Chuyên đề Thiết kế đề kiểm tra học kì I môn Địa lí lớp 9 theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá

 Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hội nhập cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là nguồn lực con người Việt Nam được phát triển về mặt số lượng và chất lượng trên cơ sở nâng cao dân trí. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạt được ( đối với người học ) sau một quá trình đào tạo.

 Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện từng mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của việc đánh giá là kiểm tra. Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục, nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh mẽ theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Thiết kế đề kiểm tra học kì I môn Địa lí lớp 9 theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4,9 Nhận xét tình hình sản xuất một số sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu của Bắc Trung Bộ trong thời kì 1995- 2000. Giải thích vì sao Bắc Trung Bộ phát triển mạnh các sản phẩm này. Câu 8. (3,5 điểm): So sánh sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó. ĐáP áN Và THANG ĐIểM Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm (mỗi câu đúng được 0,5 điểm) Câu 1: C Câu 4: A Câu 2: D Câu 5 :C Câu 3: B Câu 6: D II. Tự luận (7 điểm) Câu 7. (3,5 điểm) Nhận xét (1 điểm) Tất cả các sản phẩm đều tăng. Tốc độ tăng không đều : Dẫn chứng. Giải thích (2,5 điểm) (mỗi ý đúng được 0,5 điểm) Địa hình : Vùng đồi trước núi có nhiều đồng cỏ để chăn nuôi trâu bò Đất : Các vùng đồng bằng lớn có đất cát pha thuận lợi cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày, nhất là lạc. Là vùng có trữ lượng rừng lớn thứ hai sau Tây Nguyên Có vùng biển rộng lớn, nhiều hải sản Ven biển có nhiều đầm, phá để phát triển nuôi trồng thủy sản Câu 8 (3,5 điểm) Khác nhau (1,5 điểm) Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng chhur yếu là chè và một số cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như hồi, quế, sơn. (0,5 điểm) Tây Nguyên (1 điểm) (mỗi ý đúng được 0,5 điểm) + Trồng chủ yếu là cây xứ nóng như cà phê, hồ tiêu, cao su, trong đó nhiều nhất là cà phê. + Ngoài ra đây cũng là nơi trồng nhiều chè, đứng thứ hai sau Trung du và miền núi Bắc Bộ Giải thích: (2 điểm) Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên (0,25 điểm) Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất cả nước, điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi cho cây chè phát triển. Khí hậu có mùa đông lạnh và những vùng núi cao có khí hậu mát quanh năm là điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. (0.75 điểm) Tây Nguyên : (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm) + Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, đất ba dan thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là cây cà phê. + Những nơi địa hình cao, có khí hậu mát mẻ quanh năm thích hợp cho việc trồng chè. Kiểm tra học kì I ( lớp 9) Thời gian: 45 phút I.Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước ý trả lời em cho là đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi theo hướng : Tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tổi lao động và trên độ tổi lao động tăng lên. Tỉ lệ trẻ em tăng lên, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tổi lao động giảm xuống. Tỉ lệ trẻ em và tỉ lệ người trong độ tuổi lao động giảm xuống, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên. Tỉ lệ trẻ em và tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động giảm xuống. Câu 2: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động nước ta là: Tăng tỉ trọng lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp; giảm tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tăng tỉ trọng lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp xây dựng; giảm tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ. Giảm tỉ trọng lao động trong kkhu vực nông lâm ngư nghiệp công nghiệp, xây dựng và tăng tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ. Câu 3: ý nào không thuộc thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ . Khai thác khoáng ssanr và phât triển thủy điện Trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhệt và ôn đới. Trồng cây lương thực, chăn nuôi gia cầm. Trồng rừng, chăn nuôi gia súc lớn. Câu 4: Loại cây công nghiệp hàng năm nào trong các loại cây dưới đây được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? Đậu tương Bông Dâu tằm Thuốc lá Câu 5: Sản phẩm nông lâm ngư nghiệp chủ yếu của Bắc Trung Bộ là: A.Lúa, ngô, khoai, đậu, cá, tôm. B Chè, hồi, quế, trâu, bò. C.Cao su, cà phê, đậu tương, mía, gỗ, cá. D.Trâu, bò, lạc, gỗ, cá, tôm. Câu 6 : Hoạt động kinh tế chủ yếu của Duyên hải Nam Trung Bộ là : Sản xuất lương thực Trồng cây công nghiệp xuất khẩu Du lịch, khai thác, nuôi trồng thủy sản Khai thác khoáng sản Câu 7: Khó khăn trong phát triển nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là : Diện tích đồng bằng nhỏ hẹp Thường bị thiên tai (hạn hán, bão lụt...) Đất xấu, cát lấn Tất cả các ý trên Câu 8 : Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là Sắt Bôxit Kẽm Thiếc II. Tự luận (6 điểm) Câu 9. (4 điểm) : Dựa vào bảng số liệu dưới đây : Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng (năm 1995= 100%) (Đơn vị %) Năm Tiêu chí 1995 1998 2000 2002 Dân số Sản lượng lương thực Bình quân lương thực theo đầu người 100,0 100,0 100,0 103,5 117,7 113,8 105,6 128,6 121,8 108,2 131,1 121,2 Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng . Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét và giải thích về sự thay đổi của dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng trong thời kì trên . Câu 10. (2 điểm): Vì sao Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất cà phê lớn nhất nước ta? ĐáP áN Và THANG ĐIểM Trắc nghiệm khách quan:4 điểm (mỗi câu đúng được 0,5 điểm) Câu 1: A Câu 4: A Câu 7 : D Câu 2: B Câu 5 :D Câu 8 : B Câu 3: C Câu 6 : C II. Tự luận (6 điểm) Câu 9. (4 điểm) Vẽ đủ 3 đường. chính xác, đẹp ; dùng các kí hiệu hoặc màu để phân biệt 3 đường khác nhau ; ghi đầy dủ ; Tên biểu đồ, chú thích, đơn vị cho các trục. Nhận xét : (0,5 điểm) Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng nhưng tốc độ tăng không giống nhau, sản lượng lương thực bình quân theo đầu người tăng nhanh hơn dân số. Giải thích (1,5 điểm) (mỗi ý đúng được 0,5 điểm) Sản lượng lương thực có hạt tăng nhanh nhất do đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ (vụ đông); áp dụng khoa học kĩ thuật. Dân số tăng chậm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa dân số. Sản lượng lương thực tăng nhanh, dân số cũng tăng nên bình quân lương thực tăng nhưng không nhanh bằng sản lượng lương thực. Câu 10 (2 điểm) mỗi ý đúng được 0,5 điểm Địa hình cao nguyên, đất ba dan thích hợp với việc trồng cà phê 9 (chiếm khoảng 66% diện tích đất ba dan của cả nước). Khí hậu cận xích đạo, khí hậu cao nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp. Thị trường trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng ; công nghiệp chế biến nông sản phát triển. Chính phủ có nhiều chính sách phát triển cây công nghiệp ở khu vực Tây Nguyên. Chương II. Kết quả điều tra khảo sát thực tiễn : 1.Với việc áp dụng đề kiểm tra đánh giá theoo hướng đổi mới tôi thấy rất có nhiều ưu điểm giúp tôi định hướng bám sát mục tiêu cần đạt, mức độ tư duy của học sinh, có được sự phân hóa đối tượng học sinh. Qua xử lí kết quả tôi thấy những điểm làm được và chưa làm được từ đó có sự nỗ lực hơn trong công tác chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn. 2. Kết quả đạt được : Từ khi áp dụng kiểm tra đánh giá theo định hướng đổi mới tôi thấy học sinh có được sự hứng thú, có ý thức tiến bộ hơn trong học tập. Đồng thời kết quả kiểm tra đánh giá của học sinh cũng góp phần định hướng cho tôi trong điều chỉnh phương pháp dạy học bộ môn phù hợp với nhận thức của học sinh. Kết quả chuyên đề cụ thể năng lực học tập của lớp 9 được tôi áp dụng như sau : Giỏi : 5 học sinh. Khá : 8 học sinh. Trung bình : 12 học sinh. Kết quả học tập của học sinh so với năm học trước đã có sự tiến bộ rõ rệt. So với kết quả học tập năm các em học lớp 8, lần này tôi áp dụng đổi mới kiểm tra đánh giá ở cả ngững bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra một tiết sau đó mới đến bài kiểm tra học kì, số học sinh đạt học sinh giỏi, khá tăng lên, trung bình và yếu giảm xuống. Như vậy chứng tỏ là việc đổi mới kết quả kiểm tra đánh giá đã có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của học sinh. Từ đó các em thấy hứng thú hơn trong học tập và cố gắng học để đạt được kết quả cao hơn. Chương III: Giải pháp: Trên cơ sở phân tích thực tiễn ở chương II, từ những kinh nghiệm khi thực hiên chuyên đề tôi xin đề xuất các phương hướng và biện pháp cần thiết sau: 1. Phương hướng: Đổi mới kiểm tra đánh giá phải được thực hiện thường xuyên ở tất cả các bài kiểm tra: kiểm tra miệng, 15 phút, một tiết, kiểm tra học kì. 2. Biện pháp: Đề kiểm tra và biểu điểm cần được biên soạn rõ ràng, chính xác công khai với học sinh, duy trì thường xuyên việc trả bài. Câu hỏi cần đa dạng, phân hóa được học sinh. Chú ý kĩ thuật xây dựng câu hỏi (đặc biệt phần trắc nghiệm khách quan) chẳng hạn: + Dạng đúng sai: không nên sử dụng quá nhiều trong một bài kiểm tra. Nên bố trí số câu đúng bằng số câu sai. + Dạng nhiều lựa chọn: Mỗi câu nên có 4 phương án trong đó chỉ có một phương án đúng, hoặc đúng nhất. Tránh trường hợp có 2 câu trả lời đúng hoặc tất cả cùng đúng. + Dạng ghép đôi: Dãy thông tin nêu ra không quá dài, nên có những câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc lựa chọn. + Dạng điền khuyết: Cần đảm bảo ô trống chỉ có thể điền từ, cụm từ đơn nhất. Mỗi câu chỉ nên có một hoặc hai ô trống. Kết luận Đề kiểm tra đánh giá phải hợp lí theo tinh thần định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá. Điều quan trọng là nội dung đề kiểm tra phải phù hợp về năng lực học tập của học sinh, tránh đưa ra các dạng đề có tính đánh đố- như vậy sẽ không gây được hứng thú học tập của học sinh, cần phải cho học sinh thấy được việc giải quyết các dạng bài trong đề kiểm tra là “một thử thách thú vị” về nhận thức, không nhàm chán về thể loại, không quá dễ dãi về nội dung. Kiểm tra đánh giá nối chung, kiểm tra đánh giá qua một đề thi nói riêng là một khâu quan trọng của quá trình giáo dục. Kiểm tra đánh giá là kết thúc một giai đoạn giáo dục và sẽ khởi đầu một giai đoạn giáo dục tiếp theo với những yêu cầu cao hơn, chất lượng hơn trong quá trình giáo dục. Trên đây là một số vấn đề tôi triển khai, chắc hản chuyên đề còn có nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí và đồng nghiệp. Trọng Con, ngày 05 tháng 12 năm 2009 Người viết: Nông Hùng Cường

File đính kèm:

  • docchuyen de dia li.doc