Chuyên đề Lý luận công tác đội Phân môn: công tác thiếu nhi

• - Hội thi là dịp để các em thể hiện khả năng và tự khẳng định mình.

• - Nâng cao lòng tự tin, tính tự chủ, bạo dạn, nhanh nhẹn tháo vát, ứng xử linh hoạt.

• - Các em có nhận thức đúng hơn về bản thân, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách.

 

ppt39 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lý luận công tác đội Phân môn: công tác thiếu nhi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐOÀN LÝ TỰ TRỌNG XIN CHÀO CÁC BẠN! Chuyên đề: LÝ LUẬN CÔNG TÁC ĐỘI PHÂN MÔN: Công Tác Thiếu Nhi GV: HUỲNH TOÀN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HỘI THI CHO THIẾU NHI 1. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH, TÁC DỤNG 1.1 Ý nghĩa: - Hội thi là dịp để các em thể hiện khả năng và tự khẳng định mình. - Nâng cao lòng tự tin, tính tự chủ, bạo dạn, nhanh nhẹn tháo vát, ứng xử linh hoạt. - Các em có nhận thức đúng hơn về bản thân, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách. 1.1 Ý nghĩa - Được bồi dưỡng lòng vị tha, dễ hòa đồng trong tập thể. - Ham muốn làm những điều hay việc tốt, rèn luyện ý chí vươn lên, kích thích tinh thần thi đua say mê sáng tạo. 1.2 Mục đích, yêu cầu: - Đáp ứng nhu cầu hứng thú của thiếu nhi. -  Nâng cao tri thức. - Thu hút tập hợp đông đảo các em tham gia. - Huy động được nhiều lực lượng tham gia. 2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT HỘI THI 2..1 Công tác chuẩn bị. 2..2 Tổ chức tiến hành hội thi. 2..3 Tổng kết hội thi. 2..1 Công tác chuẩn bị 2.1.1 Soạn thảo kế hoạch hội thi. 2.1.2 Thành lập ban tổ chức. 2.1.3 Triển khai kế hoạch hội thi Soạn thảo kế hoạch - Mục đích - Yêu cầu - Nội dung - Chủ đề. - Thời điểm - Thời gian. - Địa điểm - Đối tượng - Công tác tuyên truyền. - Dự trù kinh phí , cơ sở vật chất. Thành lập ban tổ chức - Một trưởng ban. - Hai phó ban: + Một chỉ đạo nghệ thuật đồng thời thường là trưởng ban giám khảo. + Một người đảm nhiệm cơ sở vật chất. - Thành viên: tùy hội thi mà chọn từ 3 – 7 người. - Nhiệm vụ BTC:   + Họp thông qua bản dự thảo kế hoạch hội thi. + Liên kết với các cơ quan đơn vị. - Ban giám khảo: là những người có kiến thức chuyên môn. - Nếu quy mô lớn thì thành lập thêm các tiểu ban. Triển khai kế hoạch hội thi - Kế hoạch phải được đưa vào kế hoạch chung cơ quan. - Kế hoạch hội thi đơn vị đơn vị đăng ký đề tài dự thi theo hướng do BTC đặt ra. - Nắm chắc số lượng thiếu nhi tham gia. - Tổ chức tổng duyệt toàn bộ chương trình hội thi. 2.2 Tổ chức tiến hành hội thi - Tạo không khí hội thi. - Kiểm tra toàn bộ công tác chuẩn bị. - Sắp xếp và thông báo chương trình. - Chương trình hội thi: + Nghi thức khai mạc. + Giới thiệu đại biểu, công bố BGK + Trưởng BGK thông báo thể lệ thi. + Động viên các em giữ bình tĩnh. + Nên có câu hỏi giành cho khán giả, cổ động viên. - Chỉ huy và tổ chức điều hành - Hoạt động của Ban giám khảo và thư kí 2.3 Tổng kết hội thi Bước 1: - Trưởng ban giám khảo thay mặt BGK và BTC nhận xét chung. - Công bố kết quả và trao giải thưởng. - Trưởng BTC cám ơn các đại biểu đến dự và các tổ chức xã hội… đã góp phần cho hội thi thành công. Bước 2: Tổng kết cụ thể, rút kinh nghiệm. 3. MỘT SỐ HỘI THI CỤ THỂ 3.1 Hội thi nghi thức 3.2 Hội thi vẻ đẹp đội viên 3.3 Hội thi khéo tay hay làm Hội thi nghi thức Mục đích – Yù nghĩa – Tác dụng - Nhằm kiểm tra việc thực hành nghi thức Đội. - Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể của liên, chi đội. Những điều cần lưu ý - Thời gian: Thường vào thời điểm kết thúc học kỳ I, học kỳ II hoặc hè. - Địa điểm: Tổ chức ngoài trời. - Các yếu tố phụ trợ: Sân bãi rộng, , âm thanh, trật tự vệ sinh, tranh trí,… - Nội dung thi: Được thông báo trước để các đơn vị, thời gian chuẩn bị, thời gian tham gia và số người dự thi… - Nội dung thi: + Những động tác cơ bản của đội viên. + Đội hình đội ngũ. + Một số nghi lễ: Chào cờ, giương cờ, vác cờ, hát Quốc ca, Đội ca… + Một số bài trống qui định. Cách tiến hành thi - Từng đơn vị tập hợp, báo cáo quân số, xin phép BGK thực hiện nội dung thi. - Sau khi BGK đồng ý, chỉ huy cho đơn vị mình thực hiện từng nội dung thi - Thực hiện xong nội dung thi, chỉ huy cho đơn vị tập hợp, báo cáo và tập kết về vị trí cũ. - Có thể chia ra từng bàn (từng trạm) gắn với nội dung thi, - Ví dụ: + Bàn 1: Động tác tại chỗ. + Bàn 2: Động tác di động. + Bàn 3: Đội hình – Đội ngũ. + Bàn 4: Trống Đội. Cách cho điểm - Điểm chỉ huy. - Điểm thể hiện các động tác của Đội viên trong đơn vị. - Điểm có số người đủ theo qui định. - Điểm thời gian thực hiện, kỷ luật, sân bãi. Ví dụ: - Động tác chào - Động tác tháo khăn, thắt khăn - Hát đúng Quốc ca, Đội ca - Động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ - Hô, đáp đúng khẩu hiệu Đội - Thực hiện các động tác tại chỗ - Thực hiện các động tác di động - Đánh trống - Thực hiện các động tác đều, đẹp - - Số người tham gia đủ - - Chỉ huy tốt - Đúng thời gian, kỷ luật, sân bãi,… * Tuỳ theo thang điểm: - Sai một động tác hay thực hiện không đúng yêu cầu, mỗi người trừ 0,25đ. - Nếu sai phạm nghiêm trọng mới trừ 1-2 điểm. Hội thi vẻ đẹp đội viên Mục đích – Yù nghĩa – Tác dụng - Giúp Đội viên nâng cao niềm vinh dự và tự hào về tổ chức Đội. - Giáo dục toàn diện vai trò, nhiệm vụ, kỹ năng của đội viên và cán bộ phụ trách. - Là dịp để mỗi đội viên thể hiện và tự khẳng định khả năng - Học tập kinh nghiệm. Những điều cần lưu ý - Thời gian. - Địa điểm. - Các yếu tố phụ trợ. - Hệ thống câu hỏi. Hệ thống câu hỏi: - Cái đẹp trong thiên nhiên, con người, cuộc sống, - Tiêu chuẩn con ngoan trò giỏi, Đội viên tốt. - Tổ chức Đoàn – Hội – Đội. - Nếp sống văn minh, gia đình, xã hội. - Di tích lịch sử địa phương, đất nước. - Công ước quốc tế, luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em… - Ngoài ra có thể đưa ra cho các em một số tình huống Những nội dung thi có thể gồm - Trình diễn trang phục. - Kiến thức về: Tổ chức Đoàn – Hội – Đội, lịch sử địa phương, đất nước,… - Trả lời câu hỏi giao tiếp ứng xử . - Thi năng khiếu… - Chú ý: có thể tổ chức Hội thi phụ trách sao giỏi theo hình thức trên. Hội thi khéo tay hay làm Mục đích – Yù nghĩa – Tác dụng - Giáo dục cho các em tình yêu lao động, biết quí trọng. - Nâng niu thành quả lao động, kích thích niềm say mê sáng tạo. Những điều cần lưu ý - Nội dung phải phong phú, hình thức đa dạng. - Thời gian: Có thể linh hoạt. - Địa điểm: Có thể tổ chức ở mọi loại địa - Cơ sở vật chất - Nguyên liệu và dụng cụ đồng. Gợi ý một số nội dung - Thi vẽ, nặn, thủ công, xếp hình. - Thi gấp giấy, làm hoa giả, cắm hoa, nấu ăn, trang trí góc học tập… - Ở nông thôn nên tổ chức thi bện rơm, đan vỉ, đan rổ… - Ở thành thị nên làm đèn trung thu, mặt nạ, đan thêu, may vá, làm những đồ chơi sáng tạo… - Khi ra biển nên tổ chức thi xây lâu đài trên cát, làm bánh sinh nhật bằng cát… - Cắm trại ở các danh lam thắng cảnh thì nên thi tổ chức bữa ăn ngon. Hình thức - Đối với hội thi có quy mô nhỏ có thể tổ chức những thi nhanh gọn, đơn giản - Đối với hội thi có quy mô lớn thì cần tổ chức sao cho nội dung phong phú đa dạng hơn, nhiều thể loại khác nhau. TÓM LẠI - Hầu hết các hội thi đều có đề tài bắt buộc và đề tài tự chọn để đánh giá kết quả được khách quan. - Hội thi được tổ chức chủ yếu là để động viên khả năng tự lập, tự sáng tạo của các em, phụ trách chỉ hướng dẫn gợi mở, phải để các em tự suy nghĩ độc lập, tự tìm giải pháp. Chúc các bạn Mạnh khỏe, Hạnh phúc và Thành công Cám ơn các bạn rất nhiều! Chúc vui vẻ!

File đính kèm:

  • pptDe cuong PP to chuc hoi thi.ppt