Chuyên đề Một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT và thi đại học, cao đẳng môn lịch sử

Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác, giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Vậy, để giáo dục có hiệu quả, trong quá trình giảng dạy, chúng ta cần biết lựa chọn phương pháp dạy tối ưu nhất, phù hợp với mục tiêu và nội dung của bài học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS). Song, để đi đến thành công, đòi hỏi người giáo viên (GV) phải hiểu biết và không ngừng nổ lực phấn đấu, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư thích đáng vào công việc của mình. Đây là một công việc vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính nghệ thuật. Đảng ta đã thể hiện rõ quan điểm ở Nghị quyết Trung ương II khóa VIII: “Đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”.

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT và thi đại học, cao đẳng môn lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁC THÍ SINH (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Câu 2. (4,0 điểm) Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định trên đã tạo điều kiện thuận lợi gì để nhân dân ta tiếp tục đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam? II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (3.0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (3. a hoặc 3. b) Câu 3. a. Theo chương trình Chuẩn (3.0 điểm) Nêu tình hình kinh tế, khoa học - kĩ thuật của nước Mỹ trong giai đoạn 1945 - 1973. Việc áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại có tác dụng gì đối với sự phát triển của nền kinh tế Mỹ? Câu 3. b. Theo chương trình Nâng cao (3.0 điểm) Trình bày nội dung các chiến lược phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau khi giành độc lập đến năm 2000. Vì sao từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, các nước này có sự chuyển hướng trong chiến lược phát triển kinh tế? II. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG - NĂM 2007 - KHỐI C Thời gian làm bài: 180 phút. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Nêu khái quát phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925. Câu II. (2,5 điểm) Trình bày nhiệm vụ và hình thức đấu tranh của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930 - 1931 và giai đoạn 1936 - 1939. Câu III. (3,5 điểm) Nêu những hoạt động chủ yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946) trong công cuộc xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Câu IV. a. Dành cho thí sinh học chương trình không phân ban (2.0 điểm) Trình bày tóm tắt cuộc đấu tranh chống chệ độ độc tài ở Cuba trong những năm 1953 - 1959. Câu IV. b. Dành cho thí sinh học chương trình phân ban (2.0 điểm) Nêu bản chất, biểu hiện chủ yếu và hệ quả xu thế toàn cầu hóa ngày nay. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - NĂM 2007 - KHỐI C Thời gian làm bài: 180 phút. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Phong trào yêu nước của tầng lớp Tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1926. Câu II. (3,5 điểm) Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận như thế nào trong Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946), Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 - 1954) và Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973)? Khái quát quá trình đấu tranh của nhân dân ta để từng bước giành các quyền dân tộc cơ bản sau mỗi hiệp định trên. Câu III. (2,5 điểm) Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Câu IV. a. Dành cho thí sinh học chương trình không phân ban (2.0 điểm) Sự sụp đổ của “trật tự hai cực Ianta” được thể hiện như thế nào? Câu IV. b. Dành cho thí sinh học chương trình phân ban (2.0 điểm) Trình bày những thay đổi lớn của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - NĂM 2008 - KHỐI C Thời gian làm bài: 180 phút. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I. (2,5 điểm) Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam thời kỳ 1939 - 1945: - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9 - 1939) - Phát xít nhật đầu hàng Đồng minh (8 - 1945) Câu II.( 2,5 điểm) Tại sao Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào ngày 19 - 12 - 1946? Nêu ngắn gọn đường lối kháng chiến do Đảng ta đề ra trong những năm 1946 - 1947. Câu III. (3,0 điểm) Cuối năm 1974 - mùa xuân 1975, sau mỗi thắng lợi lớn trên chiến trường, Đảng ta đã có những chủ trương, quyết định nào để sớm giải phóng hoàn toàn miền Nam? II. PHẦN RIÊNG Câu IV. a. Dành cho thí sinh học chương trình không phân ban (2,0 điểm) Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Câu IV. b. Dành cho thí sinh học chương trình phân ban (2,0 điểm) Sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - NĂM 2009 - KHỐI C Thời gian làm bài: 180 phút. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường nào? Câu II. (3,0 điểm) Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) và Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941). Câu III. (2.0 điểm) Trong thời kỳ 1954 - 1975, phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào đó. II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV. a. Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn (3,0) Hãy phân chia các giai đoạn của Cách mạng Lào từ năm 1946 đến năm 1975 và tóm tắt diễn biến từng giai đoạn. Câu IV. b. Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao (3,0) Nêu nội dung, thành tựu và hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - NĂM 2010 - KHỐI C Thời gian làm bài: 180 phút. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I. (3,0 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 và việc triển khai chiến lược đó ở Tây Âu trong những năm 1947 - 1949. Câu II. (2,0 điểm) Nêu nhận xét về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu III. (2,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc từ năm 1941 đến năm 1945, hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV. a hoặc IV. b) Câu IV. a. Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn (3,0) Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch nào? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta và ý nghĩa của chiến dịch đó. Câu IV. b. Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao (3,0) Cuộc tiến công chiến lược nào của quân và dân ta ở miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả của cuộc tiến công đó. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn: Lịch sử; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I. (3,0 điểm) Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Câu II. (2,0 điểm) Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939 - 1945? Câu III. (2,0 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” bằng thắng lợi nào? Nêu tác động của thắng lợi đó đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam. II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV. a hoặc IV. b) Câu IV. a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Khái quát quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh từ năm 1951 đến năm 2000. Câu IV. b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Tóm tắt sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á trong năm 1945. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012 Môn: Lịch sử; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu 1.(2,0 điểm) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? Câu 2. (2,0 điểm) Từ năm 1919 đến năm 2000, lịch sử Việt Nam đã trải những thời kỳ nào? Khái quát nội dung chính của thời kỳ lịch sử diễn ra sự kiện quân và dân ta đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp. Câu 3. (3,0 điểm) Cuối tháng 3 - 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã có quyết định gì để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam? Quyết định đó được đề ra dựa trên những cơ sở nào? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 4 - 1975) II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV. a hoặc IV. b) Câu IV. a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Câu IV. b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Từ năm 1950 đến năm 2000, vị thế ngày càng nâng cao trên trường quốc tế của Ấn Độ được thể hiện như trế nào trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - kĩ thuật và chính sách đối ngoại? TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Ôn tập môn lịch sử theo chủ đề Nguyễn Tiến Hỷ - NXB Quốc gia Hà Nội, năm 2000; 160 câu hỏi luyện thi Đại học môn lịch sử - Trần Vĩnh Thành - NXB Đà Nẵng, năm 2002; Các loại bài thi học sinh giỏi môn lịch sử - Phan Ngọc Liên (Chủ biên) - NXB Đại học sư phạm, năm 2003; Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn lịch sử - Bộ Giáo dục và Đào tạo - NXB Giáo dục, năm 2007; Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng môn lịch sử - Nguyễn Hải Châu - Nguyễn Xuân Trường - NXB Giáo dục, năm 2008; Cấu trúc đề thi môn lịch sử dùng ôn luyện thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào Đại học -Cao đẳng - Bộ Giáo dục và Đào tạo - NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2010; Các loại đề thi theo hình thức tự luận môn lịch sử - Nguyễn Văn Phong - NXB Đại học sư phạm, năm 2010; Cẩm nang ôn luyện thi Đại học - Cao Đẳng môn lịch sử - Lê Thị Hà - NXB Đại học sư phạm, năm 2011; Bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 12 - Trương Ngọc Thơi - NXB Quốc gia Hà Nội, năm 2012./.

File đính kèm:

  • docĐỀ TÀI LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THPT BẢN CHÍNH.doc