Chuyên đề môn Toán 3

Dạy toán lớp 3 nhằm giúp HS:

1) Biết đếm từ một số nào đó, đếm thêm một số đơn vị, ) trong phạm vi 100 000.

2) Biết đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.

3) Biết so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

4) Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.

5) Biết tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính (có hoặc không có dấu ngoặc)

6) Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.

7) Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số (trong phạm vi các phép chia đơn giản đã học).

8) Biết đo và ước lượng các đại lượng thường gặp.

9) Biết thêm về hình chữ nhật, hình vuông.

10) Bước đầu vận dụng các kiến thức, kĩ năng của môn Toán để giải quyết các vấn đề đơn giản thường gặp:

- Đọc và sắp xếp các số liệu (trong một bảng).

- Giải bài toán có lời văn (có không quá hai bước tính).

- Thực hành xác định góc vuông, góc không vuông bằng e- ke. Thực hành vẽ góc vuông, vẽ hình chữ nhật và hình vuông.

 Thực hành đo thời gian, đo khối lượng, đo dung tích, chuyển đổi và sử dụng tiền Việt Nam.

 

doc3 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề môn Toán 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN SƠN GV THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: PHẠM THỊ GIANG THANH TỔ : 2- 3 I. MỤC TIÊU: Dạy toán lớp 3 nhằm giúp HS: 1) Biết đếm từ một số nào đó, đếm thêm một số đơn vị,) trong phạm vi 100 000. 2) Biết đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. 3) Biết so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. 4) Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000. 5) Biết tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính (có hoặc không có dấu ngoặc) 6) Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính. 7) Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số (trong phạm vi các phép chia đơn giản đã học). 8) Biết đo và ước lượng các đại lượng thường gặp. 9) Biết thêm về hình chữ nhật, hình vuông. 10) Bước đầu vận dụng các kiến thức, kĩ năng của môn Toán để giải quyết các vấn đề đơn giản thường gặp: - Đọc và sắp xếp các số liệu (trong một bảng). - Giải bài toán có lời văn (có không quá hai bước tính). - Thực hành xác định góc vuông, góc không vuông bằng e- ke. Thực hành vẽ góc vuông, vẽ hình chữ nhật và hình vuông. Thực hành đo thời gian, đo khối lượng, đo dung tích, chuyển đổi và sử dụng tiền Việt Nam. II. CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN LỚP 3: Chương trình Toán lớp 3 gồm: 175 bài. Mỗi tuần lễ học 5 tiết, trung bình mỗi tiết học kéo dài 35 phút . Thời lượng dạy học toán trong 35 tuần lễ ở lớp 3 gồm: 5 x 35 = 175 (tiết) III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 3: 1/ Số học: a) Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000. b) Giới thiệu các số trong phạm vi 10 000. c) Giới thiệu các số trong phạm vi 100 000. 2/ Đại lượng và đo đại lượng: - Lập bảng các đơn vị đo độ dài. Thực hành đo và ước lượng độ dài. - Giới thiệu diện tích của một hình và đơn vị đo diện tích: xăng - ti - mét vuông. - Giới thiệu gam. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị gam. Giới thiệu 1kg = 1000gam. - Ngày, tháng, năm. Thực hành xem lịch. - Giới thiệu về tiền Việt Nam. Tập đổi tiền với các trường hợp đơn giản. 3/ Yếu tố hình học: - Giới thiệu góc vuông và góc không vuông. - Giới thiệu đỉnh, góc, cạnh của hình đã học. - Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông. - Giới thiệu com pa. Giới thiệu tâm, bán kính và đường kính của hình tròn. Vẽ hình tròn bằng com pa. - Thực hành vẽ trang trí hình tròn. Tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông. 4/ Yếu tố thống kê: - Giới thiệu bảng số liệu đơn giản. - Tập sắp xếp lại số liệu của bảng theo mục đích, yêu cầu cho trước. 5/ Giải bài toán: - Giải các bài toán có đến hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản. - Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học. IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN LỚP 3: 1/ Phương pháp dạy bài mới a) Giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học. b) Giúp học sinh khái quát hóa. c) Hướng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và các kiến thức có liên quan đã học. d) Giúp học sinh phát triển trình độ tư duy và khả năng diễn đạt bằng lời, bằng hình ảnh, bằng kí hiệu 2/ Phương pháp thực hành, luyện tập: a) Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới (hoặc các kiến thức đã học) trong nội dung các bài tập đa dạng, phong phú. b) Giúp học sinh tự thực hành, luyện tập theo khả năng của học sinh. c)Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh. d) Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả hành, luyện tập. e)Tập cho học sinh thói quen tìm nhiều phương án để giải quyết vấn đề, không thỏa mãn với các kết quả đạt được. 3/ Vấn đề soạn bài của giáo viên: Mỗi kế hoạch dạy học từng tiết học thường là: - Mục tiêu - Đồ dùng dạy học. - Các hoạt động dạy học. V. QUY TRÌNH GIẢNG DẠY: 1.Kiểm tra bài cũ: KT bài tập giao về nhà của tiết học trước. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Mô hình toán học hoặc đồ dùng dạy học tự làm. b) Hướng dẫn HS làm các bài tập. 3. Củng cố - Dặn dò: - Chốt lại nội dung bài bằng quy tắc, kiến thức đã học. VI. QUY TRÌNH TIẾT DẠY MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN:

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE DAY TOAN 3.doc