xúc càng nhiều với ánh nắng càng tốt Cường độ ánh nắng nhẹ. Thời gian: 15 – 20 phút/ngày VITAMIN A Giúp xương tăng trưởng Ảnh hưởng đến sự biệt hóa của da và niêm mạc (mắt, da, niêm, lông, tóc). Tăng sức đề kháng bề mặt cơ thể. Chống oxy hóa Chống ung thư hóa Nguồn thực phẩm : Bơ, phô mai,trứng, sữa, gan, thịt Rau lá xanh đậm Củ quả vàng cam (cà rốt, bí đỏ, đu đủ, gấc, xoài chín) CHẤT SẮT Nguyên liệu tạo máu Thiếu máu thiếu sắt: Chậm tăng trưởng Giảm sức đề kháng Giảm khả năng tư duy Nhiễm giun sán -> tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng Các thực phẩm giàu sắt * Gan * Cá * Huyết * Đậu đỗ * Trứng * Rau xanh * Thịt * Thực phẩm bổ sung sắt - Yếu tố cản trở hấp thu sắt : tanin (trà), phytat, oxalat, chất xơ, protein đậu nành Yếu tố tăng hấp thu sắt : Vit C. KẼM Là yếu tố xúc tác cho trên 70 enzyme Cần cho sự phân chia tế bào Thúc đẩy tăng trưởng và mau lành vết thương Nguồn thực phẩm Thịt, gan, ca, ùtrứng, sữa, sò( thịt) IỐT Là thành phần của nội tiết tố (hormon) tuyến giáp Hormon giáp là một trong những hormon giữ vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể Cá biển Rong biển DINH DƯỠNG HỢP LÝ ĐỂ TĂNG CHIỀU CAO Ăn đủ bữa Ăn đa dạng các thực phẩm Uống đủ lượng sữa cần thiết: 500-750ml/ngày Sử dụng muối iôt khi nêm nếm thức ăn Phơi nắng sáng Chú ý chăm sóc dinh dưỡng liên tục đến khi trẻ hết tăng trưởng. B. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : Hiểu biết phương pháp để lựa chọn cho phù hợp với mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, các hình thức tổ chức hoạt độïng trong tiết dạy là hết sức quan trọng. Vì vậy, chúng tôi muốn đề cập đến một số các phương pháp thường được sử dụng trong giảng dạy môn tự nhiên xã hội nói chung và tiết khoa học này nói riêng ; 1.Phương pháp quan sát : Theo sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sử dụng một hay nhiều giác quan để quan sát, thu thập thông tin về sự vật và hiệân tượng. Trong bài học này học sinh sẽ quan sát tranh ảnh của những người bị bệnh do thiếu dinh dưỡng và cho biết đó là những bệnh gì . 2. Phương pháp thảo luận nhóm : Học sinh sẽ bàn bạc, trao đổi ý kiến và quan niệm của mỗi cá nhân về sự việc, hiện tượng nào đó. Hình thức thảo luận có thể được tiến hành theo nhóm nhỏ 4 hoặc 6 em. Nhóm nào cũng có học sinh giỏi, khá, trung bình. Giáo viên lên kế hoạch chi tiết, lựa chọn chủ đề thảo luận và chủ đề cầ có kết thúc mở nghĩa là học sinh o trả lời Đúng hay Sai mà phải là : Theo ý kiến của em, ..Theo ý em thì. Trong bài học này học sinh phải thảo luận nhóm để tìm hiểu nguyên nhân của bệnh suy dinh dưỡng và cách phòng chống bệnh suy dinh dưỡng theo sự hiểu biết của các em. 3 . Phương pháp đàm thoại : Thường giáo viên hay sử dụng phương pháp đàm thoại thông báo. Dạng đàm thoại này dựa trên tri giác của học sinh và trong quá trình đó học sinh thu được nhứng tri thức về sự kiện, hiện tượng mới. Hoạt động trí tuệ thiên về nghiên cứu, tìm tòi là chủ yếu. Giáo viên lập hệ thống câu hỏi logic chặt chẽ , học sinh tập trung tìm hiểu từ việc quan sát hay làm thí nghiệm và từ đó rút ra kiến thức cần thu thập. Trong bài học này GV vận dụng phương pháp này để hướng dẫn các em tìm ra nguyên nhân, cách phòng chống bệnh do thiếu dinh dưỡng, hệ thống câu hỏi đàm thoại ôn tập củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, kiểm tra xem học sinh hiểu bài ra sao và ở mức độï nào . 4. Phương pháp giảng giải : Giáo viên nêu rõ bản chất logic của hiện tượng , những mối quan hệ, những qui luật. Trong bài dạy này GV sẽ giải thích vì sao cần ăn đủ chất, đủ bữa, vì sao cần phải nâng cao dinh dưỡng để phát triển tầm vóc. 5/ Phương pháp trò chơi : Đây là phương pháp tích cực và giúp học sinh dễ tiếp thu bài, tiết học trở nên sinh động, vui vẻ và hấp dẫn học sinh. Giáo viên sẽ sử dụng trò chơi phù hợp với nội dung bài nhằm củng cố khắc sâu kiến thức hoặc để đặt vấn đề, giải quyết vấn đề. Trong tiết học này GV sẽ cho học sinh chơi trò CÂY CHO QUẢ ĐÚNG nhằm mục đích củng cố kiến thức về các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngoài các phương pháp trên được áp dụng trong tiết dạy còn có các phương pháp khác như : PP thí nghiệm, PP thực hành, PP bàn tay nặn bột, PP điều tra giáo viên nên nghiên cứu để lựa chonï cho phù hợp với nội dung và mục tiêu bài học đã đề ra. III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý GV phải xác định rõ quy trình hoạt độïng của giáo viên và học sinh trong bài giảng để không bấm nhầm slide khi trình chiếu. Khi chốt kiến thức mới, cần cho 2 hoặc 3 học sinh lập lại và gọi rải đều từ trên xuống dưới, tránh tập trung vào một số học sinh giỏi. Khi cho học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần nêu câu hỏi cụ thể, tránh những câu hỏi quá rộng, làm mất thời gian thảo luận mà không đạt kết quả.Trường hợp ý kiến của học sinh lệch hướng dự kiến thì giáo viên có thể gợi ý uốn nắn bằng các câu hỏi nhỏ trực tiếp , giúp các em thảo luận đúng hướng. Phải dự kiến các phương án có thể xảy ra khi học sinh phát biểu ý kiến và hướng các câu trả lời đúng nội dung kiến thức bài học. Khi củng cố bài học, giáo viên cần liên hệ thực tế, mở rộng tuyên truyền việc ăn uống đủ chất, nâng cao dinh dưỡng để có thể lực khỏe và tầm vóc cao như trẻ em trên thế giới. IV. KẾT LUẬN Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa là một yêu cầu cấp bách trong xu thế đổi mới dạy học ở tiểu học hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, việc đổi mới phương pháp dạy học bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian soạn bài, chọn lựa tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, phải nắm chắc và xác định rõ quy trình hoạt động của giáo viên và học sinh , từ cơ sở dó giáo viên sẽ tự tin khi dùng công nghệ thông tin để hổ trợ bài giảng, giúp tiết dạy đạt kết quả cao nhất. Chúng tôi hi vọng tiết học này sẽ là bước đầu tiên giúp giáo viên làm quen với bài giảng điện tử và rút được nhiều kinh nghiệm cho các tiết học sau. Ngày 29 tháng 9 năm 2009 Người viết

File đính kèm:

  • docxCHUYEN DE TNXH -KHOA HOC LOP 4.docx